Nói với bạn về Pháp giới Duyên sinh đạo Phật
Sơn Hải người bạn của tôi từ nhỏ đã ham mê vật lý. Theo gia đình định cư nước ngoài khiến anh sớm thực hiện được ước mơ nguyện vọng của mình với ngành này. Bây giờ anh là tiến sĩ vật lý.
Có lần anh thư về cho tôi tâm sự: cậu học khoa sử chắc là hiểu sâu về Phật giáo nước nhà giai đoạn Lý-Trần. Đó là một may mắn của Dân tộc ta.
Lần khác, Sơn Hải lại thư về hỏi kỹ hơn: cậu có yêu thích và tìm hiểu đạo Phật? Ở bên này mình cũng hay đến các ngôi chùa Việt yết kiến các sư Thầy về thiền Phật giáo. Trả lời bạn, có lần tôi nói với Sơn Hải: ông là nhà khoa học vật lý cũng khải thị Phật giáo sao? Hải nói ngay, “Vật lý với Phật giáo có nhiều nét tương đồng” và tương đồng rất kỳ lạ! Thế đấy, tổ quốc nhìn từ xa, ngay từ lần đầu tâm sự về Phật giáo, chúng tôi đã gặp nhau ở “Pháp giới Duyên sinh” của đạo Phật.
Đạo Phật với sự - lý mênh mông, kiến thức con người thì giới hạn, nhưng qua tâm sự với nhau về Pháp giới Duyên sinh của Phật giáo, nhân đây cũng xin viết đôi điều cảm nhận về Pháp giới này mà bấy lâu tôi thường ấp ủ trong trái tim mình và hôm nay mới có cơ hội để sẻ chia cùng bạn hữu.
Trong giáo kinh, giáo luật đức Phật dạy nhiều pháp môn, mỗi pháp môn là một con đường đưa con người đến giác ngộ-giải thoát. Muốn biết con đường giải thoát đi về đâu, trước hết con người phải có trí tuệ để thấy biết con đường đức Phật dạy để mình áp dụng, thực hành cho phù hợp căn cơ. Qua tìm hiểu giáo lý được cho thấy: có pháp môn Phật dạy giác ngộ-giải thoát thuộc phạm vi (giải thoát hoàn cảnh) ở trong tam giới. Có pháp môn Phật dạy giác ngộ-giải thoát rốt ráo để ‘vẫy vùng’ thoát khỏi tam giới) trở về Phật giới. Thế nên trong kinh điển mới phân chia: Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa Phật giáo (đây là lý thuyết). Còn thực tế, qua nghiên cứu Sơn Hải tâm sự với tôi là anh rất tâm đắc và bị thuyết phục bởi “Pháp giới duyên sinh” và chính pháp giới này đã mở ra cho con người và muôn loài một chân trời mới. Đây là mục đích mà con người hướng tới trên lộ trình tu Phật và cũng là bản hoài độ sinh của chư Phật, Bồ-tát.
Như chúng ta đã biết, Pháp giới Duyên sinh thuộc phạm vi tinh thần, đạo Phật gọi là duy thức học. Phàm tình thì ai cũng nghĩ, con người sinh ra để rồi lại đón nhận cái chết. Với tín ngưỡng dân gian đa số cho rằng, con người chết là hết, là “trắng tay” chấm dứt mọi chuyện. Nhưng dưới góc nhìn duy thức Phật giáo qua Pháp giới Duyên sinh, Sơn Hải bạn tôi cho rằng: (Linh hồn tức Thân Trung Ấm) theo Phật giáo là hằng còn mang (điện từ âm dương) luân hồi tái sinh như kinh điển đã đề cập. Như vậy, theo Pháp giới Duyên sinh, thì sự thay đổi (sống chết) của con người là do khối nghiệp định đoạt quy định, chứ không phải như Nho giáo và phái ngoại đạo cho rằng linh hồn tồn tại bất biến không có thay đổi theo nghiệp và cảnh giới. Vậy theo đạo Phật, chết đâu phải là hết, là chấm dứt mọi chuyện mà theo Pháp giới Duyên sinh với nhiều lựa chọn. Đây là cái nhìn lạc quan cởi mở mà đức Phật qua Chánh biến tri (tuệ giác) Ngài đã nhìn thấu tỏ sự vận hành của (thân trung ấm) luân hồi sau khi chết.
