Thứ bảy, 06/06/2020, 11:21 AM

Dùng công nghệ gì để bảo vệ môi trường thế giới?

Trái đất đang bị ô nhiễm và tàn phá nghiêm trọng, đó là điều ngày càng rõ nét. Nhân Ngày Môi trường thế giới 5-6, chúng ta có thể tìm hiểu những cách tận dụng công nghệ để góp phần bảo vệ môi trường một cách bền vững.

Voi mang thai mất mạng vì ăn trái cây nhồi pháo

Cây xanh không chỉ giúp chúng ta có không khí trong lành để thở, mà còn đem lại sự thư thái và khung cảnh đẹp để tận hưởng - Ảnh: ORADELL

Cây xanh không chỉ giúp chúng ta có không khí trong lành để thở, mà còn đem lại sự thư thái và khung cảnh đẹp để tận hưởng - Ảnh: ORADELL

Dùng điện toán đám mây để bảo vệ hệ sinh thái biển

Một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay là bảo vệ đa dạng sinh học thế giới, đặc biệt là các sinh vật dưới biển.

Đại dương bao phủ 72% bề mặt Trái đất. Đây cũng là môi trường sống của rất nhiều loại sinh vật độc đáo, bên cạnh đó đây cũng là nơi mưu sinh của hàng triệu người, đặc biệt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việc khai thác bất hợp pháp và vô tội vạ của con người đã dẫn đến hệ lụy rất nhiều động vật đang dần cạn kiệt, tuyệt chủng.

Các tổ chức môi trường uy tín như Oceana và SkyTruth đã phối hợp cùng Google cho ra mắt ứng dụng Global Fishing Watch năm 2016. Nền tảng này giúp tăng nhận thức của ngư dân và góp phần tác động đến sự phát triển bền vững thông qua hệ thống thông tin minh bạch. 

Ứng dụng trên dùng công nghệ điện toán đám mây và dữ liệu vệ tinh để trở thành một trong những nền tảng đầu tiên cung cấp cái nhìn toàn cầu về hoạt động đánh bắt cá thương mại. Nó cũng được chọn là nền tảng trực tuyến để bất kì ai trên thế giới (người dân, chính phù, các nhà nghiên cứu…) có thể theo dõi và chia sẻ thông tin về hoạt động đánh bắt cá trên toàn thế giới.

Việc bảo vệ các loại động vật hoang dã trên cạn cũng là điều cấp thiết không kém. Một ứng dụng có tên Wildlife Insights được thiết kế dưới dạng bảng đồ lưu trữ dữ liệu, hình ảnh 4,5 triệu động vật đang sống trong thế giới hoang dã. Đây là công cụ để các nhà bảo tồn sinh học có cơ sở dữ liệu để nghiên cứu, phục vụ cho công việc.

Nhìn về vấn đề biến động môi trường từ bán đảo Cà Mau

Không bỏ quên sinh vật

Sẽ rất thiếu sót nếu chúng ta không nói về việc bảo vệ các hệ thực vật, yếu tố cũng vô cùng cần thiết cho sự cân bằng trong cuộc sống của con người. Hiện việc phá rừng chiếm 17% tổng lượng khí thải carbon toàn cầu. Đó là lý do cần theo dõi sát sao vấn đề này, từ đó đàm bảo sự sống của rừng và các loại động vật hoang dã được bảo vệ.

Năm 2013, đại học Maryland (Mỹ) và một số tổ chức quốc tế về công nghệ lẫn môi trường đã cho ra đời Global Forest Watch, bản đồ định lượng phạm vi rừng toàn cầu.

Ở nhiều khu vực trên thế giới, rừng đã bị tàn phá nghiêm trọng - Ảnh: COREYBRADSHAW

Ở nhiều khu vực trên thế giới, rừng đã bị tàn phá nghiêm trọng - Ảnh: COREYBRADSHAW

Việc lập bản đồ rừng toàn cầu theo thời gian không chỉ giúp ích cho nhiều ứng dụng khoa học, chẳng hạn như trong các lĩnh vực biến đổi khí hậu hay đa dạng sinh học, mà còn giúp ích hiệu quả cho các sáng kiến về chính sách. Lý do là chúng cung cấp các dữ liệu khách quan về các khu rừng để từ đó chính quyền, các tổ chức lẫn công ty tư nhân có thể lên kế hoạch khai thác hoặc cải thiện việc quản lý rừng.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có những công cụ như Environmental Explorer Insights. Đây là một công cụ trực tuyến được thiết kế theo Công ước toàn cầu về khí hậu và năng lượng (GCoM), giúp góp phần giảm lượng khí thải carbon cũng như sự nóng lên toàn cầu.

Chúng ta đã dùng nhựa để hủy hoại tự nhiên như thế nào?

Nguồn: Tuổi Trẻ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc

Xuân Muôn Nơi 17:47 25/02/2024

Lễ khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) lần thứ VI - năm 2024, diễn ra hôm 23/2.

Hơn 12.000 người dự lễ cầu an tại chùa Viên Quang

Xuân Muôn Nơi 10:44 23/02/2024

Tối 21/2, chùa Viên Quang (xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, Nghệ An) tổ chức lễ cầu quốc thái dân an Xuân Giáp Thìn 2024, hơn 12.000 người tham dự.

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh

Xuân Muôn Nơi 12:29 21/02/2024

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh (xã Quảng Trung, H.Quảng Xương, Thanh Hóa) khai hội hôm 18/2.

Xuân thung dung

Xuân Muôn Nơi 19:15 20/02/2024

Nắng vắt hiên Đông, đá mỉm cười/ Chừ Xuân năm mới ghé đây chơi/ Bộn bàng, chuyện cũ chôn hang hốc/ Xơ xác, cành khô nẩy tượt chồi...

Xem thêm