Phát hiện điệp sớ dài 12m với 5.000 kí tự ở chùa cổ nhất Tây Nguyên
Vừa qua, trong thời gian nghiên cứu, khảo sát lập hồ sơ công nhận Tổ Đình Bác Ái là di tích lịch sử cấp Quốc gia đã phát hiện 1 điệp sớ đặc biệt với chiều dài 12m, rộng 0,45m và có hơn 5.000 kí tự. Điệp sớ này là bản ghi chép tên những dòng họ ở Kon Tum bằng chữ Hán, Nôm.
Ngày 31.7, ông Phạm Bình Vương, Phòng Di sản, Sở VH-TT-DL tỉnh Kon Tum, cho biết: Trong thời gian nghiên cứu, khảo sát lập hồ sơ công nhận Tổ đình Bác Ái (ở P.Quyết Thắng, TP.Kon Tum) là di tích lịch sử cấp quốc gia, đã phát hiện một sớ cầu siêu đặc biệt.
Theo Hòa thượng Thích Chánh Quang, trụ trì đời thứ 4 tại Tổ Đình Bác Ái, năm 1931, khi người dân các tỉnh miền Trung đổ xô lên Kon Tum kiếm sống đã có hơn 70 % bị chết đói dọc đường. Những người còn lại đến được Kon Tum đã bắt tay vào khai hoang, lập làng.
“Cuộc sống của người dân lúc bây giờ rất khổ, thú dữ rình rập, đêm đêm từ trong rừng sâu vẳng lại tiếng gầm gừ kinh hãi. Từ ngày có chùa, âm thanh rùng rợn kia vơi bớt đi phần nào”, Hòa Thượng Thích Chánh Quang kể lại.
Bản khắc kinh Phật thời cổ đại tại vùng ĐBSCL
Năm 1932, ông Võ Chuẩn (1896 - 1956), quan Quản đạo Kon Tum, đã lập “Âm linh miếu” ở phía bắc TP.Kon Tum để thờ những nạn nhân xấu số. Đồng thời để an lòng dân, ông Võ Chuẩn đã thỉnh hòa thượng Hoằng Thông, thủ tọa chùa Bạch Sa (Quy Nhơn, Bình Định) lên làm lễ cầu siêu và cung thỉnh khai tự. Ngôi chùa dựng lên trên nền rừng khai hoang, vách đất mành tre trở thành nơi thờ phụng đầu tiên của cả phật tử người Kinh và đồng bào thiểu số quanh vùng. Đây là ngôi chùa được xây dựng sớm nhất tại Tây nguyên và là nơi ghi dấu sự hiện diện vị vua cuối cùng của triều Nguyễn (vua Bảo Đại) ngự giá ban sắc, đặt tên là “Sắc tứ Bác Ái tự” vào năm 1933.
Rằm tháng bảy năm 1953, Tổ đình Bác Ái tổ chức cúng Vu lan, cầu siêu báo hiếu. Điều đặc biệt nhất trong đại lễ năm đó, các Phật tử đã soạn bản sớ dài 12 m, ghi chép họ, tên, gia phả những người đã khuất ở Kon Tum, với gần 5.000 chữ.
Theo ông Phạm Bình Vương, điệp sớ này có ý nghĩa cầu siêu cho những người có công, những người khai hoang, lập ấp. Thông qua bản điệp sớ, có thể xác định hệ thống dòng họ của nhóm người di dân đến vùng đất Kon Tum đầu và giữa thế kỷ XX. Bản điệp sớ có giá trị về phục vụ nghiên cứu sự hình thành và phát triển vùng đất Kon Tum. Bên cạnh đó, nó còn là 1 di sản Hán Nôm có giá trị được lưu truyền đến ngày nay.
Theo ông Phạm Bình Vương, phòng di sản Sở Văn hóa Thể thao - Du lịch tỉnh Kon Tum, Chùa Tổ Đình Bác Ái là một công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có mặt đầu tiên trên vùng đất Tây Nguyên mang phong cách kiến trúc nghệ thuật thời nhà Nguyễn.
Chùa Tổ Đình Bác Ái (ở P.Quyết Thắng, TP.Kon Tum) đã có những đóng góp xứng đáng vào kho tàng văn hóa Tây Nguyên với nhiều di sản văn hóa vật chất, tinh thần phong phú và độc đáo.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Trong nước 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Trong nước 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo
Trong nước 16:00 20/11/2024Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.
Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị
Trong nước 09:00 20/11/2024Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Xem thêm