Để minh chứng điều này, trong pháp Hội vấn đạo về Thiền tông tại núi Linh Thứu, đức Phật đã trả lời thắc mắc của ông cư sĩ Lê Trân Châu với câu hỏi: “khi con người chết khối nghiệp của người đó tạo ra sẽ đi đâu?”. Đức Phật trả lời: “Khi người chết họ phải theo tổng nghiệp của họ mà thọ sanh nơi khác. Phước đức Dương thì lên các cõi Trời, cõi Tịnh độ. Phước đức âm thì được làm Thần, làm người giầu sang nơi thế giới này. Còn người tạo nghiệp xấu ác thì phải đi trả quả”.
Do nhân quả - luân hồi cuốn hút vật lý trong vòng tam giới. Trung Ấm Thân khi xả bỏ xác thân thì trở thành linh thức mang điện từ (âm dương), tần số này tương ưng (tức tương thích) với khối nghiệp mà họ đã tạo ra, bởi lòng (ham muốn và sự huân tập hàng ngày trong hiện tại) làm “lực đẩy” đưa họ đến cảnh giới mà họ lựa chọn thọ sanh. Đạo Phật gọi đây là “nghiệp phước vãng sinh”.
Trước cái chết bản chất con người thường lo lắng, hoảng loạn và dính mắc. Chính vì sợ mất cái thân này nên “vội vàng” chụp thân khác mà bị đọa lạc. Với lòng bi mẫn giúp chúng ta ngăn chặn con đường tái sinh xấu ác do dính mắc loạn tưởng đem lại, nên đức Phật đã dạy pháp tu “Niệm chết” trong thập niệm để dứt trừ sợ hãi mà trong kinh A-hàm đã nói tới. Với người có tu thì họ huân tập nuôi dưỡng tinh thần và tỉnh thức trước cái chết để vãng sinh các cõi giới an lành. Còn hầu như con người chẳng biết “thiểu dục tri túc” chỉ ham mê khai thác thụ hưởng vật chất ở kiếp sống (70-80) năm này- nên mù mịt trong lậu họặc.
Thế nên, lần nào qua thư trao đổi, hoặc điện đàm về thăm tôi, Sơn Hải cũng nhắc tới “Pháp giới Duyên sinh” của Phật giáo. Và anh coi pháp giới tốt đẹp này đã mở ra cho con người nhiều lựa chọn trong quá trình chuyển sinh đời sống mới, chứ phải đâu chết là chấm dứt mọi chuyện như tín ngưỡng thần quyền reo rắc đầy u ám.
Sợ tôi bận mải với đời sống cơm áo, không theo dõi được những công bố khoa học của ngành Vật lý lượng tử - qua thí nghiệm (hai khe hở - hạt và sóng) anh thường nói với tôi không ít lần về vấn đề: “Vật chất không phải tồn tại độc lập khách quan” như người ta lầm tưởng trước đây. Mà vật chất và tinh thần luôn giao thoa và đan bện khăng khít với nhau mà tồn tại. Câu kinh Hoa Nghiêm Phật dạy “Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức”. Tất cả duy tâm tạo đó là chân lý diệu hằng bất hủ.
Với tôi, đạo Phật ra đời không phải để chờ khoa học giải thích, nhưng cũng nhờ có khoa học điện tử và văn minh không gian như hiện nay đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề thuộc phạm trù tâm linh. Trong đó có việc chứng minh về các sự kiện đầu thai (nhân quả-luân hồi) qua kiếp đã đưa và kiểm chứng là rất thuyết phục.
Như vậy, khi chúng ta khám phá được tiến trình nhân quả-luân hồi với kiến thức hiểu biết toàn triệt, ta sẽ thấy mình thênh thang trước chuyện sinh tử và sống hân hoan cùng hiện tại.
Cám ơn Sơn Hải, với cơ sở khoa học vật lý, bạn đã làm sáng tỏ thêm cho tôi về Pháp giới Duyên sinh của Phật giáo để tôi có cơ hội viết nên những dòng tâm sự chân thật này từ trái tim mình với Phật pháp vi diệu.
*Bài dự thi được gửi từ tác giả Nguyễn Sinh; địa chỉ: Số 18, tổ 29c, khu 8, P. Quang Trung, Tp.Uông Bí - Quảng Ninh.
Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT-TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Cuộc đời màu nhiệm của cô gái 9x Hà thành
Đạo Phật trong trái tim tôi 12:00 05/10/2024Tôi biết tác giả Thanh Cầm qua một nhóm những người yêu văn chương và rất ấn tượng với những truyện ngắn em viết cho thiếu nhi. Ngôn từ đẹp, cách xây dựng nhân vật gần gũi và nội dung luôn mang những thông điệp giàu ý nghĩa nhân văn.
Xem thêm