Thứ tư, 10/01/2024, 10:03 AM

“Tôi lạy Phật, nghĩ về Phật để tạo độ cảm tâm giữa tôi và Phật”

Tìm xem Phật dạy điều gì, La hán thực hành ra sao và Bồ tát dấn thân như thế nào, tôi mới nhận chân được những đức hạnh cao quý của các Ngài. Đem tâm tốt, hạnh tốt của Phật, Bồ tát ngự trị trong tâm, chắc chắn tâm chúng ta được an lạc.

Muốn tu có kết quả, phải căn cứ trên căn tánh, hành nghiệp của chính mình. Trong thời gian mới tu, tôi cũng vấp phải sai lầm, sanh ra nhiều bệnh. Hiểu được ý Phật dạy, phải tự điều chỉnh mình và nhất là phải nhận ra được con người thực của mình; từ đó biết rõ pháp tu thích hợp giúp chúng ta sanh được công đức, mà trước nhất là cần có sức khỏe tốt.

Thật vậy, ngài Thiên Thai dạy rằng hàng trung và hạ căn đều phải nương theo pháp phương tiện để tiến tu. Nghĩa là khi còn thân tứ đại ngũ uẩn thì tứ đại chịu ảnh hưởng của ngũ uẩn và ngũ uẩn do Thức tác động. Nghiệp chủng tử tập khí lâu đời tạo thành ác nghiệp tồn tại trong Thức của chúng ta. Và từ Thức này dẫn linh hồn chúng ta đi thọ sanh trên cuộc đời. Nếu Thức có nhiều hạt giống xấu thì dẫn chúng ta sanh vào gia đình xấu, ở trong hoàn cảnh xấu và bản thân ta cũng xấu.

Muốn giải quyết điều này, tu hành phải xóa bỏ được túc nghiệp của chúng ta, đó là việc bức xúc nhất. Túc nghiệp này chủ yếu nằm trong tiềm thức. Người tu mang tiềm thức không tốt nghĩa là lòng chúng ta thường buồn, giận, lo, sợ. Người có nghiệp như thế thì dứt khoát không tu Thiền được; vì vào Thiền sẽ bị ngay bốn thế lực này chi phối, gọi là ngũ ấm ma. Hễ ngồi yên là Thức ấm ma tác động liền. Thực tế tôi thấy những Thiền sư tu hành, nhưng hay buồn giận; bệnh chết không biết về đâu. Người này tu sai pháp vì bắt chước.

"Đối với tôi, lòng luôn hoan hỷ"

01

Nhận ra bản thân mình ở dạng thấp, tôi tự nỗ lực xóa buồn, giận, lo, sợ. Tiềm thức chúng ta trong sạch thì gặp việc đáng giận, đáng buồn, đáng lo sợ, chúng ta cũng không buồn giận, lo sợ. Vì chúng ta đã nhận thức được một cách sâu sắc rằng pháp nhĩ như thị. Mọi vật đã như thế, không thể khác thì còn gì để buồn giận, lo sợ. Như vậy, thay đổi tâm tánh chúng ta là chánh, không phải ngồi là chánh. Trí Giả dạy rằng đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, thuyết pháp đều là Thiền. Sáu tướng này đều thanh tịnh, không phải chỉ ngồi mới thanh tịnh và sáu việc này đều nhằm hướng đến sự loại trừ bốn tướng ác là buồn giận, lo sợ.

Chúng ta có vô số phương tiện để loại bốn tướng ác này. Đối với sợ, hoặc lo, chúng ta làm gì để đối trị nó. Theo tôi, tùy cái sợ của từng người khác nhau mà có cách trị khác nhau. Riêng tôi, sợ nhất là tu sai, uổng công vô ích, còn bị đọa. Vì sợ, lo như vậy, tôi hạ quyết tâm tìm thiện tri thức để học, chủ yếu là học với người tu có kết quả tốt. Người tu tinh tấn, nhưng bệnh hoạn, buồn phiền, tôi không học theo họ. Người ăn ít, vẫn khỏe và an vui thì tôi học hỏi với họ để cũng được thành quả như họ. Tìm Thiền sư bệnh hoạn để học, họ không chữa được cho họ, làm sao chữa được cho người. Họ còn buồn phiền, đau khổ, làm sao giải thoát cho người.

Học với người có kết quả tốt trên bước đường tu và tôi sám hối cho tiêu nghiệp. Tôi lạy Phật, nghĩ về Phật là pháp tu đầu tiên để tạo độ cảm tâm giữa tôi và Phật. Nhờ có được mối tương quan vô hình này tác động cho tôi không thấy lo sợ, buồn giận nữa.

Mọi việc trên cuộc đời tôi không cần quan tâm; vì quan tâm đến Phật thì tôi được an lạc hơn. Còn quan tâm đến công việc, đến người khác chỉ làm cho tôi buồn phiền, lo sợ. Tạm thời đóng kín cánh cửa này để mở cánh cửa tiếp xúc với Phật, với Bồ tát bằng cách đọc kinh điển không biết mệt mỏi. Tìm xem Phật dạy điều gì, La hán thực hành ra sao và Bồ tát dấn thân như thế nào, tôi mới nhận chân được những đức hạnh cao quý của các Ngài. Đem tâm tốt, hạnh tốt của Phật, Bồ tát ngự trị trong tâm, chắc chắn tâm chúng ta được an lạc.

Và điều đáng quý là giữa ta và Phật, Bồ tát, Thánh Hiền trở thành gần gũi. Cảm về Phật, nghĩ về Phật nhiều, tự nhiên tất cả buồn giận, lo sợ tự tan mất trong lòng. Dù gặp hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm, cũng không sanh khởi buồn giận, lo sợ; mới thấy pháp phương tiện lạy Phật, sám hối là cần thiết và hữu ích trên bước đường tu cho hàng trung căn và hạ căn.

Thể nghiệm được thành quả như vậy, tôi tụng Pháp Hoa, trích những danh hiệu Phật và Bồ tát trong kinh này để đọc, suy nghĩ, lễ bái. Nhờ đó tạo được sự cảm thông với các Ngài mà tạo thành thế giới tâm linh an lành ngay trên cuộc đời này. Đó là bước đầu tôi tu Thiền như vậy và nghiệp giảm, công đức sanh ra, có được cơ thể khỏe vượt mức bình thường. Theo tôi, Thiền sư ăn ngủ ít, làm việc nhiều, hành sử mọi việc đều đúng đắn; có như vậy mới tiến xa trên đường đạo.

Trích từ Nhận ra con người thực của mình để tiến tu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm