Phẩm hạnh người phụ nữ trong giáo lý Phật giáo
Đức Phật đã giải phóng người phụ nữ khỏi những tư tưởng áp bức cố hữu, đã nâng cao quy chế cho hàng phụ nữ và dắt dẫn nữ giới thực hiện địa vị quan trọng của mình trong xã hội.
> Nữ giới dưới góc nhìn của Phật giáo qua Kinh văn và Giới luật
Đề cao phẩm hạnh của người phụ nữ trong xã hội ngày nay là chuyện khá bình thường, nhưng nếu đem sự việc đó trở lui về quá khứ đến xã hội Ấn Độ cách đây trên hai ngàn năm trăm năm quả là điều nan thuyết. Thế mà đức Phật đã làm điều khó làm; đã nói điều khó nói này trong thời điểm ấy. Ngài đã giải phóng người phụ nữ khỏi những tư tưởng áp bức cố hữu, đã nâng cao quy chế cho hàng phụ nữ và dắt dẫn nữ giới thực hiện địa vị quan trọng của mình trong xã hội.
Như chúng ta đã biết, nữ giới trong xã hội Ấn Độ bấy giờ được xem là không xứng đáng để hưởng bất luận điều gì cao hơn hàng tôi tớ của chồng, của cha, hay của anh. Họ không bao giờ được sắp ngang hàng với nam giới trong xã hội. Điều này dẫn đến một tư tưởng thật cổ hủ: "Sinh con gái là một điều bất hạnh - còn hơn vậy nữa - là một đại họa". Quan kiến hẹp hòi này không phải chỉ có ở người dân thường mà nó còn tồn tại trong cả hàng vua chúa.
Trái hẳn với trào lưu tư tưởng đó, Phật cho rằng nơi người nữ vốn tiềm ẩn nhiều đức tính tốt như thông minh, nhẫn nhục, ôn hòa, bao dung, độ lượng... Nên khi thấy vua Pasenadi nước Kosala muộn phiền vì nghe tin báo hoàng hậu Mallika vừa hạ sinh công chúa, Phật liền khuyên:
"Này Nhân chủ, ở đời,
Có một số thiếu nữ,
Có thể tốt đẹp hơn,
So sánh với con trai,
Có trí tuệ, giới đức,
Khiến nhạc mẫu thán phục.
Rồi sinh được con trai,
Là anh hùng, quốc chủ,
Người con trai như vậy,
Của người vợ hiền đức,
Thật xứng đáng là Đạo sư,
Giáo giới cho toàn quốc".
Phụ nữ trong các chế độ xã hội thời Phật tại thế
Đức Phật đã chỉ cho quần chúng thấy rằng: người phụ nữ là mẹ của đàn ông. Không ai xứng đáng cho ta kỉnh mộ tôn sùng bằng mẹ của mình. Vì:
"Mẹ hiền còn sống gọi là mặt trời giữa trưa chói sáng
Mẹ hiền khuất bóng gọi là mặt trời đã lặn
Mẹ hiền còn sống gọi là mặt trăng sáng tỏ
Mẹ hiền khuất rồi gọi là đêm tối u ám".
Mẹ là mặt trời chói sáng, là mặt trăng dịu hiền. Với biện pháp so sánh độc đáo giữa người mẹ với hai hình ảnh độc nhất vô nhị phải chăng là cách tuyên dương đức hạnh cao quý của người phụ nữ?
Như chúng ta biết, trong những lính vực hoạt động khác nhau thì con người sẽ có những địa vị khác nhau. Như thế trong xã hội, người đàn ông nắm giữ những địa vị then chốt thì trong gia đình, giềng mối lại do người phụ nữ nắm giữ.
Bởi thế đức Phật thường dùng danh từ màtugàma có nghĩa là "hạnh làm mẹ", hay "xã hội những bà mẹ"? để tỏ ý kính trọng khi nói về những phụ nữ lớn tuổi và danh từ Pàramàsakhà (những người bạn tốt của chồng họ) để chỉ những phụ nữ đã kết hôn. Và chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều hình ảnh cao quý của người phụ nữ nói chung và người mẹ nói riêng trong giáo lý Phật giáo. Như ở Tăng chi bộ kinh, đức Phật khuyên con cái phải kính trọng cha mẹ trong nhà, vì theo Ngài "cha mẹ ngang bằng với Phạm Thiên":
"Phạm Thiên, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Các Đạo sư thời xưa, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Đáng được cúng dường, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Vì cớ sao? Giúp đỡ rất nhiều, này các Tỳ kheo, là cha mẹ đối với con cái, nuôi chúng lớn, dưỡng dục chúng, giới thiệu chúng vào đời".
Người nữ có thể chứng đạt sự giác ngộ, giải thoát trong kiếp hiện tại hay không?
Và Ngài cũng dùng kệ để tán thán công đức mẹ cha:
"Mẹ cha gọi là Phạm Thiên,
Bậc đạo sư thời trước,
Xứng đáng được cúng dường,
Vì thương đến con cháu,
Do vậy, bậc hiền triết,
Đảnh lễ và tôn trọng,
Dâng đồ ăn đồ uống,
Vải mặc và giường nằm,
Thoa bóp (cả thân mình)
Tắm rửa cả chân tay,
Với sở hành như vậy,
Đối với mẹ và cha,
Đời này người hiền khen,
Đời sau hưởng thiên lạc".
Rõ ràng, tuy đề cập đến cha lẫn mẹ, nhưng ở đây chúng ta cũng ghi nhận được tinh thần tôn trọng và kính nể hàng nữ lưu trong giáo lý Phật giáo. Là mẹ, người phụ nữ được hưởng danh dự xứng đáng trong Phật giáo. Bà mẹ được xem là cây thang thích nghi để con cái nương theo đó mà? đời sau hưởng Thiên lạc? và ?tạo nên nhiều phước đức?:
"Do chánh hạnh đối với hai (hạng người), bậc hiền trí... tạo nên nhiều phước đức. Đối với hai hạng người nào? Với mẹ và với cha. Do chánh hạnh đối với hai (hạng người) này, bậc hiền trí... tạo nên nhiều phước đức".
Với những lời thuyết giáo chơn chánh, đức Phật đã ghi sâu vào tâm não của dân chúng thời bấy giờ nhu cầu phải kính nể và tôn trọng phái nữ. Ngài dạy người nam nên xem người nữ như chị, như em gái và hết lòng bảo vệ họ, nên đối xử hiền hòa, dịu dàng với vợ, xem vợ là ngang hàng với mình, và cho con gái những cơ hội thăng tiến giống như con trai.
Ngài chưa từng khinh rẻ và xem nữ giới là những "ngọn đuốc soi sáng con đường dẫn xuống địa ngục" (Naraka màrgadvàrasya dìpikà) như Hemacondra, nhà văn hào Ấn. Thực ra, đức Phật tôn trọng, không xem rẻ phẩm giá người nữ không có nghĩa là Ngài không ghi nhận bẩm chất yếu đuối của họ.
Theo Ngài, tất cả tính thiện, ác; tốt, xấu ... đều có cả trong hai giới, nam và nữ. Do vậy trong giáo huấn, Ngài đặt mỗi giới vào đúng vị trí của họ. Nam hay nữ không còn là trở ngại cho việc thanh lọc thân tâm hay phục vụ độ tha. Đấy cũng chính là tinh thần bình đẳng giành cho nữ giới được thể hiện trong giáo lý Phật giáo.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm