Phật có ban ơn giáng phúc không?
Cho đến nay kinh sách chúng ta vẫn tồn tại hai khái niệm “tự lực” (nhờ vào công năng tu hành của mình) và “tha lực” (nhờ vào sự hộ trì bảo vệ từ năng lực bên ngoài). Pháp môn niệm Phật gồm tu theo tín, hạnh, nguyện mà thành tựu.

Trong một vài vụ việc, một số cá nhân phát biểu: Đức Phật không ban ơn giáng phúc, giải trừ vận hạn cho ai cả, nên đừng ai tin rằng đến chùa mong cầu mà được...
Đây là khẳng định đúng với phương pháp giáo hoá của Phật. Nhưng khẳng định một chiều như trên là chưa đầy đủ. Chưa đầy đủ ở một lẽ, cá nhân Đức Phật không giải nghiệp, ban phúc cho ai, nhưng giáo pháp mà ngài giảng nếu họ ngộ ra, hành trì thì sẽ giải được nghiệp, bằng không, tín, tấn, định, niệm, lực là vô tác dụng trong đường lối tu hành.
Cho đến nay kinh sách chúng ta vẫn tồn tại hai khái niệm “tự lực” (nhờ vào công năng tu hành của mình) và “tha lực” (nhờ vào sự hộ trì bảo vệ từ năng lực bên ngoài). Pháp môn niệm Phật gồm tu theo tín, hạnh, nguyện mà thành tựu.
Ví dụ đơn giản, tâm đã thanh tịnh vắng lặng, lại gặp được môi trường trong sạch không ô nhiễm thì cả thân và tâm đều khoẻ.Trong hầu hết các kinh đều có các bài thần chú trừ tai ương và những lời khuyên: những ai chuyên tâm trì tụng, thực hành kinh này có thể tiêu hoàn toàn nghiệp chướng, tiêu trừ khổ nạn, chứng vô thượng bồ đề...
Dẫu biết y kinh giảng nghĩa tam thế Phật oan, nhưng lìa kinh một chữ cũng đồng ma thuyết vậy. Cho nên ở những trường hợp tu hành theo chứng đắc cá nhân, khi chưa đạt đến chỗ đồng hành với họ thì rất khó phán xét.Ngay bản thân Đức Phật, có những hoàn cảnh, hầu hết đệ tử rời bỏ ngài theo Đề Bà Đạt Đa. Nếu cứ suy luận ngài phải làm sai điều gì thì chúng hội mới từ bỏ ngài thì đó là dùng tâm phàm phu mà so sánh vậy.

Thế gian này không có ai ban phước giáng họa
Ngài đang giảng kinh Pháp Hoa, nhằm nói một Phật thừa không nói thừa nào khác, thì hội chúng đã bỏ đi ra, không chấp nhận lời Ngài nói “tất cả chúng sinh đều sẽ thành Phật”, vì họ chỉ chấp nhận một mình Ngài là Phật mà thôi. Ngài cũng từng nói rõ về quả báo khi dòng họ Thích bị tàn sát, và chính Ngài bị dư báo mà vì việc ấy đau đầu mất vài ngày.
Còn việc oan khuất, hay thiên ma ba tuần phá hoại thì kinh nói đến không ít.Có những việc trí không đồng, ngộ chẳng chung, rất khó chia sẻ vậy, nhất là những chuyện tiền kiếp, hậu kiếp, tái sinh, luân hồi, giải oan bạt độ...
Ghi chú: Thời công phu sáng, hầu hết các chùa đều trì tụng thần chú Lăng Nghiêm. Thần chú có 5 loại công năng: Tức tai pháp (giải trừ tai tương), hàng phục pháp (pháp làm cho hàng phục), tăng ích pháp (pháp làm cho tăng trưởng lợi ích), thành tựu pháp (pháp lảm cho thành tựu), câu triệu pháp (pháp thâu tóm về).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Thành kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm
Kiến thức
Dưới tòa sen vàng con lạy Bồ-tát Quán Âm. Ngài đã cho con niềm tin yêu giữa cuộc đời. Quán Âm Bồ-tát hiệu viên thông, mười hai nguyện lớn rộng mênh mông, cứu vớt chúng sinh qua cơn khổ nạn từ bi độ đời…(Lạy Phật Quan Âm - Hàn Châu).

Phổ Môn giải thoát
Kiến thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".
Xem thêm