Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (I)
Kinh Dược Sư gửi một thông điệp đến tất cả mọi người về một lý tưởng độ sinh của đức Phật Dược Sư về một con đường tự mình giải thoát, tự mình giác ngộ, thông qua những nguyện lực, tha lực của đức Phật.
Hằng năm khi mai vàng nở, báo hiệu một mùa xuân đã trở về trên đất nước Việt Nam, tất cả mọi người hân hoan chào đón một năm mới với đầy niềm vui và mở ra hy vọng xán lạn trong công việc, cầu mong gia đình bình an, đất nước hoà bình, thịnh trị. Do đó, chùa chiền, là nơi mà mọi người thường đi đến lễ Phật đầu năm, cầu bình an, cầu quốc thới dân an, hơn nữa là cầu cho bản thân, gia đình, mọi người tiêu tai tiêu nạn, tật bệnh tiêu trừ.
Vì vậy, các chùa, tu viện thường mở hội Dược Sư đầu năm nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, tín ngưỡng của hàng triệu tín đồ Phật giáo trên cả nước. Tuy nhiên, pháp hội Dược sư ngoài ý nghĩa cầu bình an, tiêu trừ bệnh tật, nó còn thể hiện một triết lý hết sức đặc sắc của vị “Phật thầy thuốc” chuyên trị tâm bệnh.
Bài viết tập trung trình bày phương thức bắt mạch tìm ra tâm bệnh của con người; phương thuốc trị lành tâm bệnh con người. Nhằm mục đích hướng dẫn con người nhận thức rõ triết lý, ý nghĩa thâm sâu của đức Phật qua hình thức lễ hội Dược Sư.
Kinh Dược Sư là một trong những bộ kinh thuộc Đại thừa Phật giáo, thể hiện triết lý của đạo Phật hết sức sâu sắc, từ hình thức cho đến triết lý tính không của Phật giáo, mang tư tưởng Đại thừa. Vì vậy, kinh Dược Sư đã được các nhà dịch thuật nổi tiếng Trung Hoa dịch sang tiếng Hán để đọc tụng trong các thời khoá của các chùa Phật giáo khắp Trung Hoa, như đời Đông Tấn (317-322) thì có bản dịch của ngài Miên thi-lợi Mật-đa-la; đời Lưu Tấn (năm 457) có bản dịch của ngài Huệ Giản.
Thời kỳ nhà Tùy (năm 615) có bản dịch của ngài Đạt-ma-cấp-đa; bản dịch của ngài Nghĩa Tịnh, bản dịch của ngài Huyền Trang...Trong đó, bản dịch của ngài Huyền Trang mang tính phổ biến, được ưa chuộng nhất. Song, kinh Dược Sư cũng đã được các nhà dịch thuật Việt Nam dịch sang tiếng Việt như ngài Tuệ Nhuận, ngài Mật Trí, ngài Huyền Dung, ngài Trí Quang...nhằm đáp ứng nhu cầu tụng đọc, cầu nguyện của các tín đồ Phật giáo.
Kinh Dược Sư trình bày về thế giới của Phật Dược Sư Lưu Ly được xem là một trong những cảnh giới cực lạc, thanh tịnh, an lành, dưới sự hướng dẫn của chư Phật, Bồ tát, mọi người đều thực hành việc thiện, tu tập pháp thượng nhơn, làm lợi ích cho chúng sinh.
Tuy nhiên, ngoài ý nghĩa mang tính phổ thông của niềm tin con người về “cầu chi được nấy”, mang đến cho con người sự an lạc, tiêu tai tiêu nạn, nhờ vào tha lực của Phật, Bồ tát; kinh Dược Sư còn thể hiện nét đặc trưng về một vị “Phật thầy thuốc” chuyên bắt mạch tìm ra tâm bệnh của con người và kê toa bốc thuốc để trị tâm bệnh của con người một cách hết sức hiệu quả.
1. Bắt mạch tìm ra tâm bệnh của con người
Trong cuộc sống xã hội ngày xưa cũng như ngày nay, khi con người cảm thấy hụt hẫng trước những sự kiện, biến cố trong cuộc sống như thiên tai, lũ lụt, chiến tranh, nạn đói, làm ăn thất bại, bị lừa gạt, gia môn bất hạnh, hạnh phúc tan vỡ...con người thường hướng về một đấng thiêng liêng, một tha lực hùng mạnh có thể che chở cho mình, người thân vượt qua khổ nạn, tật bệnh tiêu trừ.
Trong nỗi khủng hoảng, lo sợ về tâm lý, con người không thể tự mình giải quyết hoặc không có phương thức để giải quyết những vấn đề nan giải trong cuộc sống, sự bế tắc trong lộ trình đau khổ dần dần tiến gần đến sự tuyệt vọng của bản thân và đó cũng chính là con người tìm về sự thanh thản, bình an, sự che chở, nhờ vào tha lực của đức Phật Dược Sư.
Bởi lẽ, đức Phật Dược Sư là bậc thầy Từ bi, đức độ của mọi chúng sinh đang, đã và sẽ đau khổ trông chờ, nương tựa Ngài cứu khổ để họ có một niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng, một bầu trời an lạc, thoát khỏi cảnh nghèo cùng, bệnh tật, đều được Ngài chữa lành căn bệnh.
Ngài đã phát mười hai nguyện lớn để cứu tất cả những con người đang đau khổ, chìm đắm trong thế giới mê muội, đang bệnh trầm kha tuyệt vọng. Một trong mười hai lời nguyện của Ngài thể hiện hết sức sâu sắc về tinh thần Từ bi, ứng xử nhân văn khi Ngài còn làm vị Bồ tát,
Ngài đã phát nguyện:
“Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo, Vô thượng Bồ đề, nếu những hữu tình, mắc mọi bệnh khổ, không ai cứu chữa, không chỗ nương thân, không người thân thiết, không cửa không nhà, bần cùng khốn khổ, một khi tên ta, nghe lọt vào tai, mọi bệnh đều hết, thân tâm yên vui, gia quyến tiền của, thảy đều sung túc, rồi tu đắc đạo, Vô thượng Bồ đề” .
Tuy nhiên, câu chuyện ở đây không phải dừng lại, phản ánh một năng lực ngoại tại từ đức Phật trong việc thực hiện việc làm cứu độ con người của các Ngài, đó chỉ là hành động mang ý nghĩa biểu trưng và được xếp hạng “bậc hai”. Trong khi đó, cốt lõi của vấn đề mang ý nghĩa sâu xa hơn, rộng lớn hơn, đó là bắt mạch tìm ra “tâm bệnh” của con người trong cuộc sống như thế nào.
Trong thực tiễn, một bác sĩ giỏi, một lương y tài năng, không phải là họ kê toa, cho uống thuốc thì gọi là một bác sĩ tài giỏi; mà yếu tố quan trọng nhất đó là tìm ra căn bệnh đúng với căn bệnh của người bị mắc bệnh để kê toa, uống thuốc. Cũng như vậy, lương y bắt mạch mà không nhận ra căn bệnh tiềm ẩn bên trong người bị bệnh, thì dù có kê toa, sắc thuốc uống hằng ngày, hằng tháng, hằng năm thì bệnh chỉ thêm nặng cho đến khi không còn hơi thở.
Do đó, việc bắt mạch tìm ra nguyên nhân căn bệnh của thân thể con người là điểm mấu chốt trong phương pháp chữa bệnh có hiệu quả. Đó không phải là điều mới lạ, mà nó đã được thực nghiệm từ rất lâu, được áp dụng một cách có hiệu quả trong phương pháp trị liệu của đức Phật Dược Sư, Ngài được mọi người tôn kính với danh xưng “Phật thầy thuốc” trong lộ trình trị tâm bệnh cho con người.
Đối với sự phát triển vượt bậc của khoa học, sự tiến bộ của y học ngày nay trong việc điều trị những căn bệnh của thân thể con người không phải là một vấn đề khó khăn về mặt y khoa. Song, căn bệnh về tinh thần, tâm lý của con người, lại là một vấn đề hết sức nan giải, đòi hỏi một bậc thầy có nhiều kinh nghiệm nội tâm mới đủ trình độ chẩn đoán và kê toa, bốc thuốc, thì bệnh mới mong uyên giản. Bậc thầy đó là đức Dược Sư Lưu Ly, Ngài quá tuyệt vời khi chỉ rõ căn bệnh trầm kha, lâu đời, khó trị của con người:
“Tội cấu của chúng sinh rất nặng, bởi vì vô minh che tối, nên không hiểu nhân quả, không chuyên cần sám hối, cứ để cho tham, sân, si, tự do hành động, tạo các tội lỗi, nào sát, đạo, dâm, tội cấu vô biên, mà oan nghiệp cũng kết thành vô lượng, thế mà cũng không hay, không biết; tội lỗi càng ngày càng sâu nặng” .
Chính vì con người không nhận thức được những yếu tố dẫn đến đau khổ, không làm chủ, kiểm soát được hành vi, hành động của chính mình nên con người loay hoay trong chuỗi ngày đau khổ. Nếu con người không thấy được “tâm bệnh” của chính mình, thì không có thuốc trị khỏi bệnh của tâm, không có vị Phật nào có thể cứu chúng ta thoát khỏi đau khổ.
Cho nên việc đầu tiên đức Phật Dươc Sư cứu con người đó là tìm ra nguyên nhân, nguồn gốc sinh ra các tội lỗi của chính con người, từ đâu mà con người từ bỏ “tâm thiện” để sống với đời sống “bất thiện”. Từ đó, Ngài lên kế hoạch, tìm phương thuốc để cứu con người hết tâm bệnh trở thành người sống khoẻ mạnh với bản chất thiện, giúp ích cho mọi người và xã hội.
(Còn tiếp)
*TT. TS Thích Lệ Quang - Trưởng Ban Giáo dục Phật giáo quận Tân Bình, Tp.HCM
Tài liệu tham khảo:
1. Thích Huyền Dung (dịch), Kinh Dược Sư bốn nguyện công đức, NXB. Tôn giáo, năm 2013.
2. Thích Trí Quang (dịch), Dược Sư kinh sám, ấn bản điện tử.
3. Tuệ Nhân - Thích Mật Trí (dịch), Kinh Dược Sư và sám pháp Dược Sư, NXB. Tôn giáo, năm 2019.
4. Viện Văn học, Thơ văn Lý - Trần, tập 2, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988.
Chú thích:
1. Tuệ Nhuận - Thích Mật Trí (2019), Kinh Dược Sư và sám pháp Dược Sư, NXB. Tôn giáo, tr.30.
2. Tuệ Nhuận - Thích Mật Trí (2019), Kinh Dược Sư và sám pháp Dược Sư, NXB. Tôn giáo, tr.101.
3. Tuệ Nhuận - Thích Mật Trí (2019), Kinh Dược Sư và sám pháp Dược Sư, NXB. Tôn giáo, tr.122.
4. Tuệ Nhuận - Thích Mật Trí (2019), Kinh Dược Sư và sám pháp Dược Sư, NXB. Tôn giáo, tr.124.
5. Tuệ Nhuận - Thích Mật Trí (2019), Kinh Dược Sư và sám pháp Dược Sư, NXB. Tôn giáo, tr.125.
6. Viện Văn học (1988), Thơ văn Lý - Trần, tập 2, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.tr27.
7. Viện Văn học (1988), Thơ văn Lý - Trần, tập 2, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.tr140.
8. Viện Văn học (1988), Thơ văn Lý - Trần, tập 2, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.tr141.
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm