Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 06/03/2023, 15:02 PM

Phật giáo có phải là tôn giáo không?

Nhiều người khẳng định một cách chắc chắn như đinh đóng cột rằng "Phật giáo không phải là tôn giáo" trong khi Thầy lại dạy: "Phật giáo không chỉ là một tôn giáo mà còn là một nền tư tưởng triết học vĩ đại, một nền minh triết sống" kính mong Thầy từ bi giải thích cho chúng con được rõ?

Đây là một câu hỏi không mới, nhưng rất thú vị, rất có vấn đề, nhiều người bàn cãi

Có người nói, Phật giáo là một nền giáo dục đạo đức hoàn mỹ.

Có người nói Phật giáo là tư tưởng triết học

Lại có người nói Phật giáo là văn hóa tín ngưỡng

Và không ít người bày tỏ quan điểm riêng biệt của mình trực tiếp hoặc gián tiếp về vấn đề này, cả trong một số hội thảo khoa học cấp quốc gia và quốc tế..

Phật giáo không phải là chùa to, Phật lớn!

88

Ví dụ Luật sư Lê Minh Trường từng phát biểu: Theo lối định nghĩa thông thường, một cách chính xác, Phật Giáo không phải là một tôn giáo (religion) bởi vì Phật Giáo không phải là "một hệ thống tín ngưỡng và tôn sùng lễ bái", trung thành với một thần linh siêu nhiên.

Phật giáo không đòi hỏi nơi tín đồ một đức tin mù quáng. Do đó một niềm tin tưởng suông không thể có chỗ đứng, thay vào đó là lòng tín nhiệm căn cứ trên sự hiểu biết.

Phát biểu như vậy có cái đúng, nhưng còn hơi phiến diện......

Dưới góc nhìn tôn giáo thì Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn và lâu đời nhất của nhân loại.

Xã hội Việt Nam nhìn nhận Phật giáo có lịch sử hơn 2000 năm là tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc.

Dưới góc nhìn triết học tư tưởng thì Phật giáo là một nền tư tưởng triết học vĩ đại phương Đông.

Dưới góc nhìn đạo đức học thì Phật giáo là nền đạo đức toàn thiện toàn mỹ.

Dưới góc nhìn tâm lý học thì Phật giáo là nền tâm lý học ....

Vì sao nhiều người trong Phật giáo, có thiện cảm với Phật giáo đi phủ nhận Phật giáo là tôn giáo? Bởi vì họ nghĩ khái niệm tôn giáo theo nghĩa tiêu cực, chỉ là lễ nghi tín ngưỡng mê tín sùng bái một nhân vật, một thế lực siêu nhiên nào đó, đương nhiên không là phù hợp với triết lý Phật giáo.

Thật ra chỉ cần hiểu chữ tôn giáo theo cách chiết tự đơn thuần, thì tôn nghĩa là tôn kính tôn quý, quý trọng, cao quý; giáo là dạy, là chỉ bảo, là lời dạy, ở đây chỉ lời dạy, giáo lý, tư tưởng, triết lý. Khi hiểu như vậy chúng ta không cần ngại khái niệm tôn giáo khi nói về Phật giáo nữa.

Nhìn ở bất kỳ góc độ nào, chúng ta cũng thấy Phật giáo soi sáng rực rỡ ở phương diện ấy.

Hiện nay Phật giáo hiện diện trên thế giới với tư cách là một tôn giáo lớn có đầy đủ các yếu tố của một tôn giáo của nhân loại (Giáo chủ, giáo lý và giáo đồ)...Năm 1999 Liên Hiệp Quốc công nhận ngày Vesak (ngày đản sinh, thành đạo và Niết bàn của đức Phật) là lễ hội văn hóa tôn giáo thế giới.

Năm 2009, Phật giáo đã được tôn vinh là Tôn giáo tốt nhất thế giới, do Hội Liên Minh Quốc Tế Tiến Bộ Tôn Giáo và Tâm Linh (ICARUS) tại Geneve, Thụy Sĩ trao tặng. Điều này tạo nên một vinh dự lớn lao với những người theo đạo Phật, nhằm khẳng định giá trị không đổi về lời Phật dạy từ xưa đến nay.

Thông qua hình thức một tôn giáo lớn và lâu đời của nhân loại nên những tư tưởng minh triết cao siêu vĩ đại và thiết thực mới được gìn giữ lưu truyền cho đến ngày nay trong Tam tạng Kinh Luật và Luận.

Khi chúng ta dùng khái niệm Phật giáo thì dĩ nhiên chúng ta đã xem Phật giáo là tôn giáo rồi.

Hơn nữa, nếu Phật giáo không phải là tôn giáo thì ngày nay, chúng ta đã không thể thấy được chùa chiền tháp miếu thờ Phật trang nghiêm, không thể thấy được Tăng Ni tín đồ đạo Phật trong hình thức pháp phục Phật giáo như Cà sa, hải thanh, mũ Tì Lư mũ Địa Tạng, mão Quan Âm, áo tràng, đồ nâu sồng, áo lam.... rất phổ biến. 

Vì vậy nhìn ở phương diện nào đi chăng nữa, chúng ta không thể phủ nhận: Phật giáo là tôn giáo lớn của nhân loại và là tôn giáo lớn ở Việt Nam.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm