Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 11/01/2024, 14:00 PM

Phước lớn nhất của người tu là tâm bình an và trí sáng suốt

Lòng ham muốn không bao giờ đủ, Kinh Bát Đại Nhân Giác dạy rằng “Lòng tham cầu như ý khó vừa”. Vì vậy, Đức Phật thành đạo, đến Lộc Uyển, dạy pháp Tứ Thánh đế cho năm anh em Kiều Trần Như. Đó là pháp tu để chặn đứng nghiệp ham muốn.

Tôi nghĩ cuộc sống vật chất không cần nhiều như người ta tưởng, chỉ vì lòng tham không đáy khiến cho con người phải khổ, đi vào tù tội, ở địa ngục trần gian cho đến địa ngục sau khi chết. Một người kiếm được vài chục ngàn đồng một ngày, họ vẫn sống được, nếu ham muốn ít.

Người lòng tham quá lớn, muốn có thật nhiều tiền, bắt đầu nghĩ việc ác xấu như buôn lậu, trộm cướp, giết người, lừa đảo...; nhưng họ bị bắt một lần là trắng tay, nợ chồng chất và lại tìm việc ác hơn để giải quyết cái ác trước. Cứ như vậy, ác xấu tăng lên, dẫn đến cuộc sống tội lỗi, khổ đau, không thể khác.

Đức Phật dạy chúng ta dừng lại những việc ác xấu sẽ có hạnh phúc, Niết-bàn liền. Trên bước đường tu, thực hiện được một việc tốt nào theo Phật dạy là được hưởng ngay thành quả tốt đẹp, nhưng người có nghiệp ác khó chấp nhận lời Phật dạy. Họ cứ nghĩ rằng phải có nhiều tiền của, địa vị cao, mới có hạnh phúc.

“Tôi lạy Phật, nghĩ về Phật để tạo độ cảm tâm giữa tôi và Phật”

04

Trong đời thường, không ít người bị ghét vì có nhiều tiền, không ít người phải chết vì muốn nắm địa vị cao. Người có hạt giống Phật nghe Phật dạy, thấm thía ý này, tham vọng dừng lại sẽ có Niết-bàn, hạnh phúc. Hạnh phúc ở đâu và hạnh phúc là gì. Hạnh phúc của Sa-môn, của người tu hành có được, vì họ không đòi hỏi gì cả. Thiết nghĩ, trên bước đường tu, ai cũng có thể gặt hái được hạnh phúc. Dẹp bỏ những đòi hỏi, ham muốn là có hạnh phúc liền. Vì muốn người thương, nhưng họ không thương, nên khổ. Muốn người nghe lời, nhưng họ không nghe, nên khổ. Muốn được chức vụ cao, nhưng không được, nên khổ. Muốn ở nhà sang trọng, ăn sung mặc sướng, nhưng bất tài, không thể có được, nên khổ…

Biết bao nhiêu là nghiệp khổ chồng chất lên thân tâm con người đều phát xuất từ lòng ham muốn. Kể cả muốn tốt như muốn xây chùa cũng khổ. Bất cứ cái muốn nào cũng có cái giá phải trả. Đức Phật dạy chúng ta bớt ham muốn, cho đến hết ham muốn, Niết-bàn tự hiện, ở hoàn cảnh nào cũng có hạnh phúc.

Lòng ham muốn không bao giờ đủ, Kinh Bát Đại Nhân Giác dạy rằng “Lòng tham cầu như ý khó vừa”. Vì vậy, Đức Phật thành đạo, đến Lộc Uyển, dạy pháp Tứ Thánh đế cho năm anh em Kiều Trần Như. Đó là pháp tu để chặn đứng nghiệp ham muốn. Lòng tham nặng sẽ hiện trên ánh mắt, cử chỉ, hành động, khiến cho người không tin tưởng, khiếp sợ.

Người tu ngăn chặn tâm ham muốn, vào đời với tâm trong sáng, người dễ quý mến. Các thầy không toan tính gì, không cần tiền thì đến đâu cũng được tiếp đón; nhưng nghĩ xin tiền xây chùa, thì dù đến thăm, người ta cũng lánh mặt. Người vô tâm mới có cuộc sống tự tại.

Chúng ta dừng tâm đứng yên, công đức tụ lại, phước đời trước sẽ hiện ra và khởi tu trên cái phước mà chúng ta có. Tất cả những gì mà chúng ta tu tạo được ngày nay đều nhờ căn lành kiếp trước, phước đời trước. Phước lớn thì sanh ra đời đã có của báu đầy nhà như Thiện Tài đồng tử. Phước báu nhỏ, chúng ta cũng có một điều kiện tốt để đi lên, nên tạo thêm, đừng phá hủy. Được thân người, ai cũng có phước. Phước lớn thì làm việc lớn, phước nhỏ thì làm nhỏ. Từ căn bản này chúng ta phát triển lên, đừng xa rời thực tế mà muốn được cho nhanh, chỉ chuốc lấy thất bại.

Đối với người tu, phước lớn nhất là tâm bình an và trí sáng suốt, cần nuôi dưỡng và phát triển hai thiện căn này. Thật vậy, điểm đặc biệt của người tu khác hơn người thường là có tâm bình an và trí sáng suốt. Tâm bình an và trí sáng suốt là đỉnh cao của Phật giáo, dù ở trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng, tâm vẫn thanh thản thì trí trở nên sáng suốt, mới quyết định được mọi việc một cách đúng đắn. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Kiến thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (I)

Kiến thức 15:14 30/04/2024

Kinh Dược Sư gửi một thông điệp đến tất cả mọi người về một lý tưởng độ sinh của đức Phật Dược Sư về một con đường tự mình giải thoát, tự mình giác ngộ, thông qua những nguyện lực, tha lực của đức Phật. 

Oai nghi và giới luật

Kiến thức 15:00 30/04/2024

Luật tức là Tỳ-ni, gồm oai nghi và giới luật, là bước đầu cho người mới vào đạo thực hành để ngăn ngừa tội lỗi, nên gọi là nhằm sửa mọi điều dở tệ. Ban đầu, tâm người mới vào đạo giống như con trâu hoang, nếu không có giới luật kềm giữ thì nó mặc tình ăn cỏ mạ của người.

Phước huệ song tu

Kiến thức 14:14 30/04/2024

Có người chỉ thích làm phước, gieo nhân giàu sang sung túc chứ không thích gieo nhân trí tuệ. Bởi họ nghĩ rằng gieo nhân giàu sang thì dễ làm hơn. Chỉ cần bỏ tiền của ra bố thí, làm các việc từ thiện thì sẽ được phước báo.

Xem thêm