Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 24/09/2020, 08:08 AM

Phỏng vấn Phật tử Cheng Bảo Phương - người phụ nữ trong gia tộc đình đám nhất Sài Thành

Một buổi mưa chiều Saigon nặng hạt, tôi cùng Cheng Bảo Phương gặp nhau trong một quán Cafe Quận 2. Chị là mẹ hai con, là người chung lưng đấu cật với anh Lê Trương Hải Hiếu, Chủ tịch Quận 12, con trai cựu Bí thư Thành uỷ Lê Thanh Hải.

Bài 1: Chuyện của người phụ nữ khổ đau lẫn hạnh phúc

Nhân duyên đến với đạo Phật của người phụ nữ trong gia tộc đình đám Sài Thành

PV: Nhân duyên nào khiến Cheng Bảo Phương đến với đạo Phật?

- Trước đây tôi cũng rất chăm chỉ đến chùa lễ Phật, sau những biến cố trong gia đình, tôi nhận thấy phước phần của mình sao lại mỏng đến vậy, không biết từ vô thuỷ kiếp trước tôi đã làm điều gì sai trái, gây tạo nghiệp như thế nào để đến bây giờ phải chịu khổ. Tinh thần như bị khủng hoảng, tôi như đang mất phương hướng trong cuộc sống, những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống, thế giới này dường như không thuộc về mình. Sau đó, một người em của tôi đã hướng dẫn tôi đọc tụng chú Lăng Nghiêm hàng ngày. Thiết nghĩ việc đọc tụng đó như là hạt muối bỏ biển, nhưng mình nhặt nhạnh từng chút ít một để tích luỹ thêm phước báu để thoát khỏi những suy sụp từ biến cố của gia đình. Và từ đó tôi chăm tìm hiểu đạo Phật hơn, trì tụng chú Lăng Nghiêm và các thần chú khác của đạo Phật để tìm thấy sự bình yên trong cuộc sống trước những sóng gió của cuộc đời.

Cheng Bảo Phương và “Chuyện tình ai oán” trong gia tộc đình đám nhất Sài Thành

Cheng Bảo Phương và “Chuyện tình ai oán” trong gia tộc đình đám nhất Sài Thành

PV: Chị biết đến Phật giáo từ khi nào?

- Tôi biết đến và tiếp nhận những giáo lý, giá trị tốt đẹp của Phật giáo bắt đầu từ năm 2014. Trong khoảng thời gian gia đình tôi khủng hoảng với những biến cố khiến tôi đau khổ đến tột cùng thì tôi bắt đầu tìm đến tâm linh, ở đây là Phật giáo. Tôi không được ai hướng dẫn hay chỉ bảo, tôi tự tìm hiểu và tự đặt ra câu hỏi, muốn vượt qua những ám ảnh, những khổ đau đó thì phải làm như thế nào? Từ khi nhận được sự hướng dẫn của người em của tôi, tôi bắt đầu đọc tụng chú Lăng Nghiêm, chú Đại Bi cả bằng tiếng Phạn, chú Chuẩn Đề và nhiều thần chú và Kinh Phật khác, tôi đọc tụng và trì chú trong 5 năm liền, ngày nào cũng tụng đọc, khi nào cảm thấy ốm mệt, hay nhiều việc thì cũng phải trì tụng 1 biến để không bị gián đoạn.

Đối thoại cùng Cheng Bảo Phương - nữ Chủ tịch dòng truyền Palden Choling Bhutan tại Việt Nam

Không gian thờ Phật tại tư gia của Cheng Bảo Phương.

Không gian thờ Phật tại tư gia của Cheng Bảo Phương.

Tôi có thể vượt qua được những khủng hoảng, khó khăn trong cuộc sống là vì nhờ tôi tu, tuy nhiên tôi nghĩ tu là phải tự thân, không cần ai lôi kéo. Tôi cũng hay viết những bài viết nói về cái thiện - cái ác, chúng mỏng như tờ giấy vậy, chúng dẫn đến hai con đường, hai cuộc đời khác nhau, cho nên tôi quyết định đi theo con đường hướng thiện, tu học để thoát khỏi mọi sự khổ trong cuộc sống. Tôi thấy những biến cố, những khó khăn đó giống như những bài kiểm tra mà cuộc đời mang đến để thử tôi vậy.

Nhờ có sự tu tập, tôi có được trí tuệ, có được tuệ giác để tránh khỏi con đường đưa đến tà đạo. Tôi nghĩ trả thù hay dành giật là không nên vì điều đó không mang lại được điều gì cho bản thân mình cả. Tôi từng nghe câu nói: “Hạnh phúc tại tâm”, như trường hợp của tôi, có nhiều lúc tôi khuyên các bạn bè của tôi, tôi nói để mọi người hiểu về hạnh phúc thì họ nghĩ là tôi hạnh phúc khi có tiền, thành đạt, có chồng chăm chút nhưng họ không hiểu được những thời điểm tôi khó khăn và khủng hoảng hơn bây giờ.

Cũng liên tục nhiều năm tu tập, tôi đã trải qua nhiều thử thách, xong tôi vẫn quyết định chọn phương án chịu đựng, và tôi nghĩ duyên nợ vợ chồng là không phải dừng ở đó. Vì tôi nợ quá nhiều nên vẫn khổ đến giờ.

Cheng Bảo Phương và Ngài Nhiếp chính vương nơi xứ Phật Bhutan.

Cheng Bảo Phương và Ngài Nhiếp chính vương nơi xứ Phật Bhutan.

Vì sao ta phải sống trong đau khổ lầm mê?

