Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 13/04/2020, 08:22 AM

Phương tiện cho người tu thiền (II)

Trong tất cả thời chẳng khởi vọng niệm. Đối với vọng tâm cũng chẳng dứt diệt. Nơi cảnh vọng tưởng chẳng thêm liễu tri. Khi không liễu tri chẳng biện chân thật.

Thiền định dưới ánh sáng khoa học

Tâm trạng khắc khoải này là tâm trạng chung. Nếu như chỉ thích làm phước làm lành để chuẩn bị cho đời sau thì không nói làm chi. Còn với thiền sinh chúng tôi, thì việc tu hành quả là bức thiết. Từ đời sống cho đến quan niệm, hiểu biết, tất cả đều được xây dựng theo đúng bản hạnh của Phật và Bồ Tát. Vậy mà, hôm nay mùng ba, mai mùng bốn rồi ngày kia mùng  năm, tới mùng sáu... thời gian trôi chẳng hề dừng, tới chẳng hề lui, tóc bạc phủ đầu, thân thể suy yếu nhưng công phu chưa đến chỗ vuông tròn, đạo cả chưa sáng. Chẳng trách “hằng tựa lan can luống lo âu”.

Một thiền sư đã nói “Dù khi sống bị người khinh bỉ, nghèo khổ, đói rách, khi chết bị cày bừa hành hạ trăm ngàn muôn kiếp trong địa ngục A tỳ, nhưng một khi đã nhận được yếu chỉ tu hành thì không có gì để ta phải sợ hãi”. Yếu chỉ tu hành là gì? Đây chính là tâm an ổn của mình. Muốn nhận được thì chỉ cần buông bỏ những lăng xăng điên đảo. Nhận được, có bình yên tự tại. Những thứ chung quanh không còn làm mình động lòng và sợ hãi nữa.

Kinh Viên Giác dạy chúng ta tu như sau: Trong tất cả thời chẳng khởi vọng niệm. Đối với vọng tâm cũng chẳng dứt diệt. Nơi cảnh vọng tưởng chẳng thêm liễu tri. Khi không liễu tri chẳng biện chân thật.

Kinh Viên Giác dạy chúng ta tu như sau: Trong tất cả thời chẳng khởi vọng niệm. Đối với vọng tâm cũng chẳng dứt diệt. Nơi cảnh vọng tưởng chẳng thêm liễu tri. Khi không liễu tri chẳng biện chân thật.

Bài thực hành thiền định quán niệm hơi thở hàng ngày

Biện Thủ Tọa, trụ trì chùa Thê Hiền ở Lư Sơn, áo quần thường không tươm tất và hay có thói quen xâu giày qua gậy trúc vác trên vai. Một hôm ngang qua chùa Đông Lâm đất Cửu Giang, Hòa thượng Hỗn Dong thấy vậy liền mắng “Sư là mô phạm của người đời, cử chỉ như thế chẳng những tự khinh mình, mà còn thất lễ lớn đối với chủ nhân”

Biện Thủ Tọa cười bảo “Ta có lỗi gì vậy?”. Nói xong lấy bút làm bài kệ để lại rồi đi. Bài kệ như sau:

    Chớ bảo Thê Hiền nghèo

    Thân nghèo đạo chẳng nghèo

    Giày cỏ tợ như hổ

            Gậy chống trông tựa rồng

    Khát uống nước Tào Khê

    Đói ăn lật cức bồng

    Kẻ đầu đồng trán sắt

    Đều trong núi cùng ta.    

Thân nghèo đạo chẳng nghèo là gia phong của ngài Thê Hiền và cũng là nếp sống cần có của một người tu. Đạo chính là tâm chân thật của chúng ta. Chúng ta tu chỉ để sống lại với tâm chân thật này. Còn những hình thức bên ngoài không quan trọng.

Với các vọng tâm cũng chẳng dứt diệt. Không khởi vọng niệm nhưng cũng không được dứt diệt. Tức không lấy mà cũng không bỏ.

Với các vọng tâm cũng chẳng dứt diệt. Không khởi vọng niệm nhưng cũng không được dứt diệt. Tức không lấy mà cũng không bỏ.

Thiền định - dưỡng chất chuyển hóa thân tâm

Giày cỏ tợ như hổ, gậy chống trông tựa rồng là nói đến những hoạt dụng phi thường của người tu khi đã sống được với tâm chân thật của mình. Giày cỏ và gậy trúc tuy chỉ là những thứ tầm thường dưới mắt người đời, nhưng qua công phu của ngài Thê Hiền thì mọi thứ trở thành dữ tợn như hổ, linh hoạt như rồng. Với những phương tiện như vậy thì còn gì để sợ hãi mà không bình an?  

Khát uống nước Tào Khê, đói ăn lật cức bồng. Nước Tào Khê là chỉ cho pháp môn “Trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật” của Tổ Huệ Năng. Lật cức bồng là gai cây dẽ. Huệ mạng là nguồn nước nuôi sống tâm ngài. Những thứ tầm thường khó nuốt là thức ăn nuôi sống thân ngài. Vậy thì còn gì để vướng bận mà không tự tại?

Kẻ đầu đồng trán sắt, đều trong núi cùng ta. Đầu đồng trán sắt chỉ cho những con người có thể đương đầu với những thế lực mạnh mẽ dữ dằn nhất. Chính là những con người đã bình an và tự tại thật sự, là kẻ đồng chí đồng hạnh với ngài, hiểu được nếp sống của ngài.   

Kinh Viên Giác dạy chúng ta tu như sau: Trong tất cả thời chẳng khởi vọng niệm. Đối với vọng tâm cũng chẳng dứt diệt. Nơi cảnh vọng tưởng chẳng thêm liễu tri. Khi không liễu tri chẳng biện chân thật.

Trong tất cả thời chẳng khởi vọng niệm là, trong tất cả mọi sinh hoạt đi, đứng, nằm, ngồi chúng ta đừng để những thứ như suy nghĩ, tơ tưởng... chi phối dẫn dắt mình. Nghĩa là, ngay trong cuộc sống đây, những gì mình đã lên kế hoạch thì cố gắng trôi tròn. Những gì dấy khởi ngoài sự sắp đặt đó thì thôi, bỏ qua một bên. Ngay trong công việc đang làm cũng đừng dấy niệm. Làm việc gì thì chỉ biết việc ấy. Đừng làm việc này mà để tâm dong duỗi tận đâu đâu.

Nếu không tỉnh sáng thì việc lớn việc nhỏ gì mình cũng ôm đồm, thứ gì cũng làm mình lo sợ bất an.

Nếu không tỉnh sáng thì việc lớn việc nhỏ gì mình cũng ôm đồm, thứ gì cũng làm mình lo sợ bất an.

Nghiên cứu về những bí ẩn tuyệt vời của Thiền định

Với các vọng tâm cũng chẳng dứt diệt. Không khởi vọng niệm nhưng cũng không được dứt diệt. Tức không lấy mà cũng không bỏ. Đây là pháp tu “Biết vọng không theo” của Hòa thượng dạy chúng ta. Chỉ cần biết vọng, không để nó dẫn dắt ngược xuôi thì yên. Không cần phải dùng thêm một phương tiện nào, hay một lực nào để dằn nén hay dứt diệt. Khi biết là vọng, vọng tan rồi thì cũng không cần phải ôm khư khư cái biết làm gì. Khi nào niệm dấy thì cái biết hiện tiền, niệm không thì cái biết cũng không. Không cần dấy thêm một cái gì để biết về những cái đó, cũng không khởi diệt hay phân biệt về những vọng tưởng đó. Nên nói ngay cảnh vọng tưởng chẳng thêm liễu tri. Khi không liễu tri chẳng biện chân thật.

Nói chung là làm sao phát huy được cái biết của mình. Sở dĩ ta đau khổ ngược xuôi trôi dạt trong vòng luân hồi sanh tử nhiều đời nhiều kiếp là do không sử dụng tánh biết. Bởi không biết nên lao theo, chấp chặt rồi tạo nghiệp. Đã tạo nghiệp thì có khổ đau. Từ khổ đau lại gây tạo nghiệp... cứ vậy mà loay hoay luẩn quẩn không có lối thoát. Cái biết này là ngọn đèn trí tuệ xua tan bóng tối vô minh. Đèn đã sáng thì bóng tối tự mất không cần phải dùng thêm phương tiện. Chỉ cần biết vọng thì vọng tự mất, không dấy khởi thêm gì nữa. Còn dấy khởi là còn vọng. Chúng ta có tánh biết làm chủ những vọng động, ngay đó bình an hiện tiền.

Nếu không tỉnh sáng thì việc lớn việc nhỏ gì mình cũng ôm đồm, thứ gì cũng làm mình lo sợ bất an. Vậy thì khổ lắm. Thứ gì cũng có duyên, có nghiệp của nó, ôm và lo đến bao giờ? Càng ôm đồm, càng vướng mắc càng khổ đau. Phật nói, chưa có muốn có là cái khổ thứ nhất, có rồi muốn giữ là cái khổ thứ hai, muốn giữ mà mất là cái khổ thứ ba. Những cái mình muốn có muốn giữ đó lại là những thứ giả tạm bên ngoài, tránh sao khỏi sự mất mát mà không đau khổ? Đây là chỗ chúng ta phải tỉnh sáng nhận định.

Nếu bất cứ một vọng niệm, một dấy khởi nào mà mình cũng dám trả hết như ông thợ chài thì mình sẽ được yên ổn sung sướng. Còn dù cho ngọc ngà châu báu gì mà mình cứ nắm lại, lao theo rồi tính toán ngược xuôi thì tránh sao khỏi lao tâm tổn trí.

Nếu bất cứ một vọng niệm, một dấy khởi nào mà mình cũng dám trả hết như ông thợ chài thì mình sẽ được yên ổn sung sướng. Còn dù cho ngọc ngà châu báu gì mà mình cứ nắm lại, lao theo rồi tính toán ngược xuôi thì tránh sao khỏi lao tâm tổn trí.

Cuối cùng tôi xin kể một câu chuyện làm bài học cho việc tu hành của chúng ta. Ngày xưa có một vị thần biển, trao cho ông thợ chài bốn viên ngọc, nhờ dâng cho quốc vương của nước ông. Viên ngọc thứ nhất có khả năng tạo được tất cả thức ăn sơn hào hải vị. Viên ngọc thứ hai tạo ra lụa là gấm vóc son phấn. Viên ngọc thứ ba tạo ra các dụng cụ và khí giới. Viên ngọc thứ tư tạo ra tiền bạc. Quốc vương nhận xong, cảm kích lòng thật thà của người thợ chài, bèn tặng lại ông một viên, tùy ông chọn lựa.

Ông xin về hỏi ý kiến vợ con rồi sẽ lên nhận sau. Tuy nhiên sau khi bàn bạc thì mỗi người mỗi ý không ai nhường ai. Gia đình rối rắm vì sự tranh dành lớn tiếng này. Người thợ chài quá mệt mỏi bèn tâu với vua: Từ khi có chuyện bốn viên ngọc, gia đình con xào xáo không yên. Đời sống ngày xưa của con tuy bình dị nhưng yên ổn hạnh phúc. Thôi, cho con khỏi nhận viên nào nữa.

Việc tu hành của mình cũng vậy. Nếu bất cứ một vọng niệm, một dấy khởi nào mà mình cũng dám trả hết như ông thợ chài thì mình sẽ được yên ổn sung sướng. Còn dù cho ngọc ngà châu báu gì mà mình cứ nắm lại, lao theo rồi tính toán ngược xuôi thì tránh sao khỏi lao tâm tổn trí. Câu chuyện này nhắc chúng ta đừng tin, đừng lao theo vọng tưởng để được yên ổn hoàn toàn.

>Xem thêm video: Khất thực: Một pháp tu truyền thống của Phật giáo:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm