Niệm Phật có thể tiêu trừ tất cả nghiệp chướng
Tội chướng từ vô lượng kiếp đến nay, chỉ cần ta thực sự biết niệm Phật thì có thể tiêu trừ hết. Nếu vận dụng được phương pháp niệm Phật của đại sư Ấn Quang, thì mức độ tiêu trừ tội lỗi càng nhanh hơn nữa, mang lại hiệu quả cao nhất, tự thân bạn có thể cảm nhận được, tại sao?
Khi niệm Phật thì không có tạp niệm, đấy chính là tiêu trừ nghiệp chướng. Nếu khi niệm Phật mà vẫn có tạp niệm, thì tội chướng vẫn chưa được tiêu trừ, nó nhắc nhở quý vị đang còn nghiệp chướng.
Vì vậy khi niệm Phật, ta phải để tịnh niệm liên tục, trong tịnh niệm có yếu tố đầu tiên là không hoài nghi, thứ hai là không để tạp niệm trộn lẩn trong đó. Vì vậy hiểu thật rõ ba yếu tố là một điều rất quan trọng. Ta phải niệm danh hiệu Phật thật rõ ràng, chậm một chút, không cần phải nhanh quá. Nhưng phải rõ ràng, nghe rõ ràng, ghi nhớ rõ ràng.
Kinh nghiệm niệm Phật trong đời thường

Mỗi câu niệm Phật của ta là câu thứ mấy trong mười niệm, không cần hai mươi, ba mươi, không cần, chỉ mười tiếng trở lại, câu thứ mấy trong mười tiếng đó. Niệm xong mười tiếng lại trở về tiếng thứ nhất, từ câu thứ nhất đến câu thứ mười, từ câu thứ nhất đến câu thứ mười, bạn cứ theo cách này mà niệm, không cần đếm, không cần dùng tràng hạt. Niệm đến khi nào không còn vọng niệm, tâm thật thanh tịnh, niệm Phật như vậy mới thực sự có công phu, đây tướng của nghiệp chướng đã tiêu trừ.
Trong sinh hoạt thường ngày, lúc nào ta cũng phải nhớ đến, khi gặp những chuyện vừa ý, ta vui vẻ, sinh tâm tham luyến, đấy là phiền não, lập tức niệm Phật để trấn giữ nó. Gặp những chuyện phiền hà, ta oán hận, bực bội, cũng phải niệm Phật để nâng nó lên, bực bội liền tiêu mất, oán hận cũng được hoá giải.
Đây là điều người xưa nói: Không sợ niệm khởi chỉ sợ giác chậm. Không sợ niệm khởi là vì đã có giác, danh hiệu Phật nâng đỡ gọi là giác, khi quên danh hiệu Phật là ta đang mê, khi mê ta buông theo phiền não, như vậy sẽ chịu đau khổ.
Khi tỉnh giác, ta không bị cuốn theo phiền não, phiền não lập tức bị ép xuống ngay, như thế gọi là công phu, như thế gọi là biết niệm, như thế gọi là chân niệm Phật. Bởi thế chân niệm Phật không phải ở chỗ mỗi ngày niệm được bao nhiêu, phương pháp chế ngự phiền não của tổ Ấn Quang rất hiệu quả, đây là phương pháp được ngài đề xướng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
Kiến thức
Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ
Kiến thức
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn và pháp môn nào cũng được diễn đạt qua các bộ kinh. Người tu Đại thừa thường chọn các bộ kinh lớn như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã để lập chí tu hành.
Xem thêm