Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 02/05/2020, 08:09 AM

Phân biệt nghiệp thiện và nghiệp ác

Bất cứ việc gì bạn làm cũng có thể trở thành Thiện nghiệp. Hầu hết những đau khổ mà chúng ta phải trải qua đều do chúng ta tự tạo tác nên, bởi lẽ chúng ta nghĩ về mình quá nhiều.

 >Thực hành thiện nghiệp để thay đổi hoàn cảnh

Cũng giống như một người điên không hề có tư duy mạch lạc, khi sân giận chúng ta có thể nói và làm những điều sẽ khiến chúng ta hối hận về sau. Trong tiếng Tạng, thuật ngữ này là “Nyonpa”, để chỉ một người nói mà không hề suy nghĩ, không hề phân tích.

 Thế nào là Thiện nghiệp?

Bất cứ điều gì bạn làm có thể mang lại lợi ích cho người khác ngay bây giờ hoặc mai sau thì đều là Thiện nghiệp. Trong Kinh ghi rõ rằng: "Bạn cần phải rộng lượng, nhưng bạn không được mang tới cho người khác những gì có thể gây tổn hại cho họ". Chẳng hạn bạn sẽ không được phép cho người ta sử dụng súng ống, không được mang cho thuốc độc, không được cho tiền để họ trở nên nghiện ngập hoặc nghiện rượu nhiều hơn. Cho dù có thể bạn mang lại lợi ích cho họ trong lúc này nhưng về sau bạn sẽ làm hại họ.

Bất cứ việc gì bạn làm cũng có thể trở thành Thiện nghiệp. Hầu hết những đau khổ mà chúng ta phải trải qua đều do chúng ta tự tạo tác nên, bởi lẽ chúng ta nghĩ về mình quá nhiều.

Bất cứ việc gì bạn làm cũng có thể trở thành Thiện nghiệp. Hầu hết những đau khổ mà chúng ta phải trải qua đều do chúng ta tự tạo tác nên, bởi lẽ chúng ta nghĩ về mình quá nhiều.

 Ý nghĩa Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo

Thiện nghiệp cũng như Ác nghiệp, đều là do tâm quyết định chứ không phải do hành động. Như vậy, Thiện nghiệp bắt nguồn từ tâm tốt đẹp của lòng nhân ái, từ bi, quảng đại và nhường nhịn trong khi Ác nghiệp xuất phát từ tâm ích kỷ, tham, sân. Khẩu nghiệp cũng như thân nghiệp đều do tâm kiểm soát. Khi tâm sân giận, miệng sẽ nói ra những lời nặng nề và thân sẽ gây sự ẩu đả. Khi tâm muốn có thứ gì, miệng sẽ nói rằng tôi muốn thứ đó và thân sẽ làm mọi cách để có thể có được. Như vậy cũng giống như mọi thứ đều phục tùng tâm, những điều tiêu cực cũng do tâm tạo, tâm kiểm soát hai nghiệp còn lại.

Vì vậy nên nguyên nhân của những gì tích cực hay tiêu cực đều là do tâm. Khi không nhận thức được tự tính tâm, thậm chí có lúc còn chẳng buồn kiểm lại xem tâm có tồn tại hay không, khi không hề kiểm chứng và thả mình thư giãn trong tự tính tâm, chúng ta sẽ thả cho tâm mặc kệ muốn tới đâu thì tới. Đối với những xúc tình, bất cứ ham muốn nào phát khởi, cho dù là thế nào thì nó cũng sẽ trở thành ông chủ, còn chúng ta chẳng hề có quyền lựa chọn. Chúng ta chẳng hề cố gắng chuyển hoá nó, khi sân giận nổi lên chúng ta cũng chẳng hề cố gắng kiểm soát, từ đó dẫn tới những hành động tiêu cực của thân và tạo ra ác nghiệp.

Thiện nghiệp cũng như Ác nghiệp, đều là do tâm quyết định chứ không phải do hành động.

Thiện nghiệp cũng như Ác nghiệp, đều là do tâm quyết định chứ không phải do hành động.

Phật khuyên “thập thiện nghiệp” chí điều nên tu tập

Hãy hiểu thấu ý nghĩa lời cầu nguyện

Nhiều khi bạn thực hành trì tụng, cầu nguyện nhưng lại chẳng hề suy nghĩ gì tới ý nghĩa lời cầu nguyện mà mình đang trì tụng. Bạn bắt đầu pháp thực hành bằng lời nguyện: “Tôi sẽ thực hành vì lợi ích của hết thảy chúng hữu tình rộng mênh mông như bầu trời". Khoan hãy nghĩ tới chúng sinh vô biên như bầu trời, hãy nghĩ tới những chúng sinh bé nhỏ đang sống xung quanh chúng ta, có thể dưới hình tướng người thân trong gia đình hay bạn bè, mà bạn đang không hề quan tâm chăm sóc. Vậy mà bạn lại nghĩ tới vô lượng chúng sinh hữu tình, như vậy dường như chẳng hợp lý chút nào.

Vì vậy, bạn cần phải đối xử chu đáo với những người xung quanh. Có những người giúp việc cho bạn, hoặc những con vật rất yêu quý bạn và coi bạn là chủ của chúng, chúng hoàn toàn phụ thuộc vào bạn, thế nhưng bạn lại chẳng để tâm đến chúng, bạn đối xử với chúng tàn tệ, bạn làm chúng bị tổn thương, còn bạn thì bận bịu thực hành đến quên đi tất cả. 

 Theo: drukpavietnam.org

>Xem thêm video:Vong linh trong quan niệm của Phật giáo:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Xem thêm