Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 08/03/2023, 12:00 PM

Niệm danh hiệu Bồ tát Quan Âm, linh ứng ngay tức khắc

Chồng tôi tin sâu Phật Pháp hơn và phát nguyện bỏ hẳn rượu bia. Còn bản thân tôi, lần đầu tiên được sự gia trì và cảm ứng ngay tức khắc như vậy, không còn điều gì có thể làm tôi xoay chuyển lòng tin với Phật Pháp, dù có bị xô vào hầm lửa lớn tôi vẫn tin tưởng vào mẹ Quan Âm.

Audio

Ở Việt Nam nói riêng, và những nước Á Đông nói chung, luôn có rất nhiều người dù là Phật tử hay chẳng phải Phật tử, xong vẫn có một lòng tin tưởng vào danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, hễ gặp hoạn nạn là lập tức xưng niệm. Có thể do được cha mẹ khuyên dạy, cũng có thể do tập quán của cộng đồng, xong đa phần chỉ là nghe người khác kể lại mà tin, chứ không có một niềm tin sâu chắc. Với tôi thì khác, tôi đã tự mình thể nghiệm và có một kinh nghiệm quý báu, có lẽ đến khi chết cũng không thể quên.

Tôi tên Thanh Huyền, năm nay 30 tuổi. Hiện tại, tôi cùng chồng và con gái đang sống ở Thanh Cao,Thanh Oai, Hà Nội. Tôi bắt đầu ăn chay niệm Phật từ năm 2012, khi đó tôi vừa tốt nghiệp Đại Học.

Không hiểu nhân duyên gì nhưng tôi dám chắc là mình đã có thiện căn với Phật đạo, tôi biết pháp môn Niệm Phật và hành trì từ đó tới giờ không ngưng nghỉ ngày nào. Càng hành trì tôi lại càng cảm thấy có nhiều điều vi diệu không thể nghĩ bàn (bất khả tư nghì).

Lòng tôn kính Quan Thế Âm Bồ Tát trong tâm tôi là vô hạn

19df5e60e4913ecf6780

Và lần đáng nhớ nhất, mới vừa đây thôi, là một lần khiến tôi và chồng tôi được phen hú vía. Chuyện là như thế này:

“Ngày lễ 30/04/2020 vừa rồi, cả gia đình tôi về quê nghỉ lễ 4 ngày tại Nam Định. Cũng như mọi gia đình khác chúng tôi mong muốn có những phút giây quây quần vui vẻ đầm ấm bên gia đình, bè bạn. Sống ở Hà Nội, ít có cơ hội tiếp xúc với anh em bạn bè ở quê nên khi được nghỉ lễ về chồng tôi vui lắm. Anh bình thường rất ít khi đụng tới chén rượu, nhưng lần, do lâu ngày không gặp mặt lại là chỗ thân tình, anh uống rất nhiều. Thường chồng tôi say rượu chỉ ngủ một giấc là khỏe lại. Vậy mà hôm nay anh chằn chọc khó ngủ, lăn qua lộn lại, thở khò khè rất khó chịu. Mùi rượu bia phả ra từ miệng khiến tôi cũng khó chịu lây. Tôi nghĩ thôi kệ, lát là ngủ được nên không để ý lắm, cứ mặc anh ấy nằm đó. Nhưng linh tính mách tôi có gì đó không ổn. Quả đúng như vậy, lát sau anh kêu đau bụng và lưng, làm cách nào cũng không được. Mà chồng tôi vốn bị bệnh sỏi thận, trước kia từng bị đau quặn thận phải đi bệnh viện cấp cứu mới đỡ. Tôi bắt đầu lo lắng...

Đến lúc không thể chịu đựng được nữa, anh ấy nói giọng rất thều thào, yếu ớt như người sắp hết hơi:

- Em ơi,… em... em… ơ,… ơi… ơi! Đau quá, đau quá, anh đau quá rồi, đưa anh đi viện không anh chết mất!

Tôi nghe xong tâm thần phát hoảng, mặt cắt không còn giọt máu, tay chân run lẩy bẩy, miệng lắp ba lắp bắp:

- Sao anh? Giờ là 1h sáng, muộn thế này lấy ai mà đưa anh đi bệnh viện đây?

Tôi bắt đầu rối trí, tóc tai bù xù hết cả lên, lật đật gọi điện anh trai tới chở chồng vào bệnh viện.

Khuôn mặt chồng tôi bắt đầu đổi sắc, lúc tím tái, lúc đỏ au lên. Không cần nói ai nhìn cũng thất kinh nếu nhìn thấy mặt anh ấy lúc đó. Trong lúc hoảng sợ tột độ, không hiểu do Phật lực gia trì hay thế nào mà tôi sực nhớ ra danh hiệu ngài Quán Âm mà mình vẫn thường hay trì tụng: “Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát! Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát!…” - tôi vừa xoa bụng chồng vừa niệm lớn danh hiệu Bồ tát Quán Âm, mà lúc ấy tôi niệm nhiếp tâm một cách mạnh mẽ, khác hẳn bình thường, y như là tiếng con thơ gọi mẹ khẩn thiết. Mười phút trôi qua! Chồng tôi dần đỡ hơn, mặt không còn biến sắc nữa. Thêm 15 phút sau, anh trai tôi đến nơi sẵn sàng chở đi bệnh viện cấp cứu, bỗng dưng chồng tôi bảo, anh khỏi đau rồi, không cần đi viện nữa đâu. Mọi người đều ngạc nhiên, riêng tôi thì thấy thật vi diệu. Nhưng tôi vẫn nhờ anh trai ngủ lại đêm hôm đó vì sợ lỡ chồng lại đau tiếp, nhỡ có chuyện gì thì tôi sẽ ân hận cả đời. Anh nằm xuống và bắt đầu thiếp ngủ đi, miệng cũng lẩm nhẩm cái gì đó mà tôi nghe không rõ. Tôi gần như thức trắng đêm, đến sáng mới chợp mắt được một chút.

Sáng hôm sau, khi nói chuyện, chồng tôi bảo lúc đó anh cũng niệm thầm cả danh hiệu Phật A Di Đà Phật và danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, anh cảm nhận rõ rệt cơn đau dịu dần sau khi niệm.

Qua lần cảm ứng đó, chồng tôi tin sâu Phật Pháp hơn và phát nguyện bỏ hẳn rượu bia. Còn bản thân tôi, lần đầu tiên được sự gia trì và cảm ứng ngay tức khắc như vậy, không còn điều gì có thể làm tôi xoay chuyển lòng tin với Phật Pháp và pháp môn Niệm Phật nữa, dù có bị xô vào hầm lửa lớn hay ai có nói gì tôi vẫn tin tưởng vào mẹ Quan Âm”.

Mong rằng qua câu chuyện này của tôi, các bạn sẽ càng có niềm tin mạnh mẽ hơn vào Phật Pháp, tin sâu nhân quả, luôn nhớ đến danh hiệu ngài Quan Âm mà trì niệm để được thoát khổ, được giải thoát đúng như theo lời kinh Phổ Môn.

Minh Kiên viết lại từ lời kể của Thanh Huyền. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Niệm Phật nhiệm mầu

Phật giáo và người trẻ 13:45 20/04/2024

Tôi với ba ngoài tình cha con thì đúng là tình đạo hữu. Ba vì bệnh nghiệp mà đến với đạo, tôi vì thấy nhiều ảnh hình của cái chết mà nghĩ về lẽ tử sinh. Bởi, chúng ta hay nghĩ về mưu sinh ít khi nghĩ tới mưu tử. Một khi “vô thường ập đến vạn duyên buông”, hối tiếc cũng ích gì…

Xem thêm