Ý nghĩa, nguồn gốc ngày đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc
Vào năm 2000, lần đầu tiên Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc đã được long trọng tổ chức tại Trụ sở chính LHQ New York, Hoa Kỳ với sự tham dự của các truyền thống tông môn pháp phái Phật giáo thuộc 34 quốc gia.
Phật Đản online, nhớ Vesak Tam Chúc
Vesak là gì?
Vesak là tiếng Sinhalese của người dân đảo quốc Sri Lanka (Tích Lan), tiếng Pali là Vesakha, tiếng Phạn (Sanskrit) là Vaisakha, Vesak là tên gọi của một tháng theo lịch xưa của nước Ấn Độ trong thời Đức Phật, tháng Vesak tương đương tháng Năm dương lịch, và tháng Tư âm lịch. Theo truyền thống của Phật giáo Nam truyền (Theravada – Phật giáo Nguyên thủy) và Bắc truyền (Mahayana – Phật giáo Đại thừa) đều công nhận: “Đức Phật Đản Sanh vào ngày trăng tròn tháng Vesak”. Trong truyền thống của Phật giáo Nam truyền (Tích Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia…), Vesak được xem là tháng thiêng liêng nhất, bởi theo truyền thống này Đức Phật Đản sanh, Thành đạo và Niết Bàn đều vào ngày trăng tròn tháng Vesak.
Cách tắm Phật đúng trong lễ Phật Đản
Chính vì vậy, Lễ Vesak (ngày trăng tròn tháng Vesak) trong truyền thống Phật giáo Nam truyền là ngày Đại Lễ vô cùng quan trọng và được gọi là Lễ Tam Hợp (Hợp nhất 3 sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật: Đản sanh, Thành đạo và Niết Bàn). Tại nhiều quốc gia châu Á như Thái Lan, Nepal, SriLanka, Malaysia, Mianmar, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Campuchia, v.v…, Ngày lễ Vesak là ngày nghỉ lễ quốc gia. Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ, bi hỷ, xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng. Kỷ niệm lễ Vesak cũng có nghĩa là làm những nỗ lực đặc biệt để mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người bất hạnh như người già cao niên, người khuyết tật và người bệnh, chia sẻ niềm vui và hòa bình với mọi người.
Ở một số quốc gia, đặc biệt là Sri Lanka, hai ngày được dành cho việc cử hành Vesak, việc bán rượu và thịt thường bị cấm và tất cả các cửa hàng rượu, bia và lò giết mổ phải đóng cửa theo nghị định của chính phủ. Chim, côn trùng và thú vật được phóng sinh như là một "hành động mang tính biểu tượng của sự giải thoát", của sự trả tự do cho những người bị giam cầm, bị bỏ tù, bị tra tấn trái với ý muốn của họ. Tại Ấn Độ, Nepal, người dân thường mặc áo trắng khi lên các tịnh xá và ăn chay. Tại hầu hết các quốc gia châu Á đều có diễn hành xe hoa và nghi lễ tụng niệm, tại Hàn Quốc có lễ hội đèn hoa sen Yeon Deung Hoe rất lớn.
Những việc làm đơn giản để tích lũy công đức trong mùa Phật Đản
Liên Hợp Quốc là gì?
Theo bách khoa từ điển Wikipedia: Liên Hiệp Quốc (thường viết tắt là LHQ) là một tổ chức quốc tế (tiếng Anh là United Nations, viết tắt là UN) có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọngnguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 193 quốc gia thành viên, bao gồm hầu hết các quốc gia có chủ quyền trên Trái Đất; Liên Hiệp Quốc sử dụng 6 ngôn ngữ chính thức: Tiếng Ả Rập, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung Quốc; Đây được xem là Tổ chức lớn nhất trên thế giới. Trụ sở Liên Hợp Quốc có mặt hầu hết các quốc gia trên thế giới, và Trụ sở chính được đặt tại thành phố New York (Hoa Kỳ); Liên Hiệp Quốc và các cơ quan chuyên môn của nó quyết định các vấn đề về điều hành và luật lệ.
Theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, tổ chức này gồm 6 cơ quan chính, gồm: Đại Hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Ban Thư ký, Tòa án Công lý Quốc tế, Hội đồng Quản thác. Ngoài ra, một số tổ chức tiến hànhquản lý các cơ quan của Hệ thống Liên Hiệp Quốc, ví dụ như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF); Nhân vật đại diện tiêu biểu nhất của Liên Hiệp Quốc là Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, đương nhiệm là ông António Guterres (người Bồ Đào Nha).
Đức Phật đản sinh vào năm nào?
Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã từng phát biểu nhân Đại lễ Vesak 2007: “Hơn 2.500 năm qua, những lời dạy của Đạo sư Giác ngộ, Đức Phật Thích Ca vẫn tiếp tục là kim chỉ nam và đã mang lại ý nghĩa cho cuộc đời của hàng triệu người trên thế giới. Việc tổ chức hàng năm Đại lễ này là cơ hội để Phật tử xác quyết niềm tin vào giáo lý của Ngài, đồng thời phát huy tinh thần Từ bi-Trí tuệ và Hòa bình mà đức Phật Tổ đã truyền trao”.
Lịch Sử Hình Thành: Theo dòng lịch sử, Phật giáo đã hiện diện trên thế giới và cống hiến cho nhân loại hơn 2500 năm qua nhưng những đóng góp to lớn của Phật giáo đối với nhân loại vẫn chưa được thế giới công nhận là tôn giáo có cống hiến to lớn và thiết thực nhất cho nhân loại. Năm 1982, Đại Hội Phật giáo tại Srilanka (Tích Lan), với sự tham dự 34 quốc gia, dưới sự bảo trợ của Tổng Thống Srilanka đương nhiệm, tại Đại Hội này đã soạn thảo một kiến nghị thư với sự đồng thuận 34 quốc gia đồng kí và gởi trình lên Liên Hợp Quốc, xin công nhận Đại lễ Vesak là ngày Lễ Quốc Tế. Trước sự phát triển và ảnh hưởng của tôn giáo trên thế giới, nhiều sáng kiến đưa ra để lựa chọn một tôn giáo điển hình phù hợp với xu hướng phát triển của nhân loại tiến bộ. Trải qua 17 năm tìm hiểu xem xét, đến ngày 15 tháng 12 năm 1999, tại trụ sở chính TP. New York, nước Mỹ, Đại hội đồng Liên hợp quốc trong phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức chấp nhận đề nghị của 34 quốc gia, công nhận Lễ Vesak là Lễ Hòa Bình, và là ngày Đại Lễ của thế giới.
Phật đản sinh đưa tay nào lên trời?
Nghị quyết LHQ khẳng định 3 điều chính:
1. Công nhận Lễ Vesak là ngày Đại lễ của thế giới, là Lễ Hòa bình LHQ;
2. Công nhận Lễ Vesak là ngày Lễ thiêng liêng nhất của thế giới;
3. Công nhận sự đóng góp của Phật giáo là những đóng góp thiết thực cho thế giới như: Đạo đức, Hòa Bình, Tâm linh, Bình đẳng, bảo vệ môi trường, v.v…,
LHQ yêu cầu sự hổ trợ tổ chức Đại lễ Vesak hằng năm, không những tại trụ sở chính thành phố New York, nước Mỹ mà các trụ sở tại các nước thành viên cũng đều tổ chức bắt đầu từ năm 2000 trở đi. Vào năm 2000, lần đầu tiên Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc đã được long trọng tổ chức tại Trụ sở chính LHQ New York, Hoa Kỳ với sự tham dự của các truyền thống tông môn pháp phái Phật giáo thuộc 34 quốc gia. Kể từ đó đến nay Đại lễ Vesak đã được tổ chức nhiều năm liền ở trụ sở chính Liên hợp quốc, New York, Hoa Kỳ và ở các nước có Phật giáo đăng cai. Đại lễ Vesak Liên hợp quốc diễn ra ở các nước đăng cai với nhiều nội dung, bên cạnh nội dung sinh hoạt tôn giáo, còn có hội thảo bàn về những nội dung Phật giáo quan tâm để đóng góp vì lợi ích phát triển xã hội tốt đẹp, theo các chủ đề Phật giáo đối với đời sống xã hội. Ngoài ra còn có triển lãm, biểu diễn văn hóa nghệ thuật Phật giáo của nước đăng cai và các nước tham gia; du lịch thăm quan thắng cảnh, thắng tích Phật giáo. Thời gian và địa điểm tổ chức Đại lễ Vesak Liên hợp quốc do nước đăng cai quyết định.
Ý nghĩa Phật Đản 2020 của Hòa thượng Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN
Từ năm 2000 đến năm 2003, Trải qua 4 năm liên tiếp, LHQ đã đứng ra tổ chức; từ năm 2004 Phật giáo Thái Lan xin đăng cai tổ chức, và đây được xem là Lễ Vesak lần thứ I do các nước Phật giáo xin đăng cai, từ 2004 đến nay:
Lần I: Tháng 5 năm 2004, PL.2548 Hội thảo Phật giáo quốc tế (International Buddhist Conference, viết tắt là IBC) đã được chính phủ Hoàng gia Thái Lan bảo trợ và trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn tổ chức tại Trung tâm Phật giáo thế giới Buddhamonthon, với sự tham dự của trên 35 quốc gia và hàng trăm phái đoàn Phật giáo quốc tế. Tháng 6 cùng năm, các hoạt động đại lễ Phật đản đã được tổ chức tại trụ sở Liên Hiệp quốc, New York, Hoa Kỳ. Tháng 7 cùng năm, Hội thảo Phật giáo quốc tế về chủ đề “Phật giáo Thượng tọa bộ và Đại thừa” (Theravada and Mahayana Buddhism) được tổ chức tại hội trường Buddha-monthon và trung tâm Liên hợp quốc, Bangkok, dưới sự bảo trợ của chính phủ hoàng gia Thái Lan và sự đồng thuận của Hội đồng Tăng thống Thái Lan (Thai Sangha Supreme Council). Tại Hội thảo lịch sử này, các quốc gia tham dự đồng thuận Thái Lan làm nước đăng cai Đại lễ Phật đản Liên Hiệp quốc vào năm 2005.
Lần II: Ngày 18-21 tháng 5 năm 2005, PL.2549 Hội thảo Phật giáo thế giới đã được tổ chức để đánh dấu tuần lễ Vesak tại Sanamluang, Buddhamonthon và Trung tâm Liên Hiệp quốc Châu Á Thái Bình Dương. Trong thông cáo chung năm đó, các vị lãnh đạo Phật giáo từ 42 quốc gia đã chấp thuận Buddha-monthon là Trung tâm Phật giáo thế giới (Buddhist Center of the World) và cùng chấp nhận trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn làm đơn vị tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc những năm kế tiếp. Vào ngày 9-9-2005, tại phiên họp khoáng đại, Hội đồng Tăng thống Thái Lan đã công cử trường đại học Phật giáo Mahachula-longkorn, từ nay, thay mặt Giáo hội Phật giáo Thái Lan để tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc.
Tâm thư kêu gọi lan tỏa ngày lễ Phật Đản PL.2564 - DL.2020
Lần III: Ngày 7-10 tháng 5 năm 2006, PL.2550 tại Hội trường Liên Hiệp quốc Châu Á Thái Bình Dương và Buddhamonthon, Đại lễ Tam hợp lần thứ III đã được tổ chức gắn liền với lễ kỷ niệm 60 năm lên ngôi của đức vua Bhumipol; Lãnh đạo Phật giáo từ 48 quốc gia đã tham dự Hội thảo Phật giáo quốc tế này. Trong thông cáo chung, tất cả đã ký vào bản thỏa hiệp chấp nhận trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn làm đơn vị tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2007, đồng thời kỷ niệm sinh nhật 80 tuổi của đức vua Thái Lan.
Lần IV: Ngày 26 đến 29 tháng 5 năm 2007, PL.2551 Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ IV đã được long trọng tổ chức tại Hội trường Liên Hiệp quốc Châu Á Thái Bình Dương và Buddhamonthon với sự tham dự của 62 đoàn đại biểu cấp quốc gia và cấp vùng. Vào ngày 29-5-2007, trong lễ bế mạc, sau khi cứu xét thư thỉnh nguyện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thư đăng ký đăng cai của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Hòa thượng Dharmakosajarn đã căn cứ vào Hiến chương Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc để chính thức công bố trước hơn 500 đại biểu Phật giáo thuộc 62 quốc gia rằng Việt Nam sẽ là nước đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2008, và Giáo sư Lê Mạnh Thát, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ làm chủ tịch Ban Tổ chức Quốc tế.
Lần V: Ngày 13 đến ngày 17-5-2008, PL.2552, Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ V đã được long trọng tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia Mỹ Đình (National Convention Center - NCC) thủ đô Hà Nội, Việt Nam với trên 10.000 người tham dự, trong đó có trên 2.000 đại biểu quốc tế với 600 khách mời, đến từ trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ; Đây là Lễ hội văn hóa quốc tế có quy mô lớn nhất tại Việt Nam (tính đến thời điểm đó).
Nhân mùa Phật đản: Tìm hiểu về giáo lý, giáo điều căn bản của đạo Phật
Lần VI: Từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 5 năm 2009, PL.2553, Đại Lễ Vesak lần thứ VI được long trọng tổ chức tại Trung tâm Phật giáo Buddhamonthon – Bangkok – Thái Lan với sự tham dự của gần 1700 đại biểu là lãnh đạo Phật giáo, các học giả, nhà nghiên cứu và Tăng ni, phật tử đến từ 80 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Lần VII: Từ ngày 23 đến 25 tháng 5 năm 2010, PL.2554, Đại Lễ Vesak lần thứ VII được long trọng tổ chức tại tại Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya, Wang Noi, Ayutthaya, Thái Lan. Được biết, có 74 quốc gia tham dự, 8 nước được mời không tham dự với lý do tình hình an ninh tại Thái Lan. Đại lễ Phật đản – Vesak năm này cũng thu hút tới 1.700 phật tử quốc tế và 1.300 phật tử Thái Lan tham dự.
Lần VIII: Từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 5 năm 2011, PL.2555, Đại lễ Vesak lần thứ VIII được long trọng tổ chức tại Hội trường chính của Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya, Thái; gần 5.000 đại biểu là lãnh đạo Phật giáo các nước, thành viên IOC, đại diện các tổ chức tôn giáo và xã hội, các đại học Phật giáo, quan sát viên, trong đó hơn 1.700 đại biểu là người nước ngoài đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Lần IX: Từ ngày 31/5 - 02/6 năm 2012, PL.2556, Đại lễ Vesak LHQ lần thứ IX diễn ra tại thủ đô Bangkok của Thái Lan và thu hút sự tham gia của 5000 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Lần X: Từ ngày 21 - 23/5 năm 2013, PL.2557, Đại lễ Vesak LHQ lần thứ X được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị LHQ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Bangkok, Thái Lan. Gần 1.500 đại biểu của các tổ chức Phật giáo từ 87 quốc giavà vùng lãnh thổ đã đến tham dự; Khách mời trong phiên khai mạc còn có đại diện 18 cơ quan ngoại giao tại Bangkok, lãnh đạo các tổ chức quốc tế có văn phòng tại Thái Lan.
