Phật nói: “Oán gia thì không muốn oán gia có bằng hữu”
Chính tâm oán thù, không nguôi hờn giận đã khiến cho chủ nhân ngày càng tác tệ. Họ bị tâm sân hận của mình thiêu đốt mà không hề hay biết. Bao nhiêu đức tính tốt đẹp vốn có trước đây giờ mất hết, nhường chỗ cho bực tức, sân giận, oán thù.
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có bảy pháp oán gia để gây thành oán gia; tức là khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế. Những gì là bảy?
Lại nữa, oán gia thì không muốn oán gia có bằng hữu. Vì sao oán gia không muốn oán gia có bằng hữu? Người hay sân nhuế bị tác động bởi tâm sân nhuế, bị chi phối bởi tâm sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, thì người ấy nếu có bằng hữu thân thiết, họ cũng tìm cách lánh mặt bỏ đi. Vì sao như vậy? Vì bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế. Đó là pháp oán gia thứ tư để gây thành oán gia khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế”.
(Kinh Trung A-hàm, phẩm Đại, kinh Oán gia, số 129 [trích])
Phật nói: “Oán gia không muốn oán gia ngủ nghỉ an lành”
Người ôm lòng oán thù thường không muốn kẻ thù của mình có nhiều bạn bè. Họ luôn mong kẻ thù sống trong cô độc, bị mọi người xa lánh, những người thân tín nhất lần lượt quay lưng.
Kinh tạng Pali tương đương với đoạn kinh này như sau: “Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: Mong rằng kẻ này không có bạn bè! Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình có được bạn bè. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, nếu người đó có những bạn bè thân hữu, bà con huyết thống gì, họ sẽ xa lánh, từ bỏ người đó, vì người đó bị phẫn nộ chinh phục. Ðây là pháp thứ tư, được người thù ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông”.
Chính tâm oán thù, không nguôi hờn giận đã khiến cho chủ nhân ngày càng tác tệ. Họ bị tâm sân hận của mình thiêu đốt mà không hề hay biết. Bao nhiêu đức tính tốt đẹp vốn có trước đây giờ mất hết, nhường chỗ cho bực tức, sân giận, oán thù. Sự thật phũ phàng là chính mình bị cô độc, chẳng còn ai thân thiết, bị người thân quay lưng, bị mọi người xa lánh.
Thế nên, nguyện sống không có kẻ thù, còn nếu có thì cũng nhanh chóng tha thứ, hỷ xả và mong cho họ tốt lành. Không hẳn là chúng ta thánh thiện hay tốt lành với kẻ thù nhưng giảm bớt những ác tâm, sân tâm, hại tâm chính là để tự cứu lấy mình. Lửa nóng giận sẽ thiêu đốt mình trước khi lan đến người khác. Khổ đau mình và người thân phải gánh chịu trước khi ảnh hưởng ra bên ngoài. Kinh nghiệm được như vậy rồi nên tập xả buông, không ghim gút, kết buộc để cuộc sống nhẹ nhàng hơn.
Mong cho mọi người được tốt lành, đó chính là niệm rải tâm từ. Về sau, tâm từ lớn mạnh hơn thì mong cho kẻ thù được tốt lành, mong cho họ hạnh phúc bên người thân, mong cho họ có nhiều bạn bè. Vì sao phải mở lòng như vậy? Bởi mong cho người tốt đẹp thì chính mình mới được tốt đẹp. Mong cho người an hòa bên người thân thì nhà mình mới an vui. Mong cho người hạnh phúc thì gia đình mình mới hạnh phúc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Oán gia không muốn kẻ thù được khen ngợi
Lời Phật dạy 17:40 11/11/2024Người có tâm oán thù thì không mong kẻ thù có danh tiếng, được khen ngợi. Ngược lại, họ còn cầu cho kẻ thù luôn bị tiếng xấu, thậm chí thân bại danh liệt. Âu đó cũng là chuyện thường của thế gian.
Những phương pháp sống khỏe theo lời Phật dạy
Lời Phật dạy 07:56 11/11/2024Đức Phật luôn khuyến khích con người sống một lối sống lành mạnh, bằng cách thay đổi tư duy về ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc để có một thân thể quân bình cả thân lẫn tâm.
Khởi lên ý niệm cai trị, quản lý liền rơi vào lưới ma
Lời Phật dạy 19:00 07/11/2024Pháp thoại này cho thấy Thế Tôn đã từng nghĩ đến việc thiết lập một xã hội đức trị lý tưởng trong đó có cai trị mà “không giết hại, không để người giết hại; không chinh phục, không khiến người chinh phục; không sầu muộn, không khiến người sầu muộn”. Đây là một ý tưởng tuyệt vời, tâm nguyện vì chúng sanh cao cả.
Xem thêm