Quan điểm Phật giáo về sự may mắn
Hỏi: Có một số bùa phép may mắn chắc có linh nghiệm phải không?
Ðáp: Tôi biết một người kiếm sống bằng nghề bán bùa may mắn. Anh ta tuyên bố rằng bùa của anh mang đến vận may, giàu có và anh bảo đảm rằng bạn có thể chọn ba số hên. Nhưng nếu điều anh ta nói là đúng tại sao chính anh không trở thành tỷ phú? Nếu bùa may của anh thật sự linh nghiệm tại sao hàng tuần anh không trúng số? May mắn duy nhất của anh ta là có những người u mê đã mua những lá bùa của anh mà thôi.
Hỏi: Vậy thì có những điều may mắn như thế không?
Ðáp: Tự điển định nghĩa may mắn là "tin tưởng rằng bất cứ điều gì xảy ra, tốt hoặc xấu, đến với một người trong diễn biến sự việc là do cơ hội, số mệnh hay vận may mà có". Ðức Phật hoàn toàn phủ nhận đức tin này. Mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân hay lý do cụ thể của nó và phải có mối liên hệ giữa nhân và quả. Chẳng hạn, bị bệnh là có nhiều nguyên nhân cụ thể. Người bị nhiễm vi trùng và cơ thể của họ phải yếu đi nên chính vi trùng đó đã gây ra bệnh. Có một mối quan hệ xác định giữa nguyên nhân (vi trùng và cơ thể yếu) và kết quả (bệnh) vì chúng ta biết rằng vi trùng đã tấn công vào các tế bào và gây ra bệnh. Nhưng ở đây không có mối liên hệ nào được tìm thấy trên một mảnh giấy có viết vài chữ mà mang đến giàu sang hay may mắn.
Ðạo Phật dạy rằng bất cứ điều gì xảy ra là do một hay nhiều nguyên nhân chứ không phải vì may mắn, vì cơ hội hay do định mệnh. Người quan tâm đến vận may luôn luôn cố gắng tìm kiếm một thứ gì đó: thường là muốn có thêm tiền bạc và sự giàu sang. Phật dạy chúng ta điều quan trọng hơn hết là hãy mở mang tâm trí. Ngài nói:
"Học thức và khéo tay,
Rèn luyện và giữ lời;
Là điều may mắn nhất.
Nuôi dưỡng cha mẹ già,
Yêu mến vợ và con
Sống đời này đơn giản;
Là điều may mắn nhất.
Rộng lượng và công bằng,
Giúp đỡ những người thân,
Không đổ lỗi cho người
Là điều may mắn nhất.
Cố tránh những điều xấu,
Xa hẳn mọi rượu chè,
Luôn trau dồi đức hạnh;
Là điều may mắn nhất.
Kính nhường và khiêm tốn,
Biết đủ và nhớ ơn
Tuỳ thời nghe Chánh pháp
Là điều may mắn nhất."
(Tiểu Bộ Kinh, Kinh Tập, trang 261-265 theo bản Pali)
Trích từ "Hỏi Hay, Ðáp Ðúng (Good Question, Good Answer) - Bhikkhu Shravasti Dhammika
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm