Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 15/12/2015, 15:27 PM

Nốt nhạc lạ ở giảng đường Hoằng pháp

Giảng đường trong khuôn viên Chùa Đại Tòng Lâm (Vạn Phật Quang) tọa lạc ở thị trấn Phú Mỹ, Tân Thành - Bà Rịa Vũng Tàu - nơi diễn ra một phần trong chuỗi sự kiện nằm trong Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc quy tụ 42 đoàn tỉnh thành hội Phật giáo cả nước, có mặt nhiều chức sức cao cấp của Giáo hội.

Chiều ngày thứ hai, 7/12/215, học viên được nghe phần giảng của Tiến sĩ Ngô Đức Vượng, đề tài về dinh dưỡng. Đấy là nốt nhạc lạ gióng lên bất ngờ sau những bài pháp liền mạch về Phật học và kiến thức hoằng pháp.

Tiến sĩ nói về ăn uống dưới góc nhìn khoa học, chuyên ngành được tiến sĩ bảo vệ thành công tại Tiệp Khắc vào những năm 1970. Nội dung xoay quanh luận giảng về sự “phản khoa học” của chế độ ăn nhiều sữa bò, thịt  và sử dụng nhiều nước.

Giảng viên đã mất hầu hết thời gian để thuyết minh về việc ăn chay với đủ luận cứ thuyết phục. Theo ông, ăn chay đủ chất, bảo vệ môi trường, giáo dục lòng từ ái, bảo vệ sức khỏe nói chung. Thầy Vượng đã sử dụng vô tư rất nhiều từ ngữ táo bạo - theo tôi - để phục vụ cho dụng ý nhấn mạnh vấn đề: ăn thịt, uống sữa dẫn đến phân hóa giai cấp, bệnh tật, đói nghèo và v.v... chế độ ăn ấy góp phần chính dẫn đến hiện tượng dậy thì sớm, phát dục nhanh, băng hoại đạo đức. Nói không quá, ông cho rằng chính việc nghiêng về uống sữa và ăn thịt sâu xa hơn là vấn đề gây ra chiến tranh, đe dọa hòa bình thế giới! Ông lên án mạnh mẽ các dự án cung cấp sữa cho trẻ học đường và các chương trình nâng cao thể trạng trẻ nhỏ thông qua nâng cao khẩu phần ăn.

Tôi liên tục quay ống kính xuống phía sau để tìm hình ảnh ngạc nhiên của cử tọa song bất thành, chỉ có tiếng vỗ tay! Đa phần phật tử thuộc giới bình dân, họ có hiểu hết thông điệp “cao siêu” của vị tiến sĩ lão luyện họ Ngô?

Cao trào, khi sau phần thuyết giảng “ấn tượng” của tiến sĩ Vượng, MC sắp xếp cho hai nhân vật xuất hiện trên bục thuyết giảng: một người nam tên tuổi nói nhanh không nghe rõ, danh phận là “cán bộ cao cấp của chính phủ”, trình bày phần “nông nghiệp sạch” và vị nữ kế tiếp, là kỹ sư, nói về sản phẩm phục vụ chương trình nông nghiệp xanh.

Tất cả liền mạch với phần thuyết giảng “lạ” của tiến sĩ họ Ngô. 

Tôi không hiểu hết ý thâm sâu cao siêu trong bài giảng của ông Vượng, nhưng tôi thấy rõ  sự lạc nhịp của nốt nhạc lạ này trong cấu trúc chương trình đào tạo Hoằng pháp viên. Nếu cho rằng ông tiến sĩ và hai vị kia quảng bá cho sản phẩm sinh học nọ thì có đúng không? Cơ chế thị trường, người kinh doanh dược làm mọi thứ pháp luật không cấm, song viện dẫn đến “tiến sĩ” và “cán bộ cao cấp chính phủ” và tiến hành trong giảng đường tôn nghiêm của Phật giáo thì có vấn đề gì không?

Trên xe buýt đi dự một sự kiện khác gần, một nữ phật tử bật mí với tôi: Cô kỹ sư nọ tài trợ gạo cho sự kiện Hoằng pháp này! À... Kết thúc Hội thảo, xe chúng tôi về. Người tài xế dừng khá lâu ở nơi cung cấp sữa bò Long Thành, chị ngồi ghế cạnh đã lủ khũ mang lên mấy chai sữa còn mới nguyên.. Tôi cười, “ngộ” ra nhiều điều...

Về nhà, gõ tìm qua Google, mới biết tiến sĩ Ngô Đức Vượng quảng bá rất nhiều cho các sản phẩm thực phẩm chức năng. Theo dõi qua báo chí, được biết các chùa ở Nhật Bản và Trung Quốc kinh doanh nhiều loại hình để duy trì nguồn tài chính, nhà sư còn tham gia các sự kiện thời trang gây quý, cần có cái nhìn mở trong thời đại mới. Song vẫn thấy lạ lẫm cho những thuyết giảng lạ ở giảng đường Đại tòng Lâm chiều 7/12/215.

Bạn có thấy lạ như mình không?

Nguyễn Thành Công
Ghi chú: Bài viết thể hiện cách hành văn, suy nghĩ và diễn đạt riêng của tác giả, một phật tử ở Tp.Cà Mau.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm