Niệm Phật với tứ hạnh
Sở thích và túc căn của chúng sanh vẫn thường sai biệt cho nên tuy cùng tu hạnh Niệm Phật, sự hành trì chẳng khỏi có điểm không giống nhau. Vì thế, trên đường Tịnh Độ, cổ nhân đã tạm chia thành bốn hạnh là: Thiền Tịnh, Giáo Tịnh, Mật Tịnh và Thuần Tịnh.
1. Những vị lấy niệm Phật làm chánh, tham thiền làm phụ, thuộc về hạnh Thiền Tịnh. Đây cũng là lối Thiền Tịnh song tu, nhưng lại lấy sự vãng sanh Tịnh Độ làm yếu điểm chung cuộc, còn việc thấy tánh ngộ đạo chỉ thuộc phần tùy duyên.
2. Những vị lấy niệm Phật làm chính, tụng kinh làm phụ, gọi là tu hạnh Giáo Tịnh. Về phần kinh giáo, có người thích tụng Kinh Kim Cang hay A Di Đà; có vị thích tụng Kinh Hoa Nghiêm hay Pháp Hoa, hoặc phẩm Phổ Môn hay Phổ Hiền Hạnh Nguyện chẳng hạn.
3. Những vị lấy niệm Phật làm chính, trì chú làm phụ, đó là tu về hạnh Mật Tịnh. Trong sự trì chú, mỗi người lại ưa thích riêng mỗi môn Đà Ra Ni, như: Đại Bi, Chuẩn Đề, Vãng Sanh, Công Đức Bảo Sơn, Văn Thù Ngũ Thanh thần chú, Lục Tự Đại Minh chân ngôn, hoặc các Đà Ra Ni khác.
4. Những vị chỉ chuyên niệm Phật, không xen tạp môn nào khác, thuộc về các hành giả tu hạnh Thuần Tịnh.
Trong đây các vị căn cơ cao thì theo Thập Lục Quán, còn đại đa số chỉ chuyên về hạnh Trì Danh.
Thiện Đạo Hòa thượng và Vĩnh Minh Thiền sư bên Trung Hoa, tương truyền đều là hóa thân của Phật A Di Đà. Nhưng Thiện Đạo Hòa thượng chỉ dạy chuyên niệm Phật; Vĩnh Minh Thiền sư thị hiện mỗi ngày ngoài việc niệm mười muôn câu Phật hiệu, còn tu các hạnh khác, tất cả gồm 108 môn.
Ấn Quang pháp sư đã phê phán: "Đồng dạy về Tịnh Độ, nhưng lối khai thị của ngài Thiện Đạo là để tiếp dẫn hàng trung, hạ căn thuộc về chuyên tu. Còn lối khai thị của ngài Vĩnh Minh để riêng khuyến tấn bậc thượng thượng căn, thuộc về viên tu." Người đời mạt pháp phần nhiều là bậc trung, hạ căn.
Vì thế, với bốn hạnh trên, nếu muốn chắc chắn được vãng sanh, có lẽ nên tu theo đường lối Thuần Tịnh. Nhưng đã nói sở thích và túc căn của mỗi người đều khác nhau, không thể ép buộc được, thì mặc dù có kiêm tu hạnh khác, hành giả Tịnh Độ cũng cần lưu ý đến hai phần chính và trợ cho phân minh. Mà phần chính phải luôn luôn lớn nhiều hơn phần trợ. Như thế đường tu mới không mất mục tiêu và sự vãng sanh cũng không bị chướng ngại.
Trích “Niệm Phật Thập Yếu”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Xem thêm