Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 06/04/2014, 09:03 AM

Phật pháp ứng dụng do Ngài Lama Lodu Rinpoche thuyết giảng

Trong một khán phòng 50 người đa số đều là những huấn luyện viên làm công tác đào tạo kỹ năng mềm, bên cạnh đó còn là sinh viên. Vậy nên Ngài dành cả một buổi tối để giảng về những liệu pháp đưa hạnh phúc đến gần mọi người một cách tự nhiên hơn

Rinpoche là danh xưng dành cho những bậc Thầy đã đạt đến tỉnh thức giác ngộ theo đức Phật, và tái sinh trở lại cõi người để cứu độ chúng sinh, các vị Rinpoche có thể cảm hóa con người bằng những giáo lý vô cùng thiết thực và hữu ích đối với cuộc sống hàng ngày.

Nhận ra sự thật tuyệt vời ấy, tiến sĩ Phan Quốc Việt đã cung kính thỉnh Lama Lodu Rinpoche quang lâm tại Tâm Việt Group 347 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, vào 7h30 tối ngày 04/04/2014, để Ngài cùng Tâm Việt Group chung tay làm tâm người Việt sáng hơn, nâng tầm người Việt cao hơn.
     
Trong một khán phòng 50 người đa số đều là những huấn luyện viên làm công tác đào tạo kỹ năng mềm, bên cạnh đó còn là sinh viên. Vậy nên Ngài dành cả một buổi tối để giảng về những liệu pháp đưa hạnh phúc đến gần mọi người một cách tự nhiên hơn, ví dụ như:
     
Đối với câu hỏi: “Giống như trường hợp người cha muốn chữa bệnh cho con, nhưng con không chịu uống thuốc như kinh Pháp Cú đã dạy, con muốn giúp một số người được tỉnh thức và hạnh phúc, nhưng họ không chịu đến với con để chia sẻ, con chỉ có một tâm nguyện là giúp họ bằng được, vậy con không biết làm cách nào tạo ra sức hấp dẫn để họ đến với con?”
 
Ngài trả lời: “Chúng ta không thể ép buộc một ai đó tin theo mình, nghĩ theo mình, làm theo mình; chúng ta không nhất thiết phải dùng lời nói để giáo hóa, chúng ta có thể cảm hóa tâm trạng và suy nghĩ của người khác, bằng chính cách hành xử đầy nhã nhặn, đầy tình người, và vô cùng điềm đạm, nhẫn nại với tư cách là phật tử".

Vậy làm sao để tỏ ra điềm đạm và nhẫn nại? Chúng ta chỉ cần hít sâu vào để nuốt tâm trạng tiêu cực vào trong lòng, và trải lòng vị tha thương yêu ra ngoài cùng hơi thở ra, để cho mọi người cảm thấy an lạc. Bởi, nếu muốn trao hạnh phúc đến cho người khác, ta nên thường sở hữu một nguồn năng lượng hạnh phúc nội tại, bạn không thể cho đi những gì bạn không có.

Dù bạn không thể bố thí tiền tài vật chất, vì đó chỉ là vật ngoài thân không thường còn và không phải sở hữu của bạn. Nhưng tôi tin bạn luôn có tình thương và sự bao dung thường trực trong tâm đủ để khiến người khác hạnh phúc”
     
Đối với câu hỏi: “Một số người chưa thể thực tập để sớm có được lòng bao dung và tình thương yêu đồng cảm với mọi người, nhưng sâu trong tâm khảm họ vẫn muốn giúp đỡ mọi người hạnh phúc. Vậy bên cạnh yếu tố tình thương yêu bao dung và sự tử tế nhã nhặn, điềm đạm, liệu có còn yếu tố nào khác để con thực hành mà giúp mọi người hạnh phúc được không ạ?”
     
Ngài trả lời: “Lòng bao dung thương yêu đồng cảm với mọi người là điều quan trọng để giúp đỡ họ, vậy để huân tập nên tình thương bao la vĩ đại ấy, bạn cần giữ cho thân – khẩu – ý mình luôn tích cực, bằng cách áp dụng những điều hay lẽ phải vào chính từng việc làm nhỏ nhặt nhất hàng ngày cho người khác, nếu có thể, xin hãy mở rộng trái tim mình, để nhận ra bạn luôn có tiềm năng làm nhiều việc tốt đẹp hơn là những gì bạn vẫn nghĩ, luôn nhìn ra nhiều cơ hội trong những khó khăn của cuộc sống, để truyền năng lượng tích cực, lạc quan đến cho người khác.”
   
Đối với câu hỏi “Làm sao con có thể thông cảm và bao dung cho những người gây ra cho con nhiều khổ đau và phiền não”. Ngài khuyên bạn rằng, bạn khoan hãy nổi giận với những người như thế. Bạn cần bình tĩnh bằng cách hít thở đều và sâu để tâm trạng tiêu cực lắng lại. Bạn tự hỏi mình rằng “Tại sao người đó lại muốn bạn đau khổ và phiền não, tại sao họ làm vậy với mình?”.

