Niệm Phật 3 năm đứng mà vãng sanh
Đế Nhàn pháp sư có một đồ đệ. Ông đồ đệ hơn 40 tuổi, kém tuổi pháp sư không xa. Họ là bạn chơi lúc nhỏ. Gia đình Đế Nhàn khá hơn, ông được đi học. Còn bạn ông được ông bác dẫn đi, dạy nghề hàn nồi.
Ông thể hội cuộc đời là khổ. Ông biết bạn cùng chơi hồi nhỏ xuất gia làm Hòa thượng. Do đó ông kiếm Đế Nhàn:
- Tôi muốn xuất gia.
- Vì sao?
- Người đời quá khổ, tôi nhất định xuất gia.
- Ông nói chơi sao? Ở vài ngày ở chùa rồi đi làm ăn chứ. Làm sao cho ông xuất gia? Ông đã già rồi, 40 tuổi hơn, không có sức lực, lại không biết chữ, niệm kinh cũng không được, cho ở chùa người ta nói thì sao?
Bà lão bị bệnh tâm thần 20 năm, niệm Phật được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc
- Tôi nhất định xuất gia, không làm ăn nữa.
- Cũng được! Ông muốn xuất gia thì phải theo các điều kiện.
- Không có vấn đề, tôi nhận ông là thầy. Ông nói sao, tôi nghe vậy.
- Tốt lắm, tôi cạo đầu cho ông, ông không cần thọ giới, cũng không phải ở chùa. Ở Ninh Ba có nhiều tiểu miếu, miếu hoang, ông chọn một chỗ mà ở.
Pháp sư chỉ định, một tín đồ ở trong vùng phụ cận mỗi tháng cấp cho ông một ít tiền, ít gạo, lại chỉ định một bà lão hàng ngày giặt giũ quần áo và nấu cơm cho ông. Lại dạy ông niệm A Di Đà Phật.
- Ông cứ niệm câu Phật hiệu này, mệt thì nghỉ, nghỉ xong lại niệm, nhất định sẽ có kết quả tốt.
Một người không đọc kinh, không nghe giảng kinh, thành thực chỉ một lòng niệm Phật. Ông không vào thành thăm bạn bè thân thích. Hôm đó, ông bảo bà lão:
- Ngày mai, bà không cần nấu cơm cho tôi.
Bà lão nghĩ 3 năm không đi ra khỏi cửa, có lẽ có bạn mời nên bảo bà không nấu cơm.
Hôm say bà lão tới buổi trưa xem ông đã về chưa, cửa miếu không khóa. Ông đứng trong liêu phòng, mặt hướng về cửa sổ, tay cầm niệm châu. Kêu gọi mà ông không trả lời chạy tới trước mặt mới biết là ông đã đi rồi. Bà lão kinh ngạc, cả đời không thấy người đứng mà vãng sanh. Vội đi báo cho các vị hộ pháp.
Các vị hộ pháp không biết phải làm sao, bèn cho người đi báo Đế Nhàn. Lúc đó không có xe cộ như bây giờ, cũng không có điện thoại di động, đi về phải mất 3 ngày. Mọi người thấy ông đứng vãng sanh, phải đứng 3 ngày đợi sư phụ đến lo hậu sự. Đế lão xem rồi khen ngợi:
Ông không xuất gia từ nhỏ, không nghe kinh, không giảng kinh. So sánh với các vị trụ trì các chùa danh tiếng thật không ai sánh bằng. Chỉ một câu A Di Đà Phật không gián đoạn, không pha tạp đã thành công vậy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm