Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 25/07/2023, 18:00 PM

Niệm Phật, lạy Phật vừa tiêu trừ được nghiệp chướng vừa có lợi cho sức khỏe

Trong “Kinh Kim Cang” nói: Trong khi lễ Phật, thân tâm đều thong dong mà cung kính, chuyên chú, cử động nhẹ nhàng, sáng suốt thoải mái. Tuy là động nhưng vẫn an định quán chiếu, nhu nhuyễn, không cứng cỏi, co rút, lực phân bố đều, phù hợp tinh thần "vô trụ sinh tâm”.

Niệm Phật: 

Khi chúng ta lạy Phật, tâm niệm được điều chỉnh đến mức” Cung kính” và “Từ bi thanh tịnh”. Miệng chúng ta niệm Phật thì sẽ không còn những lời nói nào khác, đạt đến

"Ngôn ngữ thanh tịnh”, còn động tác lạy của thân thể thì mềm mại, khiêm cung, thành kính. Như vậy cả ba phương diện “Thân - Khẩu - Ý” đều trở nên thanh tịnh, thì có thể tiêu trừ những suy nghĩ sai quấy của thân - tâm nhờ vậy sẽ tiêu trừ được nghiệp chướng.

Công đức lạy Phật rất lớn

02

Lạy Phật: 

Trong “Kinh Kim Cang” nói: Trong khi lễ Phật, thân tâm đều thong dong mà cung kính, chuyên chú, cử động nhẹ nhàng, sáng suốt thoải mái. Tuy là động nhưng vẫn an định quán chiếu, nhu nhuyễn, không cứng cỏi, co rút, lực phân bố đều, phù hợp tinh thần "vô trụ sinh tâm”.

Lạy Phật là vận động tốt nhất, còn tốt hơn cả khí công và thái cực quyền. Động tác lạy Phật (năm vóc sát đất) là một bài thể dục tổng hợp tốt nhất, với những cử động nhẹ nhàng, nhưng tất cả các bắp thịt trên toàn thân đều được vận động tối đa, tăng lưu thông khí huyết. Các huyệt đạo quan trọng trên cơ thể được tác động cùng với 7 luân xa( thu năng lượng vũ trụ) chạy dọc cột sống xuống đến bàn chân, sẽ giúp cơ thể khai triển được những năng lượng tiềm tàng trong cơ thể mỗi người.

Lạy Phật có hiệu quả điều chỉnh xương cột sống, cường hóa nội tạng, làm tăng dưỡng khí. Khi lạy Phật cột sống được kéo giãn tự nhiên, dịch tủy sống và não lưu thông, lượng máu dồn về não đầy đủ, cải thiện tuần hoàn não, hệ thần kinh ở cổ không bị chèn ép.

Lạy Phật làm tăng cường chức năng hệ hô hấp, tuần hoàn. Với nhịp thở thật sâu hít vào đầy dưỡng và thở ra triệt để. Lượng máu được lưu thông đầy đủ dưỡng khí cho tế bào của cơ thể. Lạy Phật mang lại những lợi ích rất lớn cho cả thân và tâm.

Thân thể khỏe mạnh, có thể phòng ngừa các chứng bệnh tim mạch, huyết áp, ung thư... Còn tinh thần an lạc thư thái, sống an vui trong hiện tại, trí tuệ ngày một viên mãn. Chính vì vậy mỗi ngày, đặc biệt là buổi sáng mỗi chúng ta nên dành một khoảng thời gian để bái lạy Phật. Chỉ cần khoảng 15p cũng được 50 lạy, cơ thể vừa khỏe mạnh mà chúng ta lại có thêm công đức.

Trích ”Phòng Ngừa và Chữa Bệnh Ung Thư Bằng Cách Nào?”. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ái dục là cội gốc đi trong luân hồi sanh tử

Kiến thức 12:00 28/04/2024

Vừa rồi tôi đọc lại kinh Viên Giác, Bồ-tát Di Lặc hỏi Phật, nguyên nhân nào làm cho chúng sanh phải luân hồi sanh tử, mãi mãi không ra khỏi?

Làm thế nào có thể niệm Phật trong môi trường ồn ào?

Kiến thức 10:52 28/04/2024

Đối với hành giả tu tập pháp môn niệm Phật, một lòng tha thiết trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà, cầu vãng sanh Tịnh độ mà có những giấc mơ thấy Phật, Bồ tát và hoa sen là điều rất quý hóa, chứng tỏ bạn có duyên lành với pháp môn niệm Phật.

Ngày giờ tuổi tác tốt xấu?

Kiến thức 10:00 28/04/2024

Người ở thế gian mỗi khi làm một việc gì thì đi coi ngày giờ, tuổi tác. Nhưng quý vị thấy rằng ngày giờ mà có thể quyết định được tốt xấu thì không cần ai phải tu tập nữa.

Cần làm gì khi tu niệm Phật thấy thánh cảnh hiện ra?

Kiến thức 09:01 28/04/2024

Có rất nhiều người tu thiền khi đạt đến cảnh giới nhìn thấy Phật, nhìn thấy hoa báu. Nhưng vì động tâm nên khi vừa bước xuống đỉnh lễ thì bị cuồng chấp cho rằng mình chứng ngộ, chấp mình là vị thánh hay người có khả năng cứu độ chúng sinh.

Xem thêm