Người phụ nữ với nỗi bất hạnh, khổ đau trong cuộc tình ai oán

PV: “Không khổ đau thì không tìm đến Phật pháp” – điều này theo Cheng Bảo Phương, có ý nghĩa gì?

- Tôi nghĩ, lúc sướng không ai nhớ đến Phật, lúc sướng không ai biết đến chùa mà tu hết. Tôi thấy tôi hạnh phúc và rất may mắn khi trải qua những nỗi khổ đau đó. Tôi nhận thấy phước báu của con cái, gia đình mình chính là do một phần mình phát tâm tu tập, tôi rất tự tin vào tư duy và tri thức của các con mình vì từ nhỏ các con tôi đã được tiếp xúc với các vị sư phụ trong chùa, tham gia hành hương nhiều nơi cùng với tôi, cho nên trong suy nghĩ của tôi rất an tâm về các con. Bởi vì các con tôi biết, và các con tôi không đi quá giới hạn của đạo đức, vì không biết nên mới đi quá giới hạn đạo đức đó.

Con trai tôi cũng có nhiều quan niệm đạo đức và lấy đó làm nền tảng như không nên lừa dối nhau, sống từ bi… Từ nhỏ con đã có những quan niệm đó, và tôi cũng hy vọng tương lai con cũng có nhiều bầu bạn và cùng nhau chia sẻ những giá trị tốt đẹp đó.

Tôi nhận thấy xã hội bây giờ có nhiều người chồng tuy tử tế nhưng lại có người vợ trái ngược lại họ và ngược lại. Cho nên muốn hạnh phúc thì phải tìm được người phù hợp với bản thân, lúc đó sẽ hiểu nhau hơn. Hạnh phúc đích thực đối với tôi là có thể tận hưởng mọi phút giây được sống mỗi ngày với sự an nhiên và tự tại nhất.

Cheng Bảo Phương bên hai con của mình.

Cheng Bảo Phương bên hai con của mình.

PV: Trong hôn nhân, theo Cheng Bảo Phương, như thế nào là phù hợp?

- Phù hợp là khi chồng hay vợ làm điều gì đó thì phải hiểu được việc làm của nhau. Như tôi năm nay 39 tuổi, đã trải qua nhiều sai lầm, bỏ lỡ nhiều người tốt, có những người tốt với mình quá mà mình lại không trân trọng. Nhưng nếu bản thân tôi tự điều chỉnh và chấp nhận được thì sẽ phù hợp. Bản thân tôi ở cùng với người không phù hợp là bởi vì ở chỗ tâm lý của người ấy rất muốn cảnh không xào xáo gì thì mình mới thấy hạnh phúc còn tôi lại là một người phụ nữ hy sinh và chịu đựng mọi thứ để có được bình yên. Theo tôi đó là không phù hợp. Tôi sống kiểu gì cũng bị người ấy làm cho phải điên lên, vì có như vậy người ấy mới biết tôi còn giá trị và yêu thương tôi. Đó là sự không phù hợp, rất khổ tâm.

Một người phụ nữ như tôi, sau cuộc hôn nhân này, nhiều người đàn ông muốn chọn một người phụ nữ của gia đình thì tôi nghĩ họ lựa chọn kỹ lắm. Do họ đã trải qua, muốn tìm kiếm sự bình yên trong cuộc sống và tôi cũng muốn có được sự bình yên.

Người đàn ông của tôi, như anh biết, vừa có tiền, vừa có địa vị, vừa có danh tiếng nhưng lại không muốn có bình yên, cho nên sự đối lập, không phù hợp đó lại là nguồn cơn của nhiều khổ đau, khó có thể tìm được sự hạnh phúc trong cuộc sống.

Mời các bạn đón đọc bài viết kỳ tiếp theo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Đêm Sài Gòn” miệt mài gieo nhân tốt, hồi hướng công đức mong người có cuộc sống tốt đẹp hơn

Phỏng vấn 10:30 30/03/2024

Nhóm "Đêm Sài Gòn" được anh Nguyễn Vương Trường Thành với Pháp danh Lạc Đạo lập ra từ năm 2016. Nhóm kết nối những trái tim thiện nguyện đã và đang miệt mài “xuyên màn đêm” giúp đỡ bà con khó khăn, đặc biệt là những mảnh đời bất hạnh, người vô gia cư lao động mưu sinh co ro ở vỉa hè.

Góc nhìn của người trẻ về đạo Phật

Phỏng vấn 17:40 26/03/2024

"Trong những lời Phật dạy hay những bài học về quy cách làm người thì có lẽ đối với mình việc sống “từ bi” là giá trị, cốt tủy nhất. Mình tin rằng trong cuộc sống này việc giữ lòng từ ái và yêu thương không phải chỉ để sống, mà vì chúng còn là nguồn gốc thành công tối hậu ở trong đời."

Hòa thượng Thích Hải Ấn: Giảng sư cần 5 điều phải rõ ràng, minh bạch

Phỏng vấn 07:14 26/03/2024

Hòa thượng Thích Hải Ấn, Ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế, trụ trì chùa Từ Đàm chia sẻ về giảng pháp, nghe pháp trong thời buổi có nhiều bài giảng bị phản ứng trên mạng hiện nay.

“Nhiều Phật tử đi chùa mà tâm chưa trụ”

Phỏng vấn 11:36 25/03/2024

Trò chuyện cùng Thượng toạ.TS Thích Huệ Pháp, trụ trì Chùa Pháp Sơn (Nha Trang) về ý nghĩa của việc tổ chức các khoá tu cũng như việc hoằng dương Phật pháp, hiện trạng của Phật tử... trong bối cảnh hiện nay.

Xem thêm