Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 30/10/2023, 08:08 AM

Pháp thân của Phật và của Bồ tát

Bồ Tát và A La Hán cần có Thân để mà tu tiếp cho đến tột Phật quả, và Thân này không hề phải là thân sắc chất thuộc kết nghiệp mà là Thân của “tịnh hành” an trụ bất động trong Pháp Tính Chân Như bất sinh bất diệt.

Thân này đúng là Thân của Chân Lý, của Pháp vô thượng, thế nên gọi Pháp Thân quả là không sai. Các Bồ Tát nơi địa vị này do đó được gọi là Pháp Thân Bồ Tát. Song còn Pháp Thân của Phật thì thế nào?

Thập Công nói: “Chân Thân của Như Lai đến Bồ Tát ở Địa thứ chín mà còn chưa thấy được, thì huống gì là các Bồ tát còn thối chuyển và các chúng sinh. Tại sao vậy? Vì Pháp Thân của Phật vượt ra khỏi ba cõi, không do nơi các hành nghiệp thân khẩu ý, mà do nơi vô lượng các công đức bổn hành thanh tịnh mà thành. Thân này an trụ lâu dài y như Niết bàn vậy.”Thông thường Bồ Tát phải đến Địa thứ tám mới thật sự là không còn thối chuyển nữa, mà ở đây ngay cả Địa thứ chín cũng còn chưa thấy được Pháp Thân Phật. Thật ra theo như Niết Bàn Kinh, thì cho đến Thập Địa Bồ Tát mà vẫn chỉ thấy Pháp Thân (Phật Tính) lờ mờ như qua lớp màn mà thôi. Các Bồ Tát dù đã chứng Pháp Thân, đã đắc Pháp Thân để tiến tu thành Phật, mà vẫn chưa thấy được Pháp Thân của Phật, điều này chứng tỏ Pháp Thân của Phật khác với Pháp Thân của Bồ Tát vậy. Khác ở chỗ nào? Và có giống ở chỗ nào chăng?

Bồ tát Quán Thế Âm

Bồ tát Quán Thế Âm

Phải chăng chúng ta cũng có thể phân ra hai mặt lý và sự để phân biệt. Theo lý thời Pháp Thân của Phật và Pháp Thân của Bồ Tát không có gì khác biệt, vì đều chỉ là lý thể Chân như Thật tướng, đều chỉ là Pháp tính vô sinh vô diệt của tất cả các pháp. Song trên phương diện sự thời Pháp Thân của Phật do vô lượng công đức thanh tịnh thuộc lục độ mà đức Phật đã thực hành trong giai đoạn nhân bổn. Nhờ vô lượng công đức này “trang nghiêm” mà do đó Pháp Thân của Phật trở nên bao la vô biên siêu việt vô thượng bất khả thuyết bất khả tư nghị. Thập Công diễn tả như sau: “Chân Pháp Thân thời có mặt khắp pháp giới như hư không khắp mười phương, ánh sáng chiếu khắp vô lượng quốc độ, âm thanh nói pháp vang khắp vô số cõi khắp mười phương, các chúng thuộc mười Địa mới nghe được pháp. Từ Pháp Thân ấy mới phương tiện mà hóa hiện ra vô lượng vô biên Hóa Phật, luôn có mặt khắp mười phương, tùy theo căn tính của chúng sinh mà hiện hình. Các hình tướng ấy có ánh sáng, mầu sắc, tinh thô, khác nhau.” Pháp Thân của các Bồ Tát dĩ nhiên là không thể nào so sánh được, vì các Bồ Tát chưa thực hành viên mãn được hết tất cả vô lượng các công đức thanh tịnh kia. Và cũng do đó mà Pháp Thân của Bồ Tát chưa thể hóa hiện ra được vô lượng hóa thân vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tham nhiễm ngũ dục rất điên đảo, người tu phải cố gắng lần lượt phá trừ

Kiến thức 09:30 03/05/2024

Các phiền não về tham không ngoài sự đắm nhiễm ngũ dục lục trần. Từ cội gốc tham, sanh ra các chi tiết xấu khác như: bỏn sẻn, ganh ghét, lường gạt giả dối...gọi là Tùy phiền não.

Tâm bình thế giới bình

Kiến thức 20:34 02/05/2024

Hòa bình nghĩa là không chiến tranh, không chết chóc, không đau thương. Quan niệm hòa bình của Phật giáo là không có chiến tranh từ tâm thức đến ngoại cảnh, từ nhân cho đến qủa. Nói rõ hơn, chiến tranh có là do tâm hỗn loạn, tham lam, sân hận và si mê.

Dứt trừ được phiền não sẽ giúp người tu Tịnh độ dễ sanh về Tây phương

Kiến thức 17:00 02/05/2024

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: "khuất động thiêu đốt" làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng.

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Xem thêm