Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 03/10/2024, 11:48 AM

Doanh nhân Trung Quốc xuất gia, chăm sóc 600 trẻ em bị bỏ rơi

Sáu trăm đứa trẻ giờ đã có một mái nhà chung, thường nhật chúng nó tươi cười, tắm mát trong suối nguồn từ bi, sưởi ấm dưới ánh mặt trời trí tuệ Phật pháp.

Từ doanh nhân Trung Quốc trở thành tu sĩ Phật giáo, trong suốt 12 năm qua, thầy đã cưu mang và chăm sóc 600 trẻ em bị bỏ rơi, ở độ tuổi từ trẻ sơ sinh đến 10 tuổi.

Nhà sư Daolu, được gọi với tên trìu mến là Papa Wu, đến từ Giang Tô là một tỉnh nằm ở ven biển phía Đông của Trung Quốc, thầy đã cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho những phụ nữ phải đối mặt với tình trạng mang thai ngoài ý muốn.

tap-chi-nghien-cuu-phat-hoc-doanh-nhan-tq-thanh-tu-si-pg-cham-soc-tre-em-1-1727667062

Thầy Daolu chia sẻ rằng, những bà mẹ của các đứa trẻ này đều là những bà mẹ đơn thân không đủ khả năng nuôi con một mình. Thầy kể một câu chuyện cụ thể trong đó, thầy đã giúp một người phụ nữ mồ côi cả song thân phụ mẫu đang mang thai bảy tháng. Chàng trai, người bạn tình đã bỏ rơi cô sau khi lấy hết tiền của. 

Trong một câu chuyện khác, một phụ nữ trẻ là du học sinh Trung Quốc, trở về nước để sinh con sau khi mang thai ngoài ý muốn, trong khi vẫn giữ bí mật với gia đình. 

Năm 2012, thầy Daolu lần đầu công khai thông tin liên lạc trên mạng xã hội, lưu ý: “Đối với những người không thể chăm sóc con cái chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và cung cấp nơi trú ẩn an toàn.” (South China Morning Post)

tap-chi-nghien-cuu-phat-hoc-doanh-nhan-tq-thanh-tu-si-pg-cham-soc-tre-em1-1727667162

Nhiều phụ nữ lầm đường lỡ bước vào con đường hôn nhân và gặp nỗi bất hạnh có nhu cầu đã liên hệ với thầy Daolu, người xử lý mọi việc từ chăm sóc trước khi sinh nở, bao gồm chi phí, sắp xếp phẫu thuật và chờ đợi bên ngoài phòng phẫu thuật.

Những đứa con nuôi của thầy Daolu thường sống gắn bó với thầy tại chùa, nhưng sau khi chùa bị phá huỷ, họ được chuyển đến một ngôi nhà nhỏ được gọi là “Bảo Hộ cung” (Protective Abode) ở Chiết Giang, một tỉnh ven biển phía đông của Trung Quốc.

Thầy Daolu cũng đã phát hiện ra rằng 90% du khách thập phương hành hương đến chùa gặp thầy là những phụ nữ cầu chúc phúc cát tường cho những lần phá thai. 

Một người phụ nữ giải thích khi được hỏi về lý do phải phá thai: “Tôi còn quá trẻ, cha mẹ tôi không đồng ý cho tôi sinh con, và tôi không có nơi nào để đi. Ai khác có thể giúp tôi?” (South China Morning Post)

Thầy Daolu và các tình nguyện viên của thầy, thường nhật đã cung cấp dịch vụ đưa đón các trẻ em đến trường, trước khi các bé ngủ, thầy và các tình nguyện viên kể chuyện cổ tích, hay những mẫu chuyện ngụ ngôn (văn học Phật giáo), các hoạt động nghệ thuật và thủ công vào mỗi cuối tuần. Thầy Daolu đích thân tham dự các cuộc họp phụ huynh và giáo viên, theo dõi tiến trình học tập của các bé. 

tap-chi-nghien-cuu-phat-hoc-doanh-nhan-tq-thanh-tu-si-pg-cham-soc-tre-em2-1727667181

Chi phí cho trẻ em mồ côi chủ yếu từ tiền quyên góp và được bổ sung từ nguồn thu nhập bởi các hoạt động phật sự của thầy Daolu. Thầy và các tình nguyện viên phải sản xuất thức ăn chay để bán và bán trà online, nơi tài khoản mạng xã hội của thầy có 480.000 người theo dõi.

Trước khi xuất gia, thầy Daolu là một doanh nhân phật tử thành đạt. Năm 2010, thầy quyết định cống hiến tài sản cá nhân vào phúc lợi xã hội và hướng tới xuất gia cầu đạo - con đường hạnh phúc chân thật.

Thầy nhận xét: “Trong thương trường, càng kiếm được nhiều tiền, tôi càng thấy ghê tởm bởi sự phức tạp trong môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh”. (South China Morning Post)

Câu chuyện của thầy Daolu, một doanh nhân phật tử thành đạt đi xuất gia, đã gây nên những cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội. 

tap-chi-nghien-cuu-phat-hoc-doanh-nhan-tq-thanh-tu-si-pg-cham-soc-tre-em3-1727667196

Trong khi một số nhà phê bình, phản ánh các chuẩn mực xã hội truyền thống ở Trung Quốc, cho rằng hành động của thầy Dalu có thể được hiểu là hỗ trợ những phụ nữ mang thai và có con ngoài giá thú. Thầy khẳng định: “Nếu không có ai thực hiện công tác cứu thoát, bảo hộ này, những người phụ nữ và những đứa trẻ này sẽ bị bỏ rơi trong tình huống rất nguy hiểm.” (South China Morning Post)

Một người quan sát bình luận trên mạng xã hội: “Tình yêu đích thực không cần quan hệ huyết thống. Sáu trăm đứa trẻ giờ đã có một mái nhà chung, thường nhật chúng nó tươi cười, tắm mát trong suối nguồn từ bi, sưởi ấm dưới ánh mặt trời trí tuệ Phật pháp.” (South China Morning Post)

Tác giả: Dipen Barua

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Phật học

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Quốc tế 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ

Quốc tế 08:45 16/11/2024

Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào

Quốc tế 16:00 15/11/2024

Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn

Quốc tế 09:40 13/11/2024

Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...

Xem thêm