Phật giáo với môi trường
Đức Phật Thích-ca trước khi thành đạo là Thái tử Tất-đạt-đa, con trai của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma-da. Ngài sống trong cung điện tại thành Ca-tỳ-la-vệ, nay thuộc nước Nê-pan, ngay cạnh Ấn Độ.
Dùng công nghệ gì để bảo vệ môi trường thế giới?
Thái tử Tất-đạt-đa sinh ra dưới gốc cây vô ưu, thành Phật dưới cội cây Bồ-đề, thuyết pháp lần đầu tại vườn Lộc uyển, nhập Niết-bàn trong rừng Sa-la giữa cây song thọ, đã cho ta thấy rằng thiên nhiên chính là sự che chở cho tất cả muôn loài. Nếu khí hậu trong lành thì cuộc sống của chúng ta sẽ phát triển tốt hơn, tuổi thọ sẽ cao hơn, và ngược lại. Bằng chứng là những nơi thiên nhiên bị tàn phá, khí hậu bị ô nhiễm, con người ở đó sẽ sinh ra đủ thứ tật bệnh, thiên tai bão lũ, hạn hán triền miên, và có tuổi thọ rất ngắn. Đa số những người chết trẻ đều ở trong những vùng khí hậu và thiên nhiên bị ô nhiễm.
Cuối năm 2019, xảy ra vụ đại thảm họa thật kinh hoàng đối với toàn nhân loại, vì những hành động tiêu cực đã gây ra trước đó. Điển hình như nạn lũ lụt, hạn hán, cháy rừng và đại dịch chết chóc toàn thế giới do chủng corona hay còn gọi là covid-19 gây ra, đã cướp đi tính mạng của hàng triệu con người trên khắp hành tinh.
Dịch giả Đông Phong: “Bảo vệ môi trường là bảo vệ cho bản thân và cho mọi loài”
Đầu năm 2020, bên nước Úc xảy ra vụ đại hỏa hoạn, thiêu rụi hơn 60.000 km2 rừng rậm, cây cối. Nếu so sánh con số này với diện tích của Việt Nam thì sẽ thấy mức độ thiệt hại khủng khiếp như thế nào. Sẽ còn nhiều sự trừng phạt khắc nghiệt hơn nữa, nếu con người không dừng ngay lại việc tàn phá thiên nhiên.
Tất cả những sự nổi giận từ thiên nhiên không phải tự dưng mà có. Hãy nhìn lại hành động của con người chúng ta hiện nay sẽ rõ. Nạn vứt rác bừa bãi, chặt phá cây rừng quá mức, săn bắn và khai thác khoáng sản thiên nhiên đến cùng cực, không còn gì để nói. Đây chính là những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu, hiệu ứng nhà kính, và làm cho trái đất nóng lên từng ngày.
Cơ thể chúng ta như là một phần thu nhỏ của tự nhiên. Cây cối giống như lá phổi của ta, tài nguyên khoáng sản giống như sức khỏe của ta, nước là máu, đất là thịt và biển núi là sự tinh túy của xương tủy chúng ta. Như vậy, chúng ta cần phải bảo vệ môi trường, như bảo vệ chính mình mới được. Bằng cách không vứt rác bừa bãi, yêu thương loài vật như người bạn của mình, không bẻ cành vặt hoa hay phá hoại cây cối, làm việc công ích như trồng cây gây rừng và học cách ăn chay...
Mô hình hay góp phần bảo vệ môi trường
Những người có tính nóng nảy, thường không thích ăn chay, luôn muốn làm hại người khác vì sự ích kỷ của họ, hay thích ăn đồ tươi sống và thấy vui thích trước sự đau đớn của loài vật. Như vậy, ta thấy rằng lợi ích của việc ăn chay, vừa giúp chúng ta bảo vệ môi trường hệ sinh thái, vừa tăng trưởng tình thương đối với loài vật, và giúp sức khỏe dẻo dai nếu mình biết ăn chay đúng cách.
Qua cuộc đời của đức Phật, chúng ta thấy rằng Ngài chính là một bậc vĩ nhân, là một bậc Thầy đầy đủ trí tuệ. Khi đã thấy được tầm quan trọng của thiên nhiên đối với hệ sinh thái và cuộc sống của muôn loài trên khắp hành tinh này, chúng ta cần phải có biện pháp bảo vệ môi trường bằng chính thân giáo, khẩu giáo của mình để làm gương cho thế hệ con em chúng ta. Chúng ta cần phải lên án và kêu gọi Nhà nước cần có những biện pháp xử phạt đối với những hành vi phá hoại môi trường, góp phần bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta ngày một xanh, sạch và tốt đẹp hơn.
> Xem thêm video: "Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới
Môi trường 16:58 20/11/2024Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.
Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km
Môi trường 10:09 19/11/2024Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.
Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung
Môi trường 17:04 16/11/2024Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.
Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học
Môi trường 09:13 15/11/2024Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?
Xem thêm