Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 13/05/2024, 15:56 PM

Niệm Phật và hơi thở

Cách nay hơn mười năm, thuở hàn vi “chân ướt chân ráo” vào chùa, chúng con được giới thiệu một phương pháp tu tập niệm Phật có kết hợp với hơi thở qua bài thi kệ:

“Thở vào Nam Mô A

Thở ra Di Đà Phật

Niệm và thở hợp nhất

Cực Lạc giây phút này.”

Bài thi kệ được chú Phong Ẩn – là một người bạn đạo cùng đi chùa – giới thiệu và khuyên chúng con nên hành trì theo phương pháp này. Bản thân chúng con sau khi nghe chú ấy đọc bài thi kệ, cảm thấy vừa lạ lạ mà cũng vừa hay hay. Lạ là vì đó giờ chưa nghe đến việc niệm Phật kết hợp với hơi thở. Hay là vì nội dung bài thi kệ này nhắn gửi rất thiết thực.

Bẵng đi một thời gian, chúng con có duyên được tặng quyển sách Lời Hoa, khi ấy đề tên tác giả là Thích Chân Tính, tức thầy bổn sư truyền thọ Tam quy Ngũ giới cho chúng con. “À! Thì ra bài thi kệ trên là của Sư phụ!” – trong sự vui mừng, chúng con thầm tập niệm Phật theo hơi thở; và từ đó, trong suốt nhiều năm, chúng con thực tập như thế thường xuyên trong sinh hoạt hằng ngày.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Chúng con có mắc một căn bệnh nhẹ về đường thở. Trong suốt mấy năm tu tập ở chùa, đến sau này, khi vào bệnh viện khám sức khỏe tổng quát lại, thì căn bệnh ấy không còn nữa, bác sĩ báo là nhịp thở rất bình thường và tốt. Phải chăng, do con thường xuyên “niệm Phật cùng hơi thở” nên đã điều hòa được đường thở của mình, nâng cao sức khỏe bản thân, cải thiện được tốt hơn?

Thiền sư Ajahn Chah người Thái Lan cũng có chỉ dạy về cách niệm Phật theo truyền thống Nam truyền Phật giáo, là niệm Phật với ân đức danh hiệu “Buddho” và có kết hợp với sự thở vào – ra: thở vào niệm Bud… thở ra niệm …dho. Buddho – đọc theo người Thái là “Bút thô”; còn theo người Ấn Độ và Sri Lanka đọc là “Bút đơ”, với chữ “đơ” đọc âm phớt qua, rất nhẹ.

Nói về hơi thở, có rất nhiều phương pháp chính thống lẫn hậu chính thống đều giảng dạy rất nhiều. Về niệm Phật cũng thế. Tuy nhiên, phương pháp niệm Phật theo hơi thở mà chúng con biết, chỉ xuất hiện rải rác ở Việt Nam, Thái Lan và số ít ở Đài Loan.

Vì sao lại thế?

Vì theo các dòng truyền thống tu tập, vẫn thích phân định rạch ròi, niệm Phật là thuần nhất niệm Phật, theo dõi hơi thở là thuần nhất theo dõi hơi thở. Các truyền thống cho rằng, sự thuần nhất trong thực tập sẽ đưa đến định tâm và kết quả rõ ràng hơn, không lẫn lộn.

Thực ra, bản thân chúng con chưa đủ trình độ kiến thức và trình độ tu tập để nhận định hay phán xét vấn đề này đúng sai thế nào. Chúng con chỉ đang đưa ra các dữ kiện mà mình biết được để mọi người cùng được tham khảo.

Với chúng con, việc tu tập niệm Phật đã thành thói quen để những lúc bị vọng tưởng điên đảo, phóng tâm, giải đãi,… chúng con quay về được với sự “tập trung” niệm thiện lành là đức Phật cao quý và không lăng xăng trong bất thiện pháp. Ở đây, con dùng chữ “tập trung”, bản thân con không dám dùng chữ “niệm, định, tuệ” vì sự tu tập vẫn chưa đến nơi đến chốn. Việc tu tập theo dõi hơi thở cũng là đề mục thường xuyên hằng ngày mà chúng con nghĩ nên thực tập. Trong kinh “Niệm hơi thở vào, hơi thở ra”, đức Phật dạy đến 16 cách niệm theo dõi hơi thở, chúng con lấy tạm 2 ví dụ như: “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào (ra), vị ấy tập” hay “quán vô thường, tôi sẽ thở vào (ra), vị ấy tập”…v.v… Nghĩa là, đức Phật cũng dạy chúng ta tập niệm, quán một đề mục đang trong hiện tại kèm theo sự “thở vào, thở ra”.

Chúng ta quay lại về niệm Phật.

Phật giáo Bắc truyền thường niệm danh hiệu Phật: Nam Mô A Di Đà Phật, với ý nghĩa:

+ Nam Mô: quy mạng, kính lễ.

+ A Di Đà: là Amitābha, ánh sáng vô lượng (vô lượng quang), hàm ý chỉ cho trí tuệ vô lượng; hoặc là Amitāyus, thọ mạng vô lượng (vô lượng thọ), hàm ý chỉ cho định niệm vô lượng.

+ Phật: bậc Đại Giác – tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.

Với ý nghĩa thâm sâu và cao quý này, niệm hơi thở vào – ra kết hợp với câu Phật hiệu Nam Mô A Di Đà Phật là một phương tiện dựa trên phương pháp mà Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni đã dạy từ ngàn xưa: niệm và thở hợp nhất trong kinh “Niệm hơi thở vào, hơi thở ra”.

Tùy theo căn cơ, trình độ và sở thích mà mỗi người sẽ có một phương pháp tu học phù hợp cho mình. Bài viết này nhằm đưa ra ý kiến chủ quan của chúng con, tuy vậy, vẫn dựa trên một số dữ kiện có cơ sở xác chứng.

Mong mỏi mọi người ai cũng đều an lành, trọn vẹn thiện tâm với sự tu tập!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm