Niệm Thánh hiệu Địa Tạng Bồ Tát, còng tay tự mở, thoát khỏi địa ngục
Tôi bèn khấn rằng: “Nam Mô Địa Tạng đại Bồ Tát”. Liền đó các tội nhân trong sảnh đường cũng đồng thanh tụng niệm, bất ngờ khóa tay tự mở. Vị ấy dắt tay tôi ra khỏi ngoài sảnh đường. Tôi bèn tỉnh lại".
Đời nhà Đường ở Ung Châu, huyện Vân, có một người phụ nữ gọi là Lý Thị, bà thường ăn chay và cúng dường Phật, rất có lòng tin sâu Tam Bảo. Trong nhà bà có thờ phụng một pho tượng Địa Tạng Bồ Tát tạc bằng gỗ rất là trang nghiêm.
Lý Thị có nuôi một bà giúp việc, tuổi trên 50 thường tà kiến không tin ở chánh pháp. Một ngày kia chờ Lý Thị có việc vắng nhà bà này bèn đem bức tượng bỏ ra ngoài bãi đất hoang vu gần nhà.
Khi Lý Thị trở về, phát hiện bức tượng của Địa Tạng Bồ Tát không còn nữa, bèn khóc lóc tìm kiếm khắp nơi... Tìm một hồi lâu bà bỗng thấy bãi đất hoang vu gần nhà có ánh sáng tỏa ra, vui mừng bà chạy đến thì thấy bức tượng ở đây, vội vàng rước bức tượng về nhà, bà tuyệt nhiên không biết người giúp việc đã làm việc ấy.
Sự vi diệu của chín chữ chân ngôn “Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát”
Ngày hôm sau, người giúp việc đột ngột ngất đi, bất tỉnh, sau một hồi tỉnh lại, khóc lóc hối hận, tự mình kể lại sự việc như sau:
"Khi tôi vừa bất tỉnh thì thấy hai quan nhân cưỡi ngựa đến và đọc to: Tôi phạm tội lớn vì đã hủy hoại và làm nhục Thánh Tượng. Nay phải trói mang đi để chờ Diêm Vương phán xét rồi phạt giáng xuống địa ngục chịu tội. Ngay lúc đó, có một vị bước vào. Vua Diêm Vương mời ngồi rồi kính cẩn hỏi nguyên do. Thầy ấy đáp rằng:
- Người này là giúp việc của đàn việt tôi, tuy làm nhục tượng của Bồ Tát nhưng tôi không nỡ trách phạt, mong Vua xem xét ban cho mệnh thọ.
Vua Diêm Vương nói rằng:
- Tôi xin làm theo ý Thầy.
Lúc đó tôi hối hận vô cùng, tôi bèn khấn rằng: “Nam Mô Địa Tạng đại Bồ Tát”. Liền đó các tội nhân trong sảnh đường cũng đồng thanh tụng niệm, bất ngờ khóa tay tự mở. Vị ấy dắt tay tôi ra khỏi ngoài sảnh đường. Tôi bèn tỉnh lại".
Lý Thị nghe xong lại càng kính trọng pho tượng. Từ đó những người trong huyện lại càng tín ngưỡng vào Phật Pháp và Ngài Địa Tạng Bồ Tát hơn trước.
Trích "Địa Tạng Bồ Tát Bản Tích Linh Cảm Lục" - Ấn Quang Đại Sư giám định.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm