Thứ sáu, 12/03/2021, 11:42 AM

Nội dung và ý nghĩa của Thiện Nữ Thiện Chú

Thần chú Thiện Nữ Thiên, cũng gọi là Thiện Nữ Thiên Chú hay Thiện Thiên Nữ Chú, một bài thần chú quan trọng thứ mười trong Thập chú (trong các kinh Nhựt Tụng, Kinh Tam Bảo, Nhị thời công phu) cũng như trong chốn tòng lâm.

Theo hệ thống Phật giáo Bắc truyền, thường thì thần chú được trích ra khỏi Thập chú để chư Tăng Ni đại chúng trì tụng ở phần Hồi hướng của thời khóa Công phu khuya, sau khi tụng thần chú Thủ Lăng nghiêm, tán trống bài cầu nguyện chúc tụng, tán trống lạy tứ thánh, tán trống bài tam quy y; thần chú được vị Duy na, Duyệt chúng chủ trì điều hành chuông mõ tụng tại bàn thờ ngài Hộ Pháp. Trong các chùa xưa thường thì bàn thờ ngài Hộ pháp luôn được thờ đối diện với bàn thờ ngôi Tam bảo, nơi thờ Ðức Trung Tôn; các chùa đời nay thì thờ Hộ pháp ở một bên, do các vị xây chùa theo cấu trúc nhà thờ thiên chúa bên Tây bán cầu. Cũng có khi Tăng Ni, Phật tử kết khóa tụng chú đại bi, thì có phát nguyện tụng luôn 10 bài Thập chú trong đó có thần chú Thiện Nữ Thiên Chú.

Năm 1999, Sư đựơc Ban Trị sự Tỉnh Hội Phật giáo Ðồng Nai thỉnh giảng khóa An cư kiết hạ tại Tổ đình Long Thiền, thuyết giảng môn Nhị Khóa hiệp Giải; năm 2000, Ban Trị Sự Tỉnh mở Lớp Giáo Lý Cơ Bản Phật Học tại Tổ đình Long Thiền, Sư tiếp tục được phân công đứng lớp giảng dạy Nhị khóa Hiệp Giải thời công phu khuya.

Thần chú là gì?

Thời công phu khuya trước nhất tụng bài Thủ Lăng Nghiêm, ý nghĩa câu quy mạng thần chú thủ Lăng nghiêm rất có oai lực trong chốn thiền lâm, khi giảng, vừa đọc đề tựa lên thì long thiên bát bộ chư thiên đều dựng đứng tóc, đứng dậy chào đón đảnh lễ mười phương chư Phật giáng lâm: “Ðại Phật Ðảnh Như Lai Mật Nhơn, Tu Chứng Liễu Nghĩa, Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm Kinh” gọi tắt là “Ðại Phật Ðảnh, Thủ Lăng Nghiêm Kinh Thần Chú”; tiếp đến tụng thần chú Ðại bi, 10 bài thần chú…đều là những bài kinh thần chú quan trọng trong chốn Thiền lâm Bắc tông. Làm Tăng Ni mà không thuộc các thần chú Thủ Lăng Nghiêm, 4 giờ sáng nghe trống công phu, không thức dậy cùng đại chúng công phu, hoặc chưa từng tụng các thần chú nầy thì chưa phải là Tăng Ni, hay các bậc Thiền Gia Chân Chính.

Thần chú Thiện Nữ Thiên, cũng gọi là Thiện Nữ Thiên Chú hay Thiện Thiên Nữ Chú

Thần chú Thiện Nữ Thiên, cũng gọi là Thiện Nữ Thiên Chú hay Thiện Thiên Nữ Chú

Nội dung thần chú Thiện Nữ Thiện Chú 

Mười bài chú được trích trong bộ Ðại tạng kinh, Mật tông bên Trung Hoa, thần chú Thiện Nữ Thiên được trích từ trong bản Kinh Kim Quang Minh, nơi hàm chữ Hóa trong Ðại tạng, bài thần chú như vầy:

Bản 1: 

Nam mô Phật đà, Nam mô Ðạt mạ, Nam mô Tăng già. Nam mô Thất lỵ, ma ha đề tỷ da, đát nễ dã tha, ba lỵ phú lầu na, giá lỵ tam mạn đà, đạt xá ni, ma ha tỳ ha ra dà đế, tam mạn đà, tỳ ni dà đế, ma ha ca lỵ dã, ba nễ, ba ra, ba nễ, tát lỵ phạ lật tha, tam mạn đà, tu bát lê đế, phú lệ na, a lỵ da, đạt mạ đế, ma ha tỳ cổ tất đế, ma ha di lặc đế, lâu phả tăng kỳ đế, hê đế tỹ, tăng kỳ hê đế, tam mạn đà, a tha a nậu, đà la ni. (Nhị Khóa hiệp Giải, bản dịch Ðức Pháp Chủ Khánh Anh)

Bản 2: 

Nam mô Phật đà, Nam mô Ðạt mạ, Nam mô Tăng già. Nam mô Thất rị, ma ha đề tỷ da, đát nễ dã tha, ba rị phú lầu na, giá rị tam mạn đà, đạt xá ni, ma ha tỳ ha ra dà đế, tam mạn đà, tỳ ni dà đế, ma ha ca rị dã, ba nễ, ba ra, ba nễ, tát rị phạ lật tha, tam mạn đà, tu bát lê đế, phú lệ na, a rị da, đạt mạ đế, ma ha tỳ cổ tất đế, ma ha di lặc đế, lâu phả tăng kỳ đế, hê đế tỷ, tăng kỳ hê đế, tam mạn đà, a tha a nậu, đà la ni. (Kinh Tam bảo, bản dịch cư sĩ Ðoàn Trung Còn)..

