Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 12/10/2016, 08:32 AM

Nữ cư sĩ Munjeong – người có công phục hưng Phật giáo ở Triều Tiên

Khán giả Việt Nam biết đến bà qua hình tượng Trung điện trong bộ phim dài tập Chốn hậu cung và hoàng hậu đã hết lòng bảo vệ Dae Jang Geum trong bộ phim cổ trang Nàng Dae Jang Geum. 

Văn Định vương hậu (tên tiếng Anh: Munjeong) (1501 – 1565), họ Doãn, là quý nhân của Triều Tiên Trung Tông, mẹ của Triều Tiên Minh Tông. Bà được biết đến với vai trò nhiếp chính trải qua thời kỳ của Minh Tông đại vương, và là một trong những vương hậu nổi tiếng nhất của vương triều này.
 
Vua Trung Tông (1488 – 1544) là vị vua thứ 11 của nhà Triều Tiên, trị vì tổng cộng 38 năm. Ông lên ngôi trong một hoàn cảnh đặc biệt, anh trai ông là Yên Sơn Quân bị phế truất, binh lính đảo chính ép ông lên làm vua. Người vợ tào khang lại vốn là con gái của Thận Thủ Cần, người đã bị giết vì phản đối phế truất Yên Sơn Quân. Nên ông bị ép bỏ phế truất hoàng hậu do phe đảo chính sợ hoàng hậu sẽ báo thù. 

Sau đó Trung Tông chọn trung điện thứ hai, là Chương Kính vương hậu, họ Doãn. Không may, bà qua đời sau khi sinh vương tử chưa đến bảy ngày (tức Nhân Tông đại vương). Lúc này anh em của cố trung điện đã cố gắng tìm trong gia tộc họ Doãn một nữ nhân để tiến cử cho vị trí trung điện đang bỏ trống với hi vọng người trong họ sẽ bảo vệ vương tử, đối địch với các phi tần của Trung Tông cũng đều đẻ được hoàng nam. Người được chọn là con gái của sĩ tộc cao quý đương thời, tuy xuất thân danh giá, nhưng hành xử đoan trang, dùng đồ rất dung dị, không chuộng xa hoa. Năm 1517, Doãn thị được chọn làm quý nhân kế nhiệm của Trung Tông đại vương, khi ấy bà mới 17 tuổi. 

Văn Định vương hậu đã nuôi dạy, bảo vệ và coi Vương Thế tử (tức Nhân Tông) như con đẻ của mình, giúp Nhân Tông đại vương lên ngôi. Lúc bà còn tại vị trung điện của Trung Tông bà đã gặp phải rất nhiều sóng gió trong hoàng cung do tranh chấp quyền lực và quyền thừa kế ngôi vị.

Đặc biệt bà phải đối phó với Kính tần họ Phác – một người hết sức mưu cơ được một số đại thần trong triều chống đỡ, cùng với con trai là Phúc Thành quân đang có âm mưu loại trừ thế tử để lên kế vị. Việc bà được đưa vào cung với mục đích ban đầu là để nuôi dạy và bảo vệ cho thế tử còn nhỏ tuổi, đã khiến bà trở thành người cản đường mẹ con Kính tần thực hiện âm mưu. 

Văn Định vương hậu từ lúc vào cung sinh liên tiếp ba công chúa, trong khi các phi tần của vua Trung tông đều sinh được hoàng tử. Trong một vương triều mà số phận của người phụ nữ bị định đoạt bằng việc có sinh được hoàng nam hay không thì việc sinh liên tiếp ba hoàng nữ, có thể thấy bà đã phải sống những tháng ngày rất nhẫn nại trong hậu cung. 

Năm Giáp Ngọ 1534, ở độ tuổi 33, cuối cùng vương hậu đã sinh được hoàng tử, tức Khánh Nguyên đại quân. Lúc này, vua Trung Tông đã 47 tuổi, niềm vui có được hoàng tử vào tuổi xế chiều càng khó diễn tả nên lời. Từ đó nảy sinh ra phe Đại Doãn do Doãn Nhậm bảo vệ Vương Thế tử và Tiểu Doãn do Doãn Nguyên Hành đứng đầu bảo vệ Khánh Nguyên đại quân.

Năm 1545, Trung Tông đại vương băng hà, thế tử lên ngôi, tức Triều Tiên Nhân Tông. Văn Định vương hậu được tôn làm Vương đại phi. Tuy nhiên, Nhân Tông mất do bệnh tật khi mới chỉ tại vị được chưa đầy 1 năm, lúc này con đẻ của Văn Định vương hậu là Khánh Nguyên đại quân lên ngôi, tức Triều Tiên Minh Tông. Đại phi Doãn thị lại được tấn phong làm Đại vương đại phi.

Minh Tông đại vương kế vị khi chỉ 12 tuổi, còn ít tuổi chưa đủ sức để gánh vác việc triều đình. Đại vương đại phi buông rèm nhiếp chính, dùng em trai mình là Doãn Nguyên Hành làm phụ chính, thực sự chuyên quyền trong một thời gian dài, từ năm 1545 đến năm 1565, tổng cộng 20 năm nắm đại quyền.

Triều Tiên thời bấy giờ vốn chủ trương tôn Nho bài Phật. Tăng lữ bị đày trong cung cấm. Phật giáo bị bức hại gay gắt trong nhiều thế kỷ. Triều đình ra các sắc chỉ giảm số lượng các tu viện và tỳ khưu, các sư không được phép vào thủ đô, các trường phái Phật giáo bị sát nhập một cách bó buộc. 

Trong thời gian làm nhiếp chính bà đã phục hồi nền Phật giáo ở Triều Tiên với sự giúp đỡ rất nhiều của Jeong Nan Jeong – ái thiếp của Doãn Nguyên Hành. Văn Định vương hậu tin rằng bà được ngồi ở vị trí này là nhờ đức Phật tổ phù hộ, vì thế bà tuyệt đối không bao giờ quên. Bà dỡ bỏ các lệnh cấm, cho xây dựng các chùa đền thờ Phật, làm nên sự hồi sinh đầy ấn tượng ở đất nước Nho học. 

Bà còn cho mời một vị đại sư là Phổ Vũ (1515 – 1565), tương truyền Phật pháp vô cùng cao thâm vào cung để tham vấn việc nước, cùng bàn chính sự, việc này làm tầng lớp sĩ phu Nho giáo rất tức giận. Phổ Vũ được phong làm Phán Tuyên giáo vũ tông tư đồ đại thiền sư, một chức quan ngang hàng với Phán thư (Tể tướng) thời đó. Đối với đất nước Triều Tiên sùng Nho bài Phật thì đây là cách xử lý nhân sự có tính cách mạng lớn. 

Về quan điểm của Phổ Vũ thì Nho lâm và Phật giới đánh giá hoàn toàn khác nhau. Giới Nho sinh nói rằng Phổ Vũ là một yêu tăng, liên kết với vương hậu để biến Triều Tiên thành loạn thế.  Nhưng giới Phật giáo lại đánh giá Phổ Vũ là một đại sư vĩ đại, đưa Phật giáo trở nên hưng thịnh. Khi đó Phổ Vũ ở hẳn trong hoàng cung, cùng Văn Định vương hậu bàn việc nước. Khi vương hậu qua đời, Phổ Vũ bị miễn chức, chịu cảnh lưu đày ở đảo Jeju và bị xử chết. Hai năm sau đó, chế độ tăng khoa cũng bị hủy bỏ.

Về mặt giáo lý, Phật giáo ở Triều Tiên là sự pha trộn thông thường theo kiểu Trung Hoa, giữa Thiền tông, Tịnh độ tông và những tín ngưỡng bản địa. Minh chứng cho nhiệt tâm hồi sinh Phật giáo của vương hậu là chùa Bongeunsa (Phụng Ân cổ tự - một trung tâm lớn của Thiền tông). Chùa được xây dựng năm 794, nhưng dưới chế độ mà Nho giáo là lý tưởng chính trị duy nhất của vương triều thì chùa gần như bị bỏ quên, thậm chí bị áp bức. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Văn Định vương hậu để thức tỉnh Phật giáo, chùa được xây dựng lại, và trở thành nền tảng cho sự phục hồi Phật giáo ở Triều Tiên. 
                                     (Ảnh: Chùa Bongeunsa ngày nay)
Ngày 4 tháng 7 năm Ất Sửu (năm Minh tông thứ 20), hoàng hậu Văn Định qua đời ở tuổi 65. Nữ hào kiệt thống trị nhà Triều Tiên 20 năm đã rời khỏi nhân thế khi Minh tông vẫn chưa có con nối dõi. Từ một người con gái xuất thân trong một gia đình quý tộc nghèo, được chọn làm Trung điện. Sau này khi đối mặt với sự thay đổi quyền thế của triều đình, dẫn đến bao cuộc đấu tranh, bà vẫn kiên trì, tiếp tục sống. 

Sau khi vua Nhân Tông băng hà, con trai của bà là Khánh Nguyên đại quân lên kế thừa ngôi vị ở tuổi 12. Qua việc buông rèm nhiếp chính, trên thực tế bà đã nắm quyền lực của cả Triều Tiên. Sau khi bắt đầu buông rèm nhiếp chính, bà đã gây ra vụ sĩ họa năm Ất Tị, giết chết Doãn Nhậm, người nắm quyền thế triều đình năm đó cùng nhiều nho sinh, sĩ lâm khác.

Do đó, chịu sự phê phán kịch liệt của giới sĩ nhân. Nhưng bà đã cách tân toàn diện quốc sự Triều Tiên bằng cách sùng bái Phật giáo. Lăng của bà được táng tại Thái lăng, bên cạnh Trung Tông đại vương. Thụy hiệu của bà là Thánh Liệt Nhân Minh Văn Định Vương hậu.

Bình Minh (Tổng hợp)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Kỳ quan chùa cổ nghìn năm tạc thẳng vào vách núi

Quốc tế 10:30 25/03/2024

Mạch Tích Sơn là một trong bốn quần thể hang động Phật giáo lớn nhất Trung Quốc với hàng nghìn bức tượng, tranh Phật quý giá và được biết đến là địa điểm hấp dẫn dọc theo Con đường tơ lụa của Trung Quốc cổ đại.

Cậu bé ở Mỹ nhớ chi tiết về “tiền kiếp”, chính xác đến mức không thể giải thích

Quốc tế 15:35 23/03/2024

Một cậu bé ở Mỹ có những ký ức rất chi tiết - và chính xác đến đáng sợ - về những điều mà cậu gọi là “tiền kiếp” của mình. Đến bố mẹ của cậu cũng không hiểu vì sao con mình lại “nhớ” được những việc như vậy.

Lào phát hiện kho báu hơn 100 pho tượng Phật chưa xác định được nguồn gốc và độ tuổi

Quốc tế 14:10 23/03/2024

Mới đây, chính quyền tỉnh Bokeo (Bắc Lào) đã khai quật được hơn 100 pho tượng Phật lớn nhỏ và nhiều đầu tượng Phật có hình dạng khác nhau ở huyện Tonpheung, tỉnh Bokeo.

Phát hiện ngôi chùa cổ đầy kho báu, ít nhất 1.500 tuổi ở Trung Quốc

Quốc tế 15:30 14/03/2024

Một hố hình vuông chứa ngọc trai, đồ trang sức quý và hàng trăm tượng Phật đã được khai quật trong tàn tích ngôi chùa cổ.

Xem thêm