Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 19/11/2012, 23:40 PM

Phật giáo trong đời sống tâm linh người Việt Nam

Phật giáo thực sự đã thấm sâu vào tư duy, sinh hoạt, ghi đậm dấu ấn trong văn hóa Việt. Đến đời nhà Lý (1009-1224), nhà Trần (1225-1400), Phật giáo phát triển cực thịnh, trở thành quốc giáo cho tới ngày nay. Cả nước hiện có gần 45 triệu tín đồ đã quy y Tam Bảo, 45.000 tăng ni, 14.775 chùa, tự viện, tịnh xá, tịnh thất.

Tôi tình cờ gặp lại Trần Lan Anh, 35 tuổi, khi dạo quanh một ngôi chùa trong lòng Hà Nội. Khá bất ngờ vì trước đây chị không hề hứng thú cúng bái chùa chiền, thậm chí chưa từng lui tới những nơi này.


Biết tôi ngạc nhiên, chị giải thích: “Lấy chồng rồi, hay theo mẹ chồng lên chùa lễ Phật vào những ngày rằm, mùng một hay những ngày lễ lớn, dần rồi quen. Sau đó cứ đến dịp là mình sửa soạn hương hoa đến chùa, cầu mong cho gia đình hạnh phúc.”


Đến chùa mới cảm nhận được cái thiền tịnh của chùa, lòng nhẹ nhàng thanh thản khi được giải thoát khỏi những bon chen, xô bồ của cuộc sống đời thường. Đến chùa thắp nén hương thơm lễ Phật, cầu mong bình an, đó là mục đích chung của mọi phật tử.


Ở Việt Nam có rất nhiều người tuy không thường xuyên đến chùa nhưng vẫn quy y Tam Bảo để nương nhờ cửa phật. Nhiều trẻ em khi đầy tháng đã được “bán” lên chùa, gửi Đức Ông cho ngoan ngoãn dễ nuôi, rồi vong linh người chết cũng gửi vào nhà chùa, nương nhờ cửa Phật để khỏi bơ vơ, lưu lạc.


Phật giáo thực sự đã thấm sâu vào tư duy, sinh hoạt, ghi đậm dấu ấn trong văn hóa Việt. Đến đời nhà Lý (1009-1224), nhà Trần (1225-1400), Phật giáo phát triển cực thịnh, trở thành quốc giáo cho tới ngày nay. Cả nước hiện có gần 45 triệu tín đồ đã quy y Tam Bảo, 45.000 tăng ni, 14.775 chùa, tự viện, tịnh xá, tịnh thất.


Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thống nhất chín hệ phái để trở thành một tổ chức hùng mạnh, góp phần tái thiết đất nước với tôn chỉ Đạo pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa xã hội.


Phật giáo và tín ngưỡng dân gian liên hệ rất mật thiết. Người Việt có tục thờ thần trong miếu và thờ Mẫu trong phủ. Bốn vị thần được thờ nhiều nhất là Tứ pháp: Mây-Mưa-Sấm-Chớp, còn gọi là Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi và Phật Pháp Điện, do được điêu khắc theo phong cách tượng Phật. Hệ thống thờ tổng hợp tạo nên các ngôi chùa "tiền Phật, hậu thần" hay "tiền Phật, hậu Mẫu". Người Việt cũng thường đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc... vào thờ trong chùa.


Hòa thượng Thích Minh Thanh, trụ trì chùa cổ Thắng Nghiêm, cho biết Phật giáo Việt Nam gồm ba tông phái chính là Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông. Tịnh độ tông là hình thức tu chủ yếu dựa trên tha lực của Phật và tụng niệm kinh A di đà, là phương pháp “dễ tu, dễ chứng nhưng lại khó tin, khó hiểu”. Thiền tông chú trọng tĩnh tâm, loại bỏ mọi suy nghĩ, tạp niệm, với tôn chỉ “trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật” hay là dùng tâm chuyển tâm. Còn Mật tông thì tụng niệm mật chú và ấn quyết để đạt tới giác ngộ.


Các chi phái du nhập vào Việt Nam đều có phát triển riêng, ví dụ như Mật tông chia thành 2 chi phái Tây Mật của Ấn Độ và Đông Mật của Việt Nam, dù vẫn không có nhiều khác biệt về phương pháp thành trì (đạt giác ngộ). Bên cạnh đó, có thể kể tới Thiền phái Trúc Lâm nổi tiếng do Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308) sáng lập mang nhiều đặc trưng triết học Việt Nam.


Nằm tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 15 km về phía Nam, chùa Thắng Nghiêm gần 2000 năm tuổi là nơi xuất thân của 3 vị quốc sư trong thời kỳ phong kiến, cũng là nơi nuôi dưỡng người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn (1232-1300) suốt 13 năm tuổi thơ của ông.


Giống như bao ngôi chùa làng quê khác ở Việt Nam, chùa Thắng Nghiêm tĩnh tại đã hòa quyện và trở thành một bộ phận trong đời sống của người dân Cự Khê. Chùa giảng pháp vào thứ Bẩy hàng tuần, tổ chức nhiều hoạt động tâm linh phong phú như phóng sinh, chữa trị bệnh theo các phương pháp cổ truyền...


Trụ trì Thích Minh Thanh cho rằng điều quan trọng nhất đối với sự phát triển của Phật giáo là vai trò của người truyền đạo. Ông dạy: “Phải giữ được cái tâm cho sáng. Người truyền đạo phải luôn hướng tới thanh tịnh và không sợ nghèo khổ, tránh sự xa hoa, không chỉ về vật chất mà trước hết là ở trong tâm”

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4

Theo  Lê Hà-Thu Hiền (Vietnam+)


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm