Chủ nhật, 03/12/2023, 14:45 PM

Quả báo mắng nhiếc, mạ lỵ các bậc chân tu

Một thời Thế Tôn trú ở Kimbilà, tại Veluvana, Ngài cho gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, Tỷ kheo nào và những ai mắng nhiếc, mạ lỵ các vị tu phạm hạnh, phỉ báng các bậc Thánh, vị ấy được chờ đợi năm sự nguy hại. Thế nào là năm?

Phạm tội bị tẩn xuất, chặt đứt con đường hướng thượng; hay phạm một tội nhiễm; hay cảm xúc bệnh hoạn trầm trọng; khi mạng chung tâm bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ và địa ngục.

Này các Tỷ kheo, Tỷ kheo nào và những ai mắng nhiếc, mạ lỵ các vị tu phạm hạnh, phỉ báng các bậc Thánh, vị ấy được chờ đợi năm sự nguy hại này.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Mắng nhiếc, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.715).

Dù một vị Tăng không tốt cũng nên tôn kính, vì sao?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Lời bàn: 

Ở bất cứ địa phương hay quốc gia nào, nếu có sự hiện diện của những vị tu phạm hạnh và các bậc Thánh thì đó là niềm vinh hạnh, may mắn và là phước báo cho địa phương hay quốc gia đó. Vì rằng, sự hiện hữu của các vị chân nhân sẽ tác động tích cực về phương diện đạo đức, tinh thần cho xã hội, góp phần định hướng cho con người vươn tới Chân - Thiện - Mỹ. Thế nhưng, không phải ai cũng thấy được vị trí, vai trò quan trọng của những bậc phạm hạnh, các vị Thánh để tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường; đôi lúc, vài nơi những bậc Thánh vẫn bị mắng nhiếc, mạ lỵ thậm chí bị phỉ báng, giam giữ và bị giết hại.

Xúc phạm đến bậc Thánh là điều không nên nhưng lại thường xảy ra đối với những người vô minh ám chướng, nghiệp lực nặng nề, bất tín nhân quả. Thời Thế Tôn còn tại thế, chính Ngài cũng có đôi lần bị chửi mắng, bị vu cáo và mạ lỵ. Không chỉ dừng lại ở đó, Tôn giả Mục Kiền Liên, vị đại đệ tử thần thông bậc nhất của Phật, cũng bị phái Lõa thể quá khích mai phục, đánh đập cho đến chết.

Đối với tự thân của các bậc Thánh và những bậc chân tu phạm hạnh thì dẫu có bị mắng nhiếc, mạ lỵ, vu khống và phỉ báng đến mấy đi nữa thì các Ngài vẫn an nhiên, chấp nhận. Vì lẽ, dưới ánh sáng của tuệ quán, đó chỉ là dư tàn của duyên nghiệp nào đó trong quá khứ xa xôi nay còn lưu dấu mà thôi. Tuy các bậc Thánh vui vẻ chấp nhận mọi tai ương, oán đối đồng thời không bao giờ mống khởi tâm niệm oán hận hay trả thù nhưng vì xúc phạm đến Thánh nhân, chúng ta đã tự thiêu đốt phước đức của mình thành tro bụi, khi mất hết phước đức thì tất nhiên phải chịu đọa lạc, phải chịu quả báo nặng nề.

Ngày nay, người tu hành tuy nhiều nhưng những bậc chân tu phạm hạnh và những bậc Thánh không nhiều, tuy nhiên không phải là không có. Chúng ta đa phần là người phàm, mắt thịt nên không thể nào phân định thánh phàm. Mặt khác, bậc chân nhân thì đa phần ẩn mình, không bao giờ tiết lộ thân phận.

Do vậy, những người con Phật, sống theo lời Phật dạy thì phải hết sức cẩn trọng trong mọi hành vi của mình, đặc biệt là những phê phán, nhận định, bình phẩm về nhân cách và phẩm chất của người tu, để tránh mắc vào lỗi lầm và chịu nhiều quả báo oan uổng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Mỗi ngày ăn cái gì?

Kiến thức 14:02 28/12/2024

Ăn được cũng chưa phải là thực ăn, vì có ăn hay không ăn đều là vấn đề sanh diệt. Nếu không ăn mà ăn, ăn mà không ăn, đó là từ hữu vi đạt đến vô vi, từ có tướng đạt đến vô tướng, từ sanh diệt đạt đến không sanh diệt.

Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?

Kiến thức 09:00 25/12/2024

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

Kiến thức 08:46 25/12/2024

Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.

Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?

Kiến thức 20:26 24/12/2024

Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử. 

Xem thêm