Bản 3:

Pali

Namo Buddhàya, Namo Dharmàya, Namo Sanghàya

Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng

Namo Sri Mahà Devàya, Tadyathà

Quy y Cát tường đại thiên, chú nói như vậy

Paripurna, Cale, samanta Darsani

Hỡi đấng huyền năng hay ban bố sự viên mãn thù thắng

Mahà Vihara Gate, Samanta, Vidhàna Gate

Ðấng chủ tể đại tác nghiệp hay nhìn thấy khắp nẽo rộng lớn!

Mahà Karyapati, Suparipùre

Hãy khéo léo làm cho tất cả đều được đầy đủ

Sarvatha, Samanta, Suprati, Pùrna

Hãy khiến cho khắp tất cả mọi nơi đều được sự viên mãn thù thắng tối thượng.

Ayana, Dharmate, Mahà Vibhasite, Mahà Mattre

Hãy thể hiện lòng đại từ làm cho Lý Pháp tính tỏa sáng mầu nhiệm rộng lớn khiến cho con và chúng sanh được thích ứng với sự lợi ích chân chính.

Upasamhìte, He! Tithu, samgrhìte.

Samanta Artha Anupalani.

Mừng thay đấng biểu hiện của lòng yêu thương. Ðấng chân chính gìn giữ sự lợi ích. Hãy giúp cho con và chúng sanh đều gìn giữ được khắp mọi tài sản lợi ích.

Âm:

Nam mô Phật đà gia, Nam mô Ðạt mạ gia, Nam mô Tăng già gia.

Nam mô Thất lị, ma ha đề tỷ da, Ðát nễ dã tha,

Ba lị phú lầu na, giá lị, Tam mạn đà, đạt xá ni,

Ma ha tỳ ra ha dà đế, Tam mạn đà, tỳ ni già đế,

Ma ha ca lị dã ba nễ, Ba ra ba nễ,

Tát lị phạ lật tha, tam mạn đà, tu bát lê đế, phú lệ na,

A lị da, đạt mạ đế, Ma ha tỳ cổ tất đế, Ma ha di lặc đế,

Lâu phả tăng kỳ đế, Hê đế tỷ, Tăng kỳ hê đế,

Tam mạn đà, a tha a nậu, đà la ni

Mầu nhiệm thay hai bài thần chú

Ý nghĩa Thiện Nữ Thiên Chú

Thiện Nữ Thiên chính là một trong những hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát

Thiện Nữ Thiên chính là một trong những hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát

Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh, cũng gọi Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim, ghi lời của Bà Công Ðức Thiên, cũng gọi là Thiện Nữ Thiên nói và tự giới thiệu với đại chúng trong pháp hội: “Nơi phía Bắc có núi Tu di, ở giữa núi có vị Thiên chủ là Tỳ Sa Môn Thiên Vương, làm chủ một kinh thành tên A-Ni Mạn Ðà; giữa thành có một công viên tên là Công Ðức Hoa Quang; trong công viên ấy lại còn có một khoãnh vườn nữa rất sung túc tên là Kinh Tràng, vì công viên có lối kiến trúc bằng bảy thứ ngọc báu rất tốt, đó là chổ của tôi (Thiện Nữ Thiên) thường cư trú.

Thiện Nữ Thiên chính là một trong những hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát, thị hiện đứng trong hàng chư Thiên phát nguyện hành Bồ tát đạo, là một trong những vị Hộ pháp hộ trì cho những ai phát tâm thực hành hạnh nguyện Bồ tát lợi tha ở cõi ta bà nầy.

Vì muốn thành tựu cho những người trì tụng Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim được có đủ vật dụng như ý muốn, nên tôi Thiện Nữ Thiên nói lên thần chú “Thiện Nữ Thiên”.

Thần Chú Đại Bi: Viên ngọc của người cùng tử

Hiệu quả, đối với thần chú đây, hoặc những người siêng trì tụng, hoặc người nghe trì tụng, hoặc người phát tâm dâng hương hoa cúng dường thần chú; khi muốn cần thiết việc chi, đều được cung cấp đủ đầy, như: Vàng, bạc, ngọc ngà châu báu, thú gia cầm, ngũ cốc tất cả vật dụng, đều được phong nhiêu, đều được cung cấp đủ cả.

Sách “Một Trăm Ngày Niệm Phật & Một Trăm Bài Pháp” như là những đóa hoa khoe sắc thắm, những kỳ hoa dị thảo trong “Ðại công viên” của Bà “Thiện Nữ Thiên” làm trang nghiêm vẽ đẹp cho “Công Viên Công Ðức” của Bà. Một Trăm Bài Pháp như những cành Hoa hướng dương luôn hướng về mặt trời Chơn lý, hướng mọi người và chúng sanh xuyên suốt lý chơn tu hành mà không xem thường pháp môn tu suốt mấy nghìn năm của Phật-đà thuyết giảng.

Ta bước đi bên chân trời xa thẳm

Ngắm nhìn hoa lặng lẽ ngát hương thơm

Giữa công viên “Thiện Nữ Công Ðức Thiên”

Màu xanh lá khoe sắc màu tĩnh lặng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm