Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Phật giáo Nghệ An hồi sinh và phát triển

BTS Phật giáo Nghệ An tuy mới được thành lập và đi vào hoạt động được một Nhiệm kỳ, về mặt tổ chức còn non trẻ, song với sức sống mãnh liệt và niềm tin, cũng như tinh thần dấn thân, cầu thị và học hỏi từ các tỉnh thành đi trước nên Phật giáo Nghệ An đã từng bước hồi sinh và phát triển vượt bậc, vững chắc, hòa mình cùng phật sự chung của Phật giáo cả nước.

Toàn tỉnh hiện nay có 50 cơ sở thờ tự đạo Phật được công nhận (49 chùa và 01 niệm Phật đường), trong đó có 09 chùa là di tích lịch sử văn hóa, 05 chùa có tổ chức lễ hội quy mô lớn. 02 chùa được xếp hạng di tích, 53 vị tăng, ni phụng đạo và gần 50.000 tín đồ phật tử và hàng trăm ngàn người có tín ngưỡng đạo Phật. Phân công tăng, ni phụ trách 17/21 huyện thành thị trong toàn tỉnh, đề nghị UBND tỉnh cho phục hồi tiếp 37 ngôi chùa. 
Mối quan hệ giữa Giáo hội và chính quyền các cấp ngày càng gắn kết 
BTS đã quyết định bổ nhiệm trụ trì 17 chùa, nâng tổng số chùa có sư trụ trì là 27, phê chuẩn nhân sự cho 11 Ban Hộ tự các chùa, thuyên chuyển hoạt động cho 07 vị tăng về ổn định hoạt động phật sự. Quý vị tăng, ni đều chấp hành nghiêm chính sách Pháp luật của Nhà nước, Hiến chương Giáo hội; tích cực tham gia các kỳ An cư Kết hạ, trau dồi Giới - Định - Tuệ, thúc liễm thân tâm, tích cực hưởng ứng chương trình chung tay xây dựng biển đảo quê hương, chương trình cùng ngư dân bám biển, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, Quỹ ngày vì người nghèo, quỹ khuyến học, khuyến tài, quỹ đền ơn đáp nghĩa, chương trình mục tiêu quốc gia về “Xây dựng nông thôn mới”...
Trong nhiệm kỳ qua đã bổ nhiệm 27 vị đại đức tăng, ni về trụ trì tại các chùa
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về tôn giáo, định hướng hoạt động phật pháp thời gian qua cũng được BTS Giáo hội Phật giáo tỉnh làm tốt nên các chùa đều chủ động tổ chức nghi lễ bảo đảm trang trọng, thành kính, an toàn và tiết kiệm, đúng quy định. Ðặc biệt, các lễ hội truyền thống như Lễ hội Văn hóa Phật giáo “Hương sen xứ Nghệ”, Lễ hội Đền - chùa Gám, Lễ hội khai bút đầu xuân … được tổ chức trang nghiêm, không chỉ phát huy tốt giá trị lịch sử, văn hóa của di tích mà còn thu hút đông đảo tín đồ và nhân dân tham gia các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian, tham quan chiêm bái lễ Phật và học hỏi, tìm hiểu về giáo lý nhà Phật.
Nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh
TT.Thích Thọ Lạc, Phó Trưởng ban TT BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An cho biết: “Ðể đưa giáo pháp của đức Phật đến với quần chúng nhân dân, BTS Phật giáo tỉnh đã giao các vị phụ trách Phật giáo các huyện chỉ đạo các chùa tổ chức và duy trì đạo tràng tu tập, học hỏi giáo lý theo định kỳ. Trong các ngày lễ lớn như lễ Phật đản, lễ Vu lan…, hướng dẫn các chùa tổ chức kết hợp giảng giáo lý và hành trì lễ niệm, mở đàn truyền giới, quy y Tam Bảo cho tín đồ phật tử; tổ chức các khóa tu mùa hè để thu hút giới trẻ, duy trì lớp học giáo lý Hoa Sen; Tuyên truyền, động viên tín đồ và nhân dân chấp hành nghiêm chính sách, pháp luật của Nhà nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”.

Thông qua hoạt động, tăng, ni đã đưa giáo lý từ bi của đức Phật đến với nhân dân, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng, duy trì, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhiệm kỳ qua, BTS Phật giáo tỉnh cũng chú trọng công tác đào tạo tăng tài để các tăng, ni trẻ có đủ đạo hạnh, năng lực, trình độ Phật học đáp ứng nhu cầu phục vụ chúng sinh. Toàn tỉnh có 04 vị tiến sĩ, 04 vị thạc sĩ và 10 cử nhân, 8 vị trung cấp, 02 vị theo học hệ cử nhân Phật giáo, 03 vị theo học hệ cao đẳng. 

Ðể tăng, ni và tín đồ phật tử có nơi sinh hoạt tu học, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng cũng như tổ chức lễ hội truyền thống, nhiều chùa đã tiến hành trùng tu, xây dựng lại các công trình thờ tự bảo đảm trang nghiêm, tạo khuôn viên khang trang, lưu giữ nét văn hóa truyền thống của Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Xứ Nghệ với kinh phí hàng chục tỷ đồng như: chùa Lam Sơn, chùa Đông Yên (Quỳnh Lưu), chùa Đại Tuệ (Nam Đàn), chùa Cần Linh (Tp.Vinh), chùa Cổ Am (Diễn Châu), chùa Viên Quang (Nam Đàn), chùa Chí Linh (Yên Thành), ... Công tác mở rộng quy hoạch và cấp phép xây dựng đang được các chùa đẩy nhanh tiến độ như chùa Hà, chùa Đạt, chùa Hồng Phúc;....

Cùng với đó, các chùa thực hiện tốt, theo đúng chính pháp, duy trì nề nếp lễ nghi tôn giáo, giúp cho tín đồ phật tử có môi trường tham gia hoạt động văn hóa tâm linh, giáo dục ý thức tín ngưỡng, vận động tín đồ phật tử “sống tốt đời, đẹp đạo” , xây dựng đời sống văn hóa, hưởng ứng các phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, xây dựng nông thôn mới. Vận động gia đình và nhân dân yên tâm bám biển, đánh bắt xa bờ góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Nhiều vị tăng, ni được tín nhiệm bầu làm đại biểu HĐND tỉnh và huyện, tích cực tham gia hoạt động của MTTQ, hội chữ thập đỏ, Thanh niên, phụ nữ,… Bên cạnh đó, phát huy tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật và truyền thống “hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc”, những năm qua, BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An và các chùa đã vận động các nhà hảo tâm, tăng, ni, phật tử tích cực ủng hộ, tham gia các hoạt động thiện nguyện từ năm 2011 đến nay đạt trên 25 tỷ đồng, góp phần xây dựng hình ảnh Phật giáo xứ Nghệ thân thiện, với những giá trị nhân văn sâu sắc.
Hoạt động an sinh xã hội luôn được quan tâm trong nhiệm kỳ với kinh phí trên 25 tỷ đồng 
TT.Thích Thọ Lạc cho biết thêm: Nhiệm kỳ 2017 - 2022 Phật giáo Nghệ An sẽ có nhiều triển vọng tốt hơn, công tác nhân sự là quan trọng nhất, thành viên trong BTS sẽ là những vị có học vấn, còn trẻ, khỏe, có tinh thần hòa hợp đoàn kết, trình độ học vấn, có đạo đức, uy tín, tinh thần dấn thân vì sự nghiệp chung... đáp ứng với nhu cầu phật sự thiết thực trong giai đoạn mới. Nói về phương hướng và nhiệm vụ trong nhiệm kỳ này, Phật giáo Nghệ An sẽ kế thừa, phát huy những kết quả đã đạt được, thực hiện tốt hơn nữa công tác tăng sự, hoằng pháp, tổ chức nghi lễ, đề nghị khôi phục và xây mới một số ngôi chùa, tu bổ nơi thờ tự.

Phối hợp với tăng, ni, phật tử, các nhà hảo tâm tổ chức tốt các hoạt động xã hội, từ thiện; khảo sát, nghiên cứu, tọa đàm và tiến hành biên soạn cuốn lịch sử Phật giáo Nghệ An, tăng cường phối hợp với chính quyền các cấp nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo; Phát huy tinh thần “Phụng đạo yêu nước” của Phật giáo Việt Nam, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Trước thềm Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Nghệ An lần thứ II, nhiệm kỳ 2017-2022 sắp được diễn ra vào ngày 29-30/04/2017 và trên chặng đường phát triển, tin tưởng rằng, đồng bào chức sắc, tín đồ Phật giáo Nghệ An tiếp tục phát huy giá trị nhân văn, đạo đức của Phật giáo, thực hiên thắng lợi nhiệm vụ năm 2017, tạo đà quan trọng tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh lần thứ II, nhiệm kỳ 2017-2022.

Hữu Tình 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Phật pháp và cuộc sống 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Hòa thượng Pháp Tông giới thiệu về tranh thủy mặc

Phật pháp và cuộc sống 12:27 28/03/2024

Tranh thủy mặc là một trong các hình thái hội họa xuất phát từ Trung Quốc. Dựa vào thuật ngữ “thủy mặc” chúng ta có thể hiểu nôm na là loại tranh này chủ yếu do mài mực Tàu ra, pha với nước, rồi dùng bút lông vẽ trên giấy xuyến hoặc trên lụa nên về sắc thái chỉ có hai màu đen và trắng.

Người trồng nụ cười

Phật pháp và cuộc sống 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Phật pháp và cuộc sống 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Xem thêm