Tôi xin giải thích rằng, mọi chuyện xảy ra trong cuộc sống đều có nhân duyên từ vô số kiếp trước tạo tác thành hậu quả mà bạn gánh chịu kiếp này. Nếu tự dưng một số người đến gây ra cho bạn nhiều khổ đau, phiền não, có thể từ một số kiếp trước, bạn cũng đã từng gây ra những điều tương tự đến người đó; vậy nên những điều đau khổ bạn đang phải gánh chịu chính là Nghiệp quả bạn đang mang. Nếu giờ bạn nổi giận và trả đũa lại người ta, bạn tiếp tục mang Nghiệp xấu và người đó cũng vậy. Giây phút hiện tại lúc này đây, chính là cơ hội để chấm dứt oan trái, ta có 50%, họ có 50%, tất cả mọi người hãy chung tay chấm dứt oan trái cho nhau. 
     
Tôi hiểu, các bạn cần có trí tuệ tỉnh thức để có thể nhẫn nại mà tha thứ và yêu thương những người đã làm bạn đau khổ. Ví như một ngón tay trên bàn tay bạn bị nhiễm trùng, gây ra việc bạn bị sốt cao, ngón tay đó bị thương và tàn phế hoàn toàn, không những thế còn làm bạn bị sốt thật là khổ sở. Bác sĩ khuyên bạn nên cắt bỏ một ngón tay bị thương đó đi, tôi hiểu điều đó làm bạn vô cùng đau đớn, nhưng diều đó lại vô cùng lợi lạc cho bạn để chấm dứt cơn sốt do nhiễm trùng gây nên. Cũng vậy, để kiên nhẫn và tha thứ, yêu thương những người làm bạn khổ đa thật là khó khăn, nhưng nếu bạn có thể mở lòng, sự hỷ xả có thể giúp tâm thức bạn sáng trong hơn và tỉnh thức hoàn toàn.
   
Trong một trường hợp cụ thể, bạn đi đường, bị một người giật mất tài sản, làm sao có thể nhẫn nại để tha thứ và đối xử tử tế với kẻ cướp? Ngài hiểu rằng tài sản đó là do bạn đổ mồ hôi nước mắt để có được, nên đối với bạn, nó rất quý. Nên bạn có thể rất tiếc nó. Nhưng bạn có muốn người khác cũng như chính mình hạnh phúc không, tôi tin đó là điều mong muốn thường trực trong mỗi người chúng ta. Vậy, tại sao bạn không thể coi như mình đang tặng quà cho người khác, và tác ý cầu mong cho món đồ đó giúp họ có niềm vui? Bạn đang làm việc bố thí mà bạn không nhận ra đó thôi.
     
Một trường hợp khó hơn về xung đột tôn giáo trong một gia đình. Bạn tin Phật, con bạn tin Chúa. Vì thế nó nổi nóng đạp đổ bàn thờ Phật. Bạn làm sao để có thể nhẫn nhịn, vì đức tin của bạn bị xúc phạm. Rinpoche khuyên bạn hãy nghĩ tích cực hơn. Rằng bất cứ tôn giáo nào cũng giúp con người có một điểm tựa tinh thần trong lúc khổ đau, để giúp con người không sa ngã.

Nếu con bạn theo Đạo Thiên Chúa mà không mộ Phật, điều đó cũng tốt hơn việc con bạn không có tôn giáo, không có niềm tin vào cuộc sống. Vậy nên hãy nghĩ rằng, nếu bạn tôn trọng đức tin và tôn giáo của con bạn, con bạn sẽ tôn trọng lại đức tin của bạn. Con bạn cần nhất là sự tôn trọng và thừa nhận của phụ huynh đối với sự lựa chọn của mình, và khi cảm thấy mình được tôn trọng, con bạn sẽ rất cảm kích, biết ơn bạn, từ đó con bạn sẽ tôn trọng lại bạn. Bạn luôn cần điềm tĩnh, tỏ ra hòa nhã, tôi tin bạn có thể hít thở sâu và quán chiếu như vậy để giữ được hòa khí và tình thương trong gia đình.
     
Trong khi lắng nghe những lời dạy từ bi chiếu soi của vị Rinpoche, nhiều bạn trẻ cho đến những khán giả trung niên, và những bác cao tuổi đã không nén nổi những giọt nước mắt xúc động. Dù có khác biệt về ngôn ngữ, và khoảng cách địa lý, nhưng từ giọng nói của Ngài lan tỏa ra một năng lượng an lạc xoa dịu nỗi niềm trong lòng người. Nụ cười và ánh mắt trìu mến của Ngài thân thương giống như mỗi người ông đáng kính đang đợi mỗi người chúng ta ở nhà. Rinpoche là những vị Thầy Giác ngộ cao quý thật đấy, mà cũng rất đỗi thân thương, gần gũi như vậy.
                                                           
Diệu Hòa
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm