Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 14/05/2022, 15:01 PM

Niệm Phật là pháp môn đầy đủ 3 món giới định huệ

Phật dạy chúng sinh xưng niệm danh hiệu Phật, tức là lấy chánh niệm niệm Phật dừng các vọng niệm tham đắm. Giả như vọng tâm phan duyên với sắc trần, bèn niệm Nam mô A Di Ðà Phật, tương tục không dừng nghỉ thì không bị sắc trần lôi kéo, chánh niệm nhiếp về niệm Phật vậy.

Khi phan duyên với thanh, hương, vị, xúc, pháp, mỗi mỗi đều như thế thì tự nhiên sẽ không phá giới tạo ác. Vọng tâm như ngựa, lục trần như sáu con đường, danh hiệu Phật như dây cương; người niệm Phật như người chế ngự con ngựa, lúc con ngựa muốn chạy về các nẻo đường, cương cầm trong tay, tức phục được nó vậy. Ðã không phan duyên thì vọng niệm tự nó sẽ không có, không đi đến phạm giới, tức là lấy niệm Phật nhiếp tâm làm giới vậy.

Niệm Phật niệm đến niệm niệm cùng Phật tương ưng thì các vọng niệm đương nhiên không khởi, ý nghiệp được thanh tịnh thì các giới tự nhiên đầy đủ. Nghiệp thân nghiệp miệng cũng từ ý nghiệp mà khởi. Thân sát, đạo, dâm là do ý nghiệp sai sử, ý không khởi thì thân ắt không phạm; miệng nói dối, nói hoa mỹ, nói ác khẩu, nói hai lưỡi cũng là ý nghiệp chủ động, ý không muốn nói dối, nói lưỡi đôi chiều, nói lời hung ác thì miệng tất không phạm. Cho nên niệm Phật gọi là pháp môn tịnh nghiệp, một câu niệm Phật tịnh được tam nghiệp, đây há không phải niệm Phật đầy đủ giới học sao?

Niệm Phật gọi là pháp môn tịnh nghiệp, một câu niệm Phật tịnh được tam nghiệp

Niệm Phật gọi là pháp môn tịnh nghiệp, một câu niệm Phật tịnh được tam nghiệp

Niệm Phật có thể đầy đủ định học. Kinh A Di Ðà nói: “Nếu có thiện nam tín nữ, nghe nói kinh A Di Ðà bèn chấp trì danh hiệu, hoặc một ngày, hoặc hai ngày… cho đến bảy ngày nhất tâm bất loạn”. Bất loạn tức là định, đây chính là vạn thế trì danh niệm Phật, chính là diệu pháp từ kim khẩu Ðức Phật tuyên thuyết thì cũng chính là thật sự đầy đủ định học. Nhất tâm là chỉ chuyên một tâm ấy, thuần nhất không một tạp niệm, bất loạn là trạm nhiên tịch tĩnh, không loạn động, đã nhất tâm thì sẽ bất loạn, nếu được bất loạn mới là nhất tâm. Niệm Phật niệm đến nhất tâm bất loạn thì định lực nào bằng?

Sở dĩ Phật dạy niệm Phật chính là lấy cái tâm luôn bị cảnh chuyển của chúng sinh. Từ sáng đến tối, từ sinh ra cho đến chết đi đều là đối cảnh sinh tâm, niệm phân biệt khởi lên không ngừng nghỉ. Ví như mắt thấy sắc, không luận là đẹp hay xấu đều bị sắc làm động tâm, tai nghe tiếng, không luận là khen hay chê, mũi ngửi mùi, bất luận là thơm hay thối… mỗi mỗi đều bị cảnh trần làm động. Cho nên Phật dạy nhất tâm niệm Phật, không khởi vọng niệm, không vì cảnh mà động tâm. Nếu chuyên tâm ở câu Phật hiệu, không phan duyên với ngoại cảnh, tịnh niệm tương tục thì sáu căn đều nhiếp, như như bất động, tức vào tam ma địa (chánh định) vậy.

Hoặc hỏi niệm Phật, làm thế nào để được bất động trước cảnh trần? Ðáp rằng: “Lúc niệm Phật, tâm an trú trong danh hiệu Phật, tâm không rời Phật, Phật không rời tâm. Tuy sáu căn đối cảnh mà không phan duyên thì không bị cảnh chuyển. Gọi là: “Muôn hoa chừ, dưới tàn cây ẩn kín, bao lớp lá che chừ, mưa nào có hề chi”. Thân ta ví như điện Phật, sáu căn như sáu cửa ra vào, tâm niệm Phật thì như người ngưỡng mộ nhìn Phật, nhất tâm chuyên chú, không nháy mắt thì cho dù sáu cửa có mở, bên ngoài đủ hình đủ vẻ vẫn không thấy, không nghe, không hay, không biết. Niệm Phật cũng lại như thế, niệm đến tâm không cảnh tịch (tâm cảnh đều quên) thì thấy mà không thấy, nghe mà không nghe, không khởi tâm phân biệt. Như cổ đức dạy: “Trâu sắt nào sợ sư tử rống, người gỗ ngắm chim đắm bao giờ; chỉ cần vô tâm với vạn vật, ngại gì muôn vật ở chung quanh”. Tự nhiên không bị cảnh chuyển vậy.

Pháp Phật dạy niệm Phật, tức là lấy việc lau chùi kính tâm để đoạn trừ vọng tưởng phiền não.

Pháp Phật dạy niệm Phật, tức là lấy việc lau chùi kính tâm để đoạn trừ vọng tưởng phiền não.

Lại nữa, nhất tâm niệm Phật tức là niệm Phật tam muội công thành. Tam muội là tiếng Ấn Ðộ, Trung Hoa dịch là chánh định. Niệm Phật niệm đến nhất tâm bất loạn tức được chánh định. Như Kinh Thành Cụ Quang Minh Ðịnh Tuệ, nói: “Yên lặng thảnh thơi cũng nhất tâm, chúng khổ đoanh vây cũng nhất tâm, cho đến được mất, khen chê cũng nhất tâm”. Niệm Phật được nhất tâm, đây há không phải chứng minh niệm Phật đầy đủ định học sao?

Niệm Phật lấy gì có thể đầy đủ tuệ học? Hết thảy chúng sinh xưa nay là Phật, đầy đủ trí tuệ Như Lai. Ngày xưa Ðức Thế Tôn sau 49 ngày thiền định dưới cội Bồ đề, nửa đêm canh ba, thấy sao mai mọc, hốt nhiên khai ngộ, thốt lên rằng: “Lạ thay! Tất cả chúng sinh đều đầy đủ đức tướng trí tuệ Như Lai, do vọng tưởng chấp trước nên không thể chứng đắc. Nếu lìa vọng thì vô sư trí, tự nhiên trí đều hiển hiện rõ ràng”. Ðức Thế Tôn thấy được lý này, muốn cho hết thảy chúng sinh đều chứng nhập trí tuệ Phật nên dạy người niệm Phật, tức là lìa vọng tưởng, đắc trí tuệ diệu pháp vậy.

Chúng sinh tuy đầy đủ trí tuệ đức tướng Như Lai, nhưng vì từ vô thỉ vô minh che lấp, trải qua số kiếp nhiều như cát bụi, vô lượng vọng tưởng phiền não che mất tự tâm, nên tuy vốn có Phật tuệ nhưng không hiển hiện. Ví như chiếc gương, ánh sáng phản chiếu vốn tự có đủ, do bị bụi bặm che mờ nên không thể hiện hình. Tâm chúng sinh như chiếc gương sáng; những vọng niệm phiền não thô tế thì như những hạt bụi. Bụi trên mặt gương, phải công phu lau chùi thì gương mới sáng được. Những vọng tưởng phiền não trong tâm phải dựa vào sức niệm Phật mới được tiêu trừ.

Pháp Phật dạy niệm Phật, tức là lấy việc lau chùi kính tâm để đoạn trừ vọng tưởng phiền não. Ði, đứng, nằm, ngồi không rời danh hiệu Phật. Niệm niệm tương tục không gián đoạn thì vọng tưởng tự tiêu, Phật tuệ tự phát, đây tức là công dụng niệm Phật có thể phát tuệ học vậy.

Niệm Phật tam muội còn được gọi là nhất hạnh tam muội. Kinh Văn Thù Bát Nhã nói: “Phật bảo Văn Thù Sư Lợi, người muốn vào nhất hạnh tam muội cần phải ở chỗ vắng vẻ, lìa bỏ vọng tưởng, không chấp các tướng, nhất tâm niệm Phật, quay mặt về hướng Tây, chỉ nhớ về một vị Phật, niệm niệm tương tục, tức trong một niệm thấy được chư Phật ba đời. Công đức niệm một Phật với công đức niệm vô lượng Phật không khác, pháp mà A Nan nghe vẫn còn ở trong đối đãi, nếu được nhất hạnh tam muội thì các pháp môn kinh đều biết rõ ràng; ngày đêm tuyên thuyết, trí tuệ biện tài, không hề đoạn tuyệt”. Ðây há chẳng phải chứng minh niệm Phật đầy đủ tuệ học sao?

Trích Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật

Biên soạn: Viên Anh Pháp Sư

Việt dịch: Thích Nguyên Anh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Cả dãy phố cháy rụi chỉ trừ hai quán cơm chay

Tư liệu 16:30 08/05/2024

Sau trận hỏa hoạn, có một người phụ nữ sống gần đó đến hỏi bà chủ quán chay: Nhà bà thờ thần thánh gì mà được điều không thể nghĩ bàn này?

Chuyện ly kỳ về chú chó nghe Kinh

Tư liệu 09:45 07/05/2024

Tôi niệm Phật với nó một lúc, sau đó tôi vào nhà hỏi chú Tư về chuyện con chó. Chú bảo ba ngày nữa sẽ thịt nó để liên hoan, tôi nói sơ qua với chú về nhân quả tội phước, nhưng chú không chịu tin.

Hoài niệm Hòa thượng Thích Trí Thủ

Tư liệu 08:37 06/05/2024

Một buổi chiều xuân năm 1958, tôi lên núi Trại Thủy Nha Trang, thăm chùa Hải Đức. Tôi không vào chùa, tôi đi dạo chung quanh chùa nhìn tứ-vọng-cảnh, rồi ra sân xem những chậu hường, lấy giống từ Đà Lạt.

Niệm Phật vô cùng linh ứng, vô cùng kì diệu

Tư liệu 14:40 04/05/2024

Tôi đang thực tập tại khoa sản, một hôm gặp một phụ nữ vì thai nhi đã chết nên nhập khoa để phẫu thuật. Bà vốn đang buồn khổ vì đứa con đã chết, nay phải đối diện với sự mổ xẻ lại càng lo lắng đau khổ gấp bội, tinh thần rất rối loạn...Tôi đến thăm và khuyên bà niệm Phật.

Xem thêm