Đức Phật Đản sanh - suối nguồn hạnh phúc
Lần XI: Từ ngày 08 đến ngày 10-5-2014, PL.2558, Đại lễ Vesak LHQ lần thứ XI 2014 được tổ chức tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình; với chủ đề: Phật giáo góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc; có khoảng 20.000 người tham dự trong đó có 1.500 đại biểu là khách mời quốc tế đến từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có Phật giáo, các tổ chức quốc tế và sứ quán các nước có Phật giáo ở Việt Nam.
Lần XII: Ngày 28 tháng 05 năm 2015, PL.2559, Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2015 chính thức khai mạc vào lúc 9g15 sáng hôm 28-5-2015 tại hội trường chính Đại học Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (Wang Noi, Thái Lan). Về tham dự Đại lễ có hơn 5.000 đại biểu, trong đó có hơn 1.500 đại biểu quốc tế đến từ 80 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng 3.500 đại biểu nước chủ nhà Thái Lan.
Lần XIII: Ngày 28 tháng 05 năm 2016, PL.2560, Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2016 chính thức khai mạc tại đại quảng trường Celebration Mississauga, Singapore. Các địa điểm được xác nhận; thời gian được xác nhận vì vậy đây là một sự kiện trọng đại; Liên đoàn Phật giáo Singapore mời tất cả các chùa Phật giáo trong khu vực Greater Toronto, Peel, Halton, York và các khu vực khác cùng tham gia vào sự kiện công cộng này. Đại Lễ có sự tham gia trên 7000 người cùng với đại diện 100 tăng ni của tất cả các truyền thống Phật giáo và với sự hiện diện của Thượng nghị sĩ, Bộ trưởng liên bang và cấp tỉnh, các nghị sĩ, MPP và các thành viên của bộ ngoại giao, v.v….
Lần XIV: Ngày 12 tháng 05 năm 2017, PL.2561, Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ XIV đã được cử hành trong không khí trang nghiêm tại trung tâm hội nghị quốc tế BMICH - thủ đô Colombo, Sri Lanka.Tham dự Đại lễ có sự hiện diện của 1.500 đại biểu là nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo các tổ chức Phật giáo, các học giả và quý vị khách mời của trên 85 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới. Đặc biệt với sự hiện diện của ông Ranil Wickramasinghe, nguyên Thủ tướng; ông Maithripala Sirisena, Tổng thống nước Cộng hoà Xã hội Dân chủ Sri Lanka; ông Narendra Modi, Thủ tướng Ấn Độ đã khiến buổi lễ thêm phần long trọng.
Ý nghĩa ngày Phật đản trong đời sống người Việt
Lần XV: Ngày 25 tháng 05 năm 2018, PL.2562, Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ XV được long trọng tổ chức tại tại Hội trường chính Đại học Mahachula-longkorn-rajavidyalaya (MCU, Wang Noi, Ayutthaya), Thái Lan. Tham dự Đại lễ có sự hiện diện của 3.000 đại biểu quốc tế, nhiều vị lãnh đạo các Giáo hội, tổ chức Phật giáo, các nhà chính trị đến từ 85 quốc gia và các vùng lãnh thổ, Đức Tăng thống Phật giáo Vương quốc Thái Lan, ngài Somdet Phra Ariyavangsagatayana đã quang lâm chứng minh, cử hành nghi lễ cầu nguyện và có thông điệp quan trọng gửi đến toàn thể đại biểu…
Lần XVI: Từ ngày 12 đến 14/5/2019, Đại lễ Vesak LHQ 2019 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Phật giáo chùa Tam Chúc, Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam, Việt Nam; với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững. Đại lễ lần này có sự hiện diện của hơn 10.000 người tham dự bao gồm 1.500 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu, học giả Phật giáo từ 120 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới và đồng bào phật tử, nhân dân Việt Nam.
>Xem thêm video: Ý nghĩa của bái sám:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm