Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 23/11/2022, 19:00 PM

Ngoại tình, lăng nhăng và cái giá đắt phải trả

Những thất bại hôn nhân liên tiếp khiến Isidasi gục ngã, cảm thấy ê chề và có ý định tự tử. Song một hôm, có một nhà sư tên là Jinaddata tới nhà cô xin đồ bố thí và khiến Isidasi thay đổi. Cô kiên quyết đi theo nhà sư với mong muốn trở thành một ni cô và đã được cha mẹ cho phép.

Ngày xưa, tại thành phố Ujjeni của đế quốc Maurya, vùng đất nay là Ấn Độ, một cô gái xinh đẹp tên là Isidasi là con gái cưng duy nhất của một thương nhân giàu có.

Khi Isidasi đến tuổi kết hôn, một thương nhân giàu có khác là bạn của cha cô đã ngỏ lời xin gia đình cho cô gái trở thành con dâu của họ. Bố mẹ Isidashi rất vui mừng trước hôn sự này, vì 2 gia đình đều môn đăng hộ đối, và họ biết nhau rất rõ.

Trong khi đó, vốn là một cô gái ngoan ngoãn, hiền lành, Isidasi trở thành một nàng dâu kiểu mẫu, đặc biệt rất được bố mẹ chồng yêu quý. Dù gia đình chồng có người hầu kẻ hạ, Isidasi vẫn tự tay chuẩn bị bữa ăn và chăm sóc cho chồng.

Thế nhưng, không hiểu sao, dù luôn yêu thương và đối xử tốt với chồng, nhưng Isidasi vẫn bị chồng đối xử lạnh nhạt. Một hôm, người chồng thú nhận với cô rằng, anh không muốn chung sống với cô nữa, nhưng vì cô chẳng làm điều gì sai, nên anh quyết định sẽ rời khỏi thành phố, đến một nơi khác sinh sống.

Biết được câu chuyện, bố mẹ chồng của Isidasi, dù rất thương yêu cô, nhưng khi phải lựa chọn, họ vẫn lựa chọn con trai mình. Họ không muốn sống xa chàng trai, nên đành đưa Isidasi trở về nhà bố mẹ đẻ.

Ngoại tình dưới góc nhìn Phật giáo

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bị nhà chồng đuổi về là một nỗi sỉ nhục lớn lao với bất kỳ cô gái nào sống trong xã hội Ấn Độ thuở ấy. Bố mẹ của Isidashi vô cùng buồn bã và quyết tâm tìm cho cô một người chồng mới.

Vì vẫn xinh đẹp, trẻ trung lại là con gái của một gia đình khá giả, Isidasi nhanh chóng tìm được cho mình một vị hôn phu trẻ và giàu có. Như lần trước, Isidasi vẫn yêu chiều và tôn trọng người chồng hết mực, nhưng không hiểu vì lý do gì, chỉ một tháng cô gái đáng thương đã bị người chồng thứ 2 dắt tay về nhà bố mẹ để "trao trả".

Thất bại lần thứ 2 này đã khiến cho cô gái cùng bố mẹ mình vô cùng thất vọng, muốn buông xuôi tất cả. Chính vì thế, khi có một kẻ ăn mày đến xin ăn, cha của Isidasi đã không ngần ngại gả luôn con gái cho người này.

Đang từ một kẻ hành khất nghèo khổ, bỗng dưng có được người vợ trẻ đẹp cùng gia tài kếch xù, người ăn mày mừng hơn bắt được vàng, đưa chiếc bát ăn xin và bộ quần áo bẩn thỉu của mình cho cha Isidasi như một tín hiệu của sự đồng ý.

Tuy nhiên, sau 2 tuần, người chồng thứ 3 của Isidashi đã quay lại, yêu cầu cha vợ trả cho mình chiếc bát và bộ quần áo cũ, và nói:

"Thà làm người đàn ông nghèo nhất quả đất còn hơn phải sống cùng Isidasi dưới một mái nhà".

Người này cũng không đưa ra lý do gì cụ thể, chỉ là anh ta không thể sống cùng cô gái.

Những thất bại hôn nhân liên tiếp khiến Isidasi gục ngã, cảm thấy ê chề và có ý định tự tử. Song một hôm, có một nhà sư tên là Jinaddata tới nhà cô xin đồ bố thí và khiến Isidasi thay đổi. Cô kiên quyết đi theo nhà sư với mong muốn trở thành một ni cô và đã được cha mẹ cho phép.

Nhà sư Jinaddata đưa Isidasi đến gặp Đức Phật. Sau khi được giác ngộ, cô đã nhìn thấy tiền kiếp của mình trôi qua trước mắt và hiểu được tại sao ở trong kiếp này, dù cố gắng bao nhiêu nhưng cô cũng không thể có được hạnh phúc:

“Cách đó 8 kiếp, Isidasi là một người đàn ông giàu có, đẹp trai. Thế nhưng, thay vì nghiêm túc chọn cho mình một người bạn đời và sống đúng đắn, anh ta lại coi phụ nữ là một trò tiêu khiển, chọn một cuộc sống yêu đương phóng túng, thậm chí còn qua lại với vợ của người khác, hay lừa gạt những cô gái trẻ người non dạ.

Là một kẻ lang chạ, chuyên lừa gạt phụ nữ đã khiến anh ta bị nghiệp báo, phải trả những cái giá rất đắt. Trong những kiếp sau, lúc thì anh ta là một con khỉ con bị khỉ đầu đàn giết chết khi mới được 7 ngày tuổi, lúc thì lại là một con cừu bệnh tật và phải lao động khổ sai suốt đời.

Đến khi được làm người, anh ta cũng không thoát khỏi những số kiếp bất hạnh, cuối cùng, anh ta được tái sinh dưới cái tên Isidasi, cô con gái của một thương gia giàu có nhưng lần nào kết hôn cũng bị bỏ rơi một cách bẽ bàng...”.

Biết được nguyên do thật sự, Isidasi như trút bỏ được gánh nặng trong lòng bấy lâu, chuyên tu vào Phật pháp, giúp đỡ những người khác và trở thành một trong những đệ tử vĩ đại của Đức Phật.

Lời bàn:

Trong cuốn Kinh Pháp Cú (Dhammapada Sutta), Đức Phật có nói đến 6 việc con người không nên làm, trong đó có “Tà Dâm”, nghĩa là những hành động quan hệ bất chính, không được xã hội chấp nhận, gây đau khổ cho người khác, từ việc ngoại tình, loạn luân hay cưỡng bức, quấy rối hay lừa gạt người khác để đạt được mục đích của mình đều nằm trong số này.

Cuộc đời của Isidasi là một câu chuyện trong Phật giáo, nhuốm màu sắc thần thoại, tuy nhiên, trong xã hội hiện đại có rất nhiều "phiên bản" tương tự, và chẳng cần đợi đến kiếp sau thì cũng không thiếu các ví dụ cho thấy những người có hành vi tình dục không chính đáng đã phải trả giá ngay trong cuộc sống này.

Theo Buddhivihara. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm