Quả báo cho kẻ bội bạc
Nói về ông bà tư có lẽ là cả một câu chuyện dài kể ra không hết đấy, thật vậy, hàng xóm của tôi ở đây vẫn thường nói với nhau như thế để nhắc nhở nhau về một bài học đạo lý "nhân quả là có thật đấy".
Trời chưa rạng sáng, trong giấc ngủ, tôi đã nghe thấy lẫn lộn tiếng la tiếng hét cả tiếng kêu cứu.
Ở cạnh nhà hàng xóm
- Bớ bà con ơi ...cứu tôi với...nó muốn giết tôi...
- La nè...La nữa đi...La nữa đi ... sống như thế này chỉ để khổ cho người khác thôi, sống như thế này thì chết quách đi ...
Ôi! mới tinh mơ thôi mà nhà ông bà tư lại thế nữa rồi, hôm nào cũng cứ thế đôi ba bận, riết rồi tôi với những người hàng xóm ở đây dường như đã quá quen thuộc với những âm thanh này.
Nói về ông bà tư có lẽ là cả một câu chuyện dài kể ra không hết đấy, thật vậy, hàng xóm của tôi ở đây vẫn thường nói với nhau như thế để nhắc nhở nhau về một bài học đạo lý "nhân quả là có thật đấy".
Vào những năm sáu mươi lúc đó ông Tư mới ngoài ba mươi tuổi, nghe kể lại quê ông ở đâu ngoài Đồng Nai đi ra nữa, ông vào Sài Gòn lập nghiệp rồi lấy vợ luôn ở cái xứ phồn hoa đô hội này, ngày ấy cộng với chút tiếng anh vốn có nên ông được giới thiệu vào làm tài xế lái xe, cuộc sống của ông khi ấy có phần khá giả, vợ chồng ông có hai cậu con trai năm đó đứa lên ba, đứa mới chập chững biết đi.
Thời trẻ ông tư có tiếng là đẹp trai phong nhã nên cua gái ở đâu là dính ở đó liền (một số người bạn cùng tuổi với ông thường kể về ông như vậy) mà thật số ông đào hoa lắm nay người ta thấy ông cặp cô này mai cặp cô kia.
Vợ ông cũng biết vậy, mấy lần bà cũng ghen vì ớt nào mà ớt hỏng cay, cũng mấy bận bà làm hiền làm dữ với ông, nhưng cái tính ông đã vậy rồi không thay đổi, nên bà cũng thôi không ghen nữa "ông trăng hoa sao bà cũng làm ngơ, miễn sao ông còn nhớ đường về nhà với vợ với con, thương chồng thương con nên bà phải cam chịu chấp nhận cái tính này của ông".
Nhưng rồi một lần trăng hoa ông đã không còn nhớ đường để về nhà với mẹ con bà nữa...
Quả báo của tà dâm khiến cả nhà phải đau khổ
Dịp ấy ông đi dự đám cưới một người bạn, ở miền quê sông nước hữu tình này ông đã phải lòng một cô thôn nữ thua tuổi ông đến hơn một con giáp. Ban đầu ông cũng tính vui chơi như bao nhiêu cuộc tình mà ông đã vui chơi lướt qua trong đời, nhưng lần này thì khác, lần này ông đã trúng phải tiếng sét ái tình bởi nét duyên dáng quyến rũ của cô thôn nữ trong lần đầu tiên gặp gỡ đã làm ông say đắm...trong phút chốc mối tình với cô thôn nữ đã nhấn chìm ông vào đê mê, nó làm ông quên đi mình đã có vợ con, để danh chánh ngôn thuận đến với người tình, ông về tìm đủ mọi cách để ly hôn với người vợ tào khang của mình, lúc ông dỗ ngọt, lúc ông dọa nạt bắt vợ phải đồng ý để ông đường hoàng chính chính đến với người tình nhỏ tuổi kia.
Tàn nhẫn hơn nữa ông tìm cách vu oan vợ mình tằng tịu với người đàn ông khác để ông lấy cớ đó, ngày ra tòa vợ ông dành phần nuôi con. Ông chỉ mong có thế để mau chóng công khai được đến với người tình .
Cô thôn nữ quê mùa ngày nào giờ đã trở thành vợ ông, ông rước cô về Sài Gòn rồi mua hẳn một căn nhà cho cô ở, ngày đó ông cưng chiều người vợ trẻ này hết mực, cung phụng cho cô mọi điều.
Cô thôn nữ quê mùa ngày nào giờ đã lột xác thay đổi hoàn toàn, cả tính cách, để rồi không lâu sau cuộc sống nơi thị thành muôn màu màu muôn vẻ này đã bắt đầu cám dỗ cô, tập tành cô vào những trò chơi tiêu khiển đỏ xanh, những buổi nhảy nhót thâu đêm ở vũ trường, lúc đầu cô cũng chỉ vui chơi giải trí thôi, nhưng rồi càng ngày những món vui chơi giải trí tưởng chừng như vô hại này đã làm cô đến nghiện, đến xao lãng chuyện gia đình. Đến lúc ông khuyên răn cô vợ trẻ nhưng đã muộn.
Nói về hai đứa con của ông với người vợ đầu, ngày đó hàng xóm người ta vẫn còn nhớ, cứ cách khoảng một tháng là có hai đứa trẻ đến nhà ông, cứ thế, đứa lên bảy nắm tay dẫn đưa lên năm đến đây, trông bộ dạng hai đứa trẻ ăn mặc lếnh thếnh đến tội, nghe kể mẹ chúng đang làm nghề mua gánh ve chai gì đó để mưu sinh. Hai đứa trẻ đến đây hàng tháng để nhận tiền cấp dưỡng từ người cha của chúng, một lần người ta bắt gặp hai đứa trẻ ngồi co ro trước hiên nhà ông suốt một buổi sáng, chắc hôm ấy người vợ trẻ của ông đi đâu mới về, vừa nhìn thấy hai đứa bé, cô vợ trẻ của ông đã quát lên ầm ĩ " Đi mau... sáng sớm đã đến đây đòi nợ rồi hả? nhà này không nợ mẹ con nhà bây nhé. Mẹ tụi bây dạy tui bây đi ăn xin thế hả? ..."
Thời gian sau đó người ta không còn nhìn thấy những đứa trẻ đến đây nữa, nghe đâu mẹ con họ đã dọn đến ở một nơi thật xa và cắt đứt mọi liên hệ với ông.
Cô vợ trẻ này sinh cho ông ba người con, một trai hai gái, cậu con trai lớn không hiểu sao lúc nhỏ vẫn lớn lên bình thường như bao đứa trẻ khác thế nhưng năm lên tám tuổi cậu con trai này của ông ngày một dần mất trí nhớ, cậu khóc cười ngây ngây dại dại suốt ngày.
Hai vợ chồng ông đem con chạy chữa nhiều nơi nhưng bệnh vẫn không khỏi. Năm 1975 đất nước thống nhất, hai vợ chồng ông vội bán tháo căn nhà rồi về quê vợ sinh sống. Vợ ông tư là con gái út trong gia đình không có con trai, nên sau ngày giải phóng hai ông bà về đây rồi ở hẳn căn nhà của từ đường cha mẹ, ở thời buổi ấy cuộc sống của người dân ở đâu cũng khó khăn, có nhiều người cơm còn không đủ ăn, nhưng ông bà tư thì lại khác, vốn bản tính quen ăn chơi, không quen làm nên dần rồi ông bà cũng tiêu hao hết số tiền bán căn nhà ở thành phố thậm chí bán luôn căn nhà từ đường của cha mẹ để lại, nhắc đến chuyện ông bà tư hàng xóm ở đây vẫn còn nhớ, vào những năm tám mươi khi ấy cuộc sống của vợ chồng ông đã lâm vào tình cảnh khốn khổ chạy gạo từng bữa, nhưng ông bà vẫn chứng nào tật nấy, vẫn giữ nguyên cái nghiện ngập chếnh xanh chếnh đỏ của bà mỗi ngày, còn ông cũng thế vẫn giữ nguyên cái nếp sống lênh đênh thượng lưu của ông mà không chịu làm gì cả mặc cho từng ngày bữa no bữa đói trôi qua...
Năm chín mươi ông tư được một người bạn giới thiệu cho vào làm tài xế lái xe khách đường dài, vào lại nghề này thì đúng là nghề của ông rồi, như thể cá mà gặp lại nước vậy, nói theo một nghĩa đôi nữa, ông cũng được dịp trở lại với cái tính trăng hoa của mình.
Thật đúng vậy, không lâu sau ông lại cặp kè rồi sống như vợ chồng với một phụ nữ đi buôn đường dài, họ có với nhau một đứa con. Bà tư biết chuyện đấy chứ nhưng bà buộc phải im re như thóc không dám hó hé một lời nào, bởi không chịu thì ông buộc bà phải ly hôn giống hệt như ngày xưa ông đã làm với người vợ đầu khi ông đến với bà, điều đó dĩ nhiên là bà không muốn xảy ra rồi, bởi dù sao đi nữa bà cũng còn cần ông ban bố cho bà một ít tiền, cả một tí ít ỏi tình nữa, vì những điều đó bà thật sự thiếu thốn...
Những ngày đó người ta ở bến xe này vẫn còn nhớ cứ cách tuần mười bữa là lại thấy bà ra đây ngồi chờ ông chạy xe tuyến đường dài về để xin tiền với một bộ dạng thật lôi thôi lết thếnh, rồi hể hôm nào ông vui thì thôi, còn không ông quát tháo chửi mắng bà ầm ĩ bằng những lời lẽ khó nghe nhất... bà im re không dám trả lời cúi đầu nhận những đồng tiền như bố thí từ ông.
Ngoại tình, vui vẻ chốc lát nhưng quả báo nặng nề
Không hiểu lúc đó bà đã nhận ra nhân quả mà bà phải trả hay chưa? để sám hối những việc mình làm ngày xưa, thật vậy, nó giống y chang như ngày đó bà đã từng đối xử với hai người con của chồng.
Ở với người vợ thứ tư này được đâu sáu năm gì đó thì người con trai chung của hai ông bà bị tai nạn mất, chứng kiến con mất, bà bị sốc nặng dẫn đến tâm lý không ổn định, thời gian sau đó bà bỏ hẳn việc đi buôn trở về quê nghe kinh kệ từ đó. Rồi ông lại có bà năm bà sáu. Bồ bịch thì thôi nhớ không xuể, ông thường kể lại như thế với một điệu bộ hả hê của một kẻ chiến thắng vẻ vang trong tình trường.
Năm ông tuổi bảy mươi, lúc này ông đã không còn đủ sức khỏe để chạy những chuyến xe đường dài nữa, mà ông cũng không còn đủ chiến binh để đi thu phục những chuyến xe tình ái vẻ vang một thời oanh liệt của ông nữa.
Ông trở về quê sống an phận với người vợ thứ hai này với công việc giao hàng cho người ta ở chợ với mấy đồng lương ít ỏi sống đắp đổi qua ngày, cuộc sống gia đình ông vốn từ trước giờ chẳng khá giả gì nay lại bấp bênh túng thiếu, nói về ba người con của ông với người vợ thứ hai này, cậu con trai bị tâm thần đã đành, còn hai cô con gái thì suốt ngày chỉ biết ăn chơi đàn đúm, ông có nói đến chúng chửi lại ông thậm tệ, mà suy cho cùng, ông nghĩ lại lỗi do ở ông cả, những ngày tháng bọn trẻ cần một người cha dạy dỗ thì ông lại mãi miết phong lưu ở bên ngoài, bỏ mặc con, để giờ thế này, lỗi của ông gây ra cả thôi, có lúc ông đã khóc vì sự bất lực này của mình trong việc dạy dỗ các con, cả khóc vì hối hận những việc ông đã gây ra ngày trước, nhưng tất cả đã muộn rồi để ông làm lại từ đầu, ông nghĩ thế.
Mà điều làm ông hối hận nhất chính là đã ruồng bỏ người vợ tào khang ngày xưa của mình, có nhiều lúc ông chợt nghĩ xa xôi... Giá như vợ con ông tha thứ cho ông để ông được trở về... Một điều mà trước đây ông chưa từng nghĩ đến.
Một lần khi sức khỏe còn đủ minh mẫn ông lặn lội lên tận Sài Gòn tìm tung tích người vợ đầu và hai người con trai của ông mà mấy chục năm rồi ông không gặp lại họ, gì chứ Sài Gòn lớn cỡ nào cũng chỉ nằm trong lòng bàn tay ông, bởi mấy chục ông ông tung hoành ngang dọc ở đây mà nên từng con phố có tên hay không có tên ông đều rành rẽ hết, vì vậy mà Sài Gòn không làm khó được ông đâu. Và rồi ông cũng tìm ra ...
Hai người con trai của ông giờ đã trở thành những doanh nhân thành đạt giàu có, còn vợ ông kể từ ngày ấy, bà ở vậy nuôi con cho đến bây giờ. Bà kể lại quãng đường mà mẹ con bà đã trải qua với muôn ngàn cay đắng dặm trường... Nghe bà kể ông đã rom róm nước mắt, có lẽ đây là những giọt nước mắt thật sự ăn năn của ông để mong bà nối lại một nhịp cầu nhưng người vợ đầu của ông đã từ chối
Sau ngày đó họ cũng nhìn nhận ông là cha, cũng lo lắng qua lại thăm nom, nhưng tuyệt đối giữ một khoảng cách cha - con với ông thật xa. Lỗi do ông thôi, không trách được con - ông tự nhận như thế.
Những năm về sau sức khỏe ông ngày càng một yếu dần đi, một lần bị té dẫn ông đến chứng bệnh tai biến liệt nửa người phải nằm một chỗ từ đó, trên giường bệnh nước mắt ông ngày nào cũng chảy dài bởi thế thái nhân tình nó đối xử bạc bẽo với ông đến thế là cùng, lắm lúc ông mong cho mình được chết, để không phải chứng kiến cái thói đời đen bạc lúc ông thân tàn ma dại như thế này, nhưng ông trời đâu có dễ dàng đáp ứng cho ông được toại nguyện như vậy. Ông trời bắt ông phải sống, để từng ngày chịu sự đày đọa của thể xác, để từng ngày chịu sự dày vò của lương tâm ...
Đã nhiều hôm ông bị bỏ đói, có hôm đói quá ông cố gượng cánh tay run rẩy yếu ớt của mình đưa lên cao vẫy vẫy qua khung cửa sổ để có ai đó đi ngang qua nhìn thấy.
- Có ai không ... tôi đó ... Ông thều thào nói không thành câu rồi ngất đi..
Nhưng không, đáp lại lời ông là tiếng gào thét điên cuồng ngây dại của cậu con trai. Chắc nó cũng đang đói như ông.
- Chết đi... Sao không chết đi cho rồi... sống mà đày dọa người khác như thế này thì sống làm gì, chết quách đi cho rồi...
Cứ thế... Tiếng la, tiếng hét, tiếng chửi bới của bà, rồi tiếng gào thét kêu cứu, kêu đói của ông, cả tiếng gào rú vang vọng của cậu con trai nữa, cứ thế vang vọng suốt đêm ngày trong ngôi nhà này, như những hồi chuông cảnh tỉnh cho thế gian.
- Sáng qua ông tư đã chết rồi! Nghe đâu khi phát hiện thì thân thể ông đã cứng đờ lạnh ngắt. Có lẽ ông đã chết từ lúc tối qua nhưng không ai hay...
- Thế lại tốt cho ông, để ông không còn phải chịu sự đày đọ thân xác nữa, thật tội nghiệp...dân làng ở đây mọi người bảo với nhau như thế .
Hai người con trai về lo tang lễ cho cha đường hoàng, một vài người trong làng chợt hỏi: Sao các con không về sớm một chút, ông mong các con về lắm. Thiệt ra những ngày cuối đời ông ấy sống khổ không bằng ...
Các con ông lặng im không nói lời nào, họ lặng lẽ hòa vào dòng người đưa tiễn cha mình ra mộ. Văng vẳng tiếng nhạc đưa ông về với thế giới bên kia ngân nga lên một khúc trầm buồn...
"Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi trở về cát bụi
...
Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi
Lá úa trên cao rụng đầy
Cho trăm năm vào chết một ngày..
Cuộc đời này có những quy luật thật khó tin nhưng có thật đấy! Đó là luật nhân quả. Đúng như câu ông bà mình vẫn thường nói "gieo nhân nào thì gặt quả nấy". Tôi thật tâm đắc với câu nói này.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao
Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.
“Đây là lời thật lòng của tôi, người từng ở trong bùn lầy và đã ra khỏi bùn lầy”
Phật giáo và người trẻ 13:45 08/11/2024Người ta có thể phạm rất nhiều lỗi trong đời, nhưng ngàn vạn lần không nên phạm tội tà dâm! Cổ nhân nói: “Vạn ác, dâm đứng đầu!” Nhưng mãi đến hôm nay tôi mới nhận ra uy lực của câu nói này.
Nổi tiếng trên mạng xã hội bởi câu chuyện... ăn chay từ trong bụng mẹ
Phật giáo và người trẻ 13:40 08/11/2024Nguyễn Khoa Nam, sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải chưa một lần dùng đến các món ăn có thịt.
Người mẫu - Phật tử Phương Chi: “Giờ tôi làm nhân viên văn phòng, có cuộc sống an yên…”
Phật giáo và người trẻ 11:06 06/11/2024Người mẫu - Phật tử Phương Chi được biết đến trong chương trình thực tế “Gương mặt thương hiệu” - The Face 2017.
Xem thêm