Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 17/01/2013, 11:29 AM

Phát hiện dấu tích kiến trúc thời Trần ở chùa Hành Cung

Bên hông tường, phía tay trái nhìn từ ngoài vào dưới độ sâu chưa đầy 30cm so với mặt bằng của vườn quanh chùa đã xuất lộ nhiều gạch ngói vỡ, ken dầy vào đó là những viên cuội tròn có đường kính từ 10 đến 18cm tạo thành nền móng

Chùa Hành Cung hay còn có tên chữ là Khai Phúc Tự, thuộc thôn Hành Cung, xã Ninh Thắng, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. 

Trong khi tiến hành trùng tu, tu bổ đã đào xung quanh phần toà Tam Bảo của chùa. Bên hông tường, phía tay trái nhìn từ ngoài vào dưới độ sâu chưa đầy 30cm so với mặt bằng của vườn quanh chùa đã xuất lộ nhiều gạch ngói vỡ, ken dầy vào đó là những viên cuội tròn có đường kính từ 10 đến 18cm tạo thành nền móng. Đoạn móng này hiện có chiều dài 5m rộng 0,5m. Những người chịu trách nhiệm thi công ở đây thấy đây là hiện tượng lạ đã cho dừng việc đào móng xây dựng và gọi điện mời Sở VH,TT&DL Ninh Bình đến xem xét. Qua xem xét thực tế tại hiện trường, những mẩu gạch ngói, mảnh sành, mảnh gốm xuất lộ cùng với cách xếp cuội, ban đầu chúng tôi thấy rằng đây là một phần móng bó vỉa của một công trình kiến trúc cổ.

 Dấu tích công trình kiến trúc cổ xuất lộ bên toà Tam Bảo, chùa Hành Cung

Cùng với việc đối chiếu với những nguồn thư tịch cổ như sách Thái Vi quốc tế ngọc ký (viết trong tập Trần Gia ngọc phả, lập năm Cảnh Thịnh thứ 5 “ 1667” sao lại năm Bảo Đại thứ 3 “1924” lưu tại Bảo tàng Ninh Bình) thì sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất (1258), vua Trần Thái Tông 40 tuổi, đã nhường ngôi cho thái tử Hoảng (Trần Thánh Tông) về vùng núi lập am Thái Tử để tu hành, mở đầu cho việc xây dựng hành cung Vũ Lâm. Chúng ta đã biết rằng vùng núi Hoa Lư rất có lợi thế về mặt quân sự, ở thế kỷ X đã được nhà Đinh xây dựng nên một quân thành  và đến thời nhà Trần xây dựng hành cung chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. 

Về qui mô của hành cung này chúng ta chưa được nghiên cứu nhiều. Xét dưới góc độ cảnh quan và dấu tích văn hoá thì thôn Hành Cung ngày nay có thể là trung tâm của hành cung Vũ Lâm dưới triều Trần. Thôn Hành Cung nằm trên cốt một cồn cát có chiều dài khoảng 1000m rộng 500m, phía đông bắc có sông Văn Lâm, phía tây nam có sông Hệ. Bản thân tên của thôn đã là Hành Cung, bên cạnh đó có những  địa danh tên thôn như Khả Lương (nơi cất lương); Tuân Cáo (nơi báo cáo); Hạ Trạo ( bến thuyền) theo truyền thuyết có liên quan đến hành cung Vũ Lâm dưới triều Trần. Và những di tích quanh đó (đền Thái Vi; chùa A Nậu; chùa Phong Phú; đình Sen; đền và chùa Khả Lương…) còn dấu ấn vật chất (gạch, ngói) thời Trần cùng bia đá ghi về việc vua Trần Thái Tông cấp ruộng xây chùa.

Như vậy di tích chùa Hành Cung ở thôn Hành Cung với những gì đã xuất lộ cần được nghiên cứu tại chỗ và mở rộng phạm vi nghiên cứu giúp chúng ta hiểu rõ hơn về một hành cung dưới triều Trần đã góp phần vào chiến thắng quân Nguyên Mông cũng như tìm hiểu về Lịch sử Phật giáo, tư tưởng Phật giáo của Trần Thái Tông và các vua dưới triều Trần kế tiếp.


Nguyễn Cao - Phòng Di sản Văn hóa, Sở VH,TT&DL Ninh Bình
Bài đã đăng trên Báo Ninh Bình

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Tư liệu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Phương thức niệm Phật đời Trần

Tư liệu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Cha mẹ là ruộng phúc trong 3 cõi

Tư liệu 08:10 16/04/2024

Phật bảo Ngài A Nan rằng: - Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

Thiện duyên của người mẹ cúng dàng 500 vị Bích Chi Phật

Tư liệu 06:58 16/04/2024

Theo kinh Ðại phương tiện Phật báo ân, vào thời quá khứ xa xưa có một người nữ, do một bất thiện nghiệp ở tiền kiếp đã sinh ra làm con của một con nai cái. Nhưng cũng nhờ những nghiệp nhân tốt đẹp khác, cô gái do nai sinh ra có một tướng mạo đoan chính, tính tình bao dung, hiền thiện.

Xem thêm