Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 10/08/2019, 06:52 AM

Chân dung thập đại đệ tử xuất sắc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Trong suốt 45 năm giáo hóa, từ Thành đạo cho đến Niết Bàn, Phật quy tụ xung quanh hào quang của Ngài một số đệ tử cả xuất gia lẫn tại gia. Đặc biệt nhất có 10 vị mệnh danh là Thập Đại Đệ tử, trong 10 vị này mỗi vị đều có sở trường riêng, sở chứng riêng và đạo hạnh riêng.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Bài liên quan

Trong thời đại ngày nay, khi khoa học và công nghệ đang dần chiếm lĩnh tất cả với sự phát triển về mọi mặt. Những gì không thuộc khoa học hiện đại thì tất sẽ phải lụi tàn theo thời gian hoặc chuyển sang một dạng thể thức khác.

Trải qua thời gian lịch sử lâu dài với bao thăng trầm, Phật giáo với giáo thuyết của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng vào cuộc sống. Bởi vì những lời Đức Phật dạy là chân lý muôn đời với thuyết Tứ Diệu Đế. Khoa học chưa thể đưa con người đến với an lạc hoàn toàn, chưa được trở về diện tận nguồn gốc của tham ái, si mê và chấp ngã,… nhưng thuyết Tứ Diệu Ðế vẫn được con người tín nhận. Ðó là lý do mà không ai có thể ngăn cản con đường tìm về Phật giáo của con người. Tuy nhiên, số người tu tập, nghiên cứu và tìm hiểu lời Phật dạy rất đông đảo, nhưng số người tu hành chứng ngộ được giáo pháp của Đức Phật lại rất hiếm.

Trong suốt 45 năm giáo hóa, từ Thành đạo cho đến Niết Bàn, Đức Phật quy tụ quanh Ngài một số lượng lớn đệ tử cả xuất gia lẫn tại gia. Trong số này, những bậc xuất sắc ưu tú, chứng được thánh quả A La Hán gồm có 1250 vị. Đặc biệt có 10 vị mệnh danh là Thập Đại Đệ tử, trong 10 vị này mỗi vị đều có sở trường riêng, sở chứng riêng và đạo hạnh riêng gọi là chung Thánh Chúng.

Thập đại đệ tử xuất sắc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Thập đại đệ tử xuất sắc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Mười vị Đại Đệ tử của Đức Phật là:

1. Tôn giả Xá Lợi Phất: Trí tuệ đệ nhất

Tôn giả đứng đầu Thánh chúng về trí tuệ

Tôn giả đứng đầu Thánh chúng về trí tuệ

Ngài được xem là Trưởng tử của Đức Phật, là chấp pháp tướng quân, thường giảng dạy đồ chúng thay cho đức Phật và hướng dẫn cho nhiều vị đắc quả A La Hán. Ngài luôn luôn tỏ ra khiêm tốn, tận tụy, nhiệt tình, được chư Tăng thán phục và được Đức Phật khen là Trí tuệ bậc nhất. Ngài đắc quả A La Hán 4 tuần sau khi xin gia nhập giáo đoàn.

Ngài phất xuất thân từ một gia đình Bà-la-môn, là con trưởng của một gia đình thuộc thế cấp Bà la môn giàu nhất làng Upatissa. Upatissa cũng là tên được đặt cho ngài khi sơ sinh. Mẹ ngài tên là Sàrì. Tôn giả có ba em trai và ba em gái, về sau đều theo ngài xuất gia đắc quả A La Hán.

Từ nhỏ, Ngài rất thông tuệ, học giỏi, được mọi người trọng vọng. Sau khi Đức Phật ngộ Đạo, Xá Lợi Phất cùng bạn thân là Ngài Mục Kiền Liên gia nhập Tăng già và mang danh hiệu là "Trí tuệ đệ nhất".

Khi Tôn giả Xá Lợi Phất và Tôn giả Mục Kiền Liên chứng A La Hán, Đức Phật đã giao cho 2 vị trọng trách Thống Lĩnh Tăng Đoàn. Tôn giả mất vài tháng trước ngày Phật nhập diệt.

2. Tôn giả Mục Kiền Liên: Thần thông đệ nhất

Tôn giả đứng đầu thánh chúng về thần thông

Tôn giả đứng đầu thánh chúng về thần thông

Ngài là con một gia đình Bà La Môn danh tiếng. Ngài theo Tôn giả Xá Lợi Phất quy y Phật và sau 7 ngày đắc quả A La Hán, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức Phật trong Định, khi Ngài đang sống độc cư trong rừng.

Ngài được Đức Phật khen và đại chúng công nhận là Thần thông bậc nhất. Ngài đã nhiều lần thi triển thần thông như phương tiện để giáo hóa cứu độ mọi người. Ngài cùng với Xá Lợi Phất điều hành và hướng dẫn Tăng chúng, cũng như độ cho nhiều người chứng đắc Thánh quả. Về sau, Ngài bị phái Ni Kiền Tử hãm hại bằng cách lăn đá làm Ngài bị tử thương. Đức Phật xác nhận Mục Kiền Liên đã nhập Niết Bàn ngay tại chỗ thọ nạn, nơi Ngài bỏ thân tứ đại.

3. Tôn giả Ma Ha Ca Diếp: Đầu Đà đệ nhất

Tôn giả đứng đầu thánh chúng về tu khổ hạnh

Tôn giả đứng đầu thánh chúng về tu khổ hạnh

Ngài được Đức Thế Tôn nhiếp hóa trước hai tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, được Thế Tôn cho là Đầu Đà đệ nhất. Sinh hoạt theo hạnh đầu đà là một lối sinh hoạt cực kỳ đơn giản nhằm mục đích tịnh hoá tâm hồn, rất thích hợp với những ai thích tu phạn hạnh như Ngài Ca Diếp. Sau khi xuất gia tu hạnh Đầu Đà trong 8 ngày liền, Ngài đắc quả A La Hán. Ngài tinh thông con đường thiền định, nêu gương sáng cho chúng Tăng về các hạnh: “ Ít muốn, biết đủ, tinh tân, viễn ly ”. Ngài thường độc cư trong rừng dù tuổi đã cao.

4. Tôn giả A Nâu Đà La: Thiên nhãn đệ nhất

Ngài được Đức Thế Tôn khen và đại chúng khâm phục là Thiên nhãn đệ nhất.

Ngài được Đức Thế Tôn khen và đại chúng khâm phục là Thiên nhãn đệ nhất.

Trong tăng chúng Ngài nổi tiếng là bậc tu hành rất thanh tịnh, không bao giờ bị nữ sắc cám dỗ, vì vậy được mọi người kính ngưỡng. Duy có một tật nhỏ là tật ưa ngủ gục mỗi khi ngồi nghe Phật thuyết pháp, từng bị Phật quở trách đôi ba phen. Từ đó Ngài lập hạnh “ không ngủ ” từ đầu hôm đến suốt sáng, từ tản sáng đến chiều đêm, Ngài ngồi mở to đôi mắt nhìn vào khoảng không, không chớp mắt, cho đến một hôm thì hai mắt xưng vù rồi bị mù loà.

Chính đức Phật cầm tay chỉ dạy giúp Ngài may áo và dạy phương pháp tu định để khiến mắt sáng ra, Ngài thực hành một cách triệt để nên được sáng mắt trở lại và chứng được Thiên nhãn thông, bất quản xa gần, bất luận trong ngoài, mắt Ngài đều thấy suốt. Phật dùng chánh pháp phương tiện dạy cho Ngài thể nhập tánh thây viên dung, không lệ thuộc vào nhãn căn. Ngài chứng đắc pháp này và thấy ba cõi như một quả Amla được cầm trên tay, được Phật ấn chứng là Thiên nhãn đệ nhất.

5. Tôn giả Tu Bồ Đề: Giải Không đệ nhất

Tôn giả đứng đầu thánh chúng về thông suốt tính không của thực tại vạn hữu

Tôn giả đứng đầu thánh chúng về thông suốt tính không của thực tại vạn hữu

Theo truyền thuyết của kinh sách Đại thừa, lúc Ngài mới sanh, trong gia đình Ngài toàn hiện ra những triệu chứng “ không ”. Các đồ vật trong nhà, từ kho lẫm, lu vãi… mọi vật biến đâu mất cả, chỉ thuần tịnh một mùi hương chiên đàn và hào quang sáng soi chấn động cả ba cõi, không thấy đâu là tường vách giới hạn. Hỏi về ý nghĩa điềm lạ này thì được thầy tướng bảo rằng đó là điều cực lành. Rồi nhân vì điềm “ không ” ấy, nên cha mẹ Ngài mới đặt tên cho Ngài là Tu Bồ Đề, nghĩa là Không Sanh. Lại cũng có nghĩa là Thiện Cát ( tốt lành) hay Thiện Hiện (hiện điềm tốt).

6. Tôn Giả Phú Lâu Na: Thuyết pháp đệ nhất

Tôn giả đứng đầu thánh chúng về giảng pháp

Tôn giả đứng đầu thánh chúng về giảng pháp

Tôn giả Phú Lâu Na vốn được gọi là “Phú-lâu-na Di-đa-la-ni-tử". Phú Lâu Na chỉ là tiếng gọi tắt. Danh hiệu Ngài dài như thế chính là biểu hiện cho Tôn giả khi thuyết pháp cũng trường mãn vô cùng. Danh xưng của Ngài được dịch sang tiếng Trung Hoa là “Mãn Từ Tử".

Đức Phật thường ngợi khen biện tài ngôn luận của Tôn giả trước đại chúng.

“Các ông cũng nên xưng tán Phú-lâu-na. Ta thường khen ông ấy là bậc nhất trong hạng người thuyết pháp. Ông ấy thâm nhập biển Phật pháp hay làm lợi ích cho tất cả người đồng tu học đạo, trừ đức Phật ra, không ai có thể biện bác ngôn luận với ông.

7. Tôn giả Ca Chiên Diên: Luận Nghị đệ nhất

Tôn giả đứng đầu thánh chúng về tài hùng biện

Tôn giả đứng đầu thánh chúng về tài hùng biện

Ngài có biệt tài dùng lời nói rất đơn giản khiến những ai vấn nạn Ngài đều phải thần phục. Trong suốt cuộc đời hành hoá, nhờ tài nghị luận xảo diệu, Ngài đã cảm hoá được rất nhiều người, khiến họ tỉnh ngộ trở về với Tam bảo, sống một đời sống thanh thản an vui.

8. Tôn giả Ưu Ba Ly: Trì giới đệ nhất

Tôn giả đứng đầu thánh chúng về tinh tường và nghiêm trì giới luật

Tôn giả đứng đầu thánh chúng về tinh tường và nghiêm trì giới luật

Ưu Ba Ly vốn thuộc giai cấp nô lệ Thủ Đà La, xuất thân làm nghề thợ cạo tóc, hầu hạ trong vương cung. Ngày Phật về thăm Ca Tỳ La lần đầu tiên và chấp thuận cho các vương tử xuất gia, Ưu Ba Ly tủi hổ cho phận mình sanh ra trong chốn hạ tiện, ở thế gian làm thân nô lệ đã đành, muốn lìa thế gian đi tu cũng không được phép. Ngài là người nô lệ đầu tiên được Phật cho xuất gia, thu nhận vào tăng đoàn. Xuất gia tu thiền sau một thời gian ngắn Ngài chứng quả A La Hán.

Ngài được Đức Phật cho là đệ nhất Trì giới và được giao việc xử lý và tuyên luật.

9. Tôn giả A Nan: Đa Văn đệ nhất

Tôn giả đứng đầu thánh chúng về nghe nhiều nhớ kĩ

Tôn giả đứng đầu thánh chúng về nghe nhiều nhớ kĩ

Ngài là em họ Đức Phật, xuất gia khi Phật về thăm hoàng cung, Ngài là vị tỳ kheo đệ nhất về 5 phương diện: Đa văn, cảnh giác, sức khỏe đi bộ, lòng kiên trì và hầu hạ chu đáo. Được thánh chúng đề nghị làm thị giả Đức Phật khi Đức Phật được 56 tuổi. A Nan hoan hỷ chấp thuận với điều kiện: Thế Tôn từ chối 4 việc và chấp thuận 4 việc :

– Từ chối : không cho tôn giả y, đồ ăn, phồng ở riêng và mời ăn.

– Chấp thuận: Thế Tôn cho phép nếu Tôn giả đươc thí chủ mời đi thọ trai. Nếu có người từ xa đến xin ý kiến, Thế Tôn cho phép khi A Nan giới thiệu. Thế Tôn cho A Nan yết kiến khi Ngài gặp điều khó xử. Thế Tôn giảng lại những giáo lý cho Ngài, trong những lúc A Nan vắng mặt.

10. Tôn giả La Hầu La: Mật hanh đệ nhất

Tôn giả đứng đầu thánh chúng về oai nghi tế hạnh

Tôn giả đứng đầu thánh chúng về oai nghi tế hạnh

Ngài là con của Thái tử Tất Đạt Đa và công chúa Da Du Đà La. Khi về thăm quê lần đầu tiên, Phật phương tiện tìm cách đưa La Hầu La đi xuất gia và giao cho Xá Lợi Phất dạy bảo.

Được Phật và Xá Lợi Phất từ mẫn giáo hoá, tập khí cương cường của giồng máu vương giả trong người La Hầu La mỗi ngày mỗi lạt phai và tánh tình lần lần trở nên ôn hoà nhu thuận.

Ngài nghiêm trì giới luật, tinh tấn đạo tâm, quyết luyện mật hạnh. Sau một thời gian chăm chú luyện mật hạnh và từ câu nói đơn giản của Phật “Hãy nhìn vào vạn tượng sum la kia, rồi nhìn lui vào tâm niệm và thân thể của mình, để xem có gì đứng yên một chỗ không? Vô thường! Vô thường tất cả! Nên biết như thế và đừng để cho tâm chấp trước dính mắc vào đâu cả”. Chiêm nghiệm lời Phật dạy, Ngài đã chứng được tận cùng của Mật hạnh và được Phật khen là Mật hạnh đệ nhất.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Media 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Tôn tượng Di Lặc lớn hàng đầu thế giới trên núi Bà Đen được tạo tác như nào?

Media 16:14 15/04/2024

Tạo tác từ 6,688 viên đá sa thạch theo một cách thức gợi liên tưởng đến bí quyết người Ai Cập cổ tạo nên Kim Tự Tháp, tôn tượng Di Lặc Bồ Tát được đánh giá là một kỳ tích trên nóc nhà Nam bộ.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Media 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Media 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xem thêm