Kinh người cày ruộng làm biếng

Nghe như vầy! Một thời đức Phật cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị đại Tỳ kheo và chúng Bồ tát ở tại vườn Trúc, xứ La Duyệt Kỳ. Bấy giờ, Phật từ La Duyệt Kỳ đến Xá Vệ. Chư Bồ tát dẫn đường phía trước. Thích, Phạm, y phục thân thể như bốn đại thiên vương.

Các Tỳ kheo tăng đều theo sau Phật. Các trời, rồng, thần cúng dường ở trên. Rời thành không xa, khi ấy có một người đang cày ruộng giống, từ xa trông thấy Như Lai và đệ tử thị giả tướng hảo đoan chánh thù thắng, oai thần cao vời, dung mạo đẹp đẽ, như trăng trong sao. Các tướng hảo đó hào quang vàng rực, ba mươi hai tướng tốt đều xuất phát từ các tướng hảo. Xa trông thấy Thế Tôn, tâm liền hoan hỷ, muốn đến chỗ Phật cúi đầu đảnh lễ học hỏi giáo pháp. Phật ra đời rất khó lâu lâu xuất hiện một lần. Tự nghĩ: “Ðất cày chưa xong, xuống giống chưa được, cần phải rãnh rỗi mới được thấy Phật”.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Bấy giờ, Phật biết người kia khởi tâm biếng nhác, Thế Tôn liền cười phóng hào quang năm màu. Hào quang này từ miệng Ngài phát ra chiếu khắp mười phương cảnh giới, an ổn cho năm đường, rồi ánh hào quang đều tập họp đến chỗ Phật, địa ngục được dừng nghỉ, ngạ quỉ no đủ, súc sanh nghĩ thiện, loài người được cứu độ. Các trời, rồng, thần đến nghe đạo pháp.

Hiền giả A Nan hiểu rõ bảy thời tiết ứng pháp, cùng với mọi người đến chỗ Phật, quì dài chắp tay bạch Phật :

– Bạch Thế Tôn! Có nhơn duyên gì Ngài cười? Ðã cười tất sẽ có ý nghĩa.

Phật dạy A Nan:

– Thầy thấy người cày không?

A Nan thưa :

– Bạch Thế Tôn! Ðã thấy!

Phật dạy:

– Người này từng ở cõi Phật Duy Vệ, chín mươi mốt kiếp cày ruộng giống ở đây. Cứ mỗi lần thấy Phật là thường tự làm biếng hẹn để lần sau rồi lại siêng việc cày ruộng, tội pháp sanh tử, không hiểu phương pháp cày ruộng, không có ruộng tốt, đã hơn sáu đời Phật không được cứu độ, đời nay thấy ta lại phát tâm tốt, liền hối hận việc làm biếng cày ruộng, chuyển các gốc tội lỗi được an lạc.

Khi ấy, người kia ở xa nghe vậy, bỏ cày và ruộng đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, tự hối trách lỗi lầm, ngu si vô tri, tội rất sâu nặng, cúi xin thương xót tha thứ tội lỗi kia, ngu si tối tăm, giải đãi đến nay đã lâu, thấy được lòng tha thứ, cứu giúp, thoát khỏi sanh tử.

Phật dạy :

– Lành thay! Người có thể hiểu rõ lợi ích nơi pháp, trọn không làm tổn hại.

Phật vì người cày thuyết kinh, chỉ rõ cấu nhiễm của giải đãi, lợi ích của tinh tấn. Người cày bộc lộ sự vui mừng, ngay khi đó được bất thối chuyển. Các trời, rồng, thần vô số ngàn đều phát tâm Vô Thượng Chánh Chơn. Nên cần học đạo, thường xuyên tinh tấn, chớ bị giải đãi trôi mãi sanh tử qua nhiều kiếp số.

Phật thuyết như vậy, hiền giả A Nan, các trời, rồng, thần, vua, A tu la nghe kinh hoan hỷ, làm lễ rồi lui.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh nên hành trì, không nên hành trì

Kinh Phật 18:31 26/12/2024

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Thế Tôn nói như sau: “Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông pháp môn về nên hành trì, không nên hành trì. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng”.

Khái quát đầy đủ nhất về Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

Kinh Phật 15:00 25/12/2024

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện (Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện) là một trong những bộ kinh căn bản của Phật giáo Đại thừa nói về hạnh nguyện rộng lớn của Đức Địa Tạng Bồ Tát.

Kinh Angulimàla (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)

Kinh Phật 16:30 24/12/2024

Phật nói Kinh Angulimàla (Angulimàla sutta), trích từ Kinh Trung Bộ tập 2, Kinh Angulimàla, số 86, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Kinh Khất thực thanh tịnh

Kinh Phật 07:30 24/12/2024

Phật nói Kinh Khất thực thanh tịnh (Pindapàtapàrisuddhi sutta), trích từ Kinh Trung Bộ tập 3, Kinh Khất thực thanh tịnh, số 151, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Xem thêm