Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 26/10/2019, 08:15 AM

Quan hệ giữa Đức Phật và chúng đệ tử (II)

Mối quan hệ giữa đức Phật và chúng đệ tử rất tôn trọng và thương yêu nhau. Ngài luôn là tấm gương chói sáng để hàng đệ tử noi theo, làm chỗ nương tựa vững chắc cho chúng sinh quy ngưỡng, Ngài được tôn xưng là bậc Minh hạnh túc có nghĩa là minh trí và giới hạnh của Ngài hoàn toàn viên mãn.

 >>Đức Phật

Tình thương của đức Phật đối với đệ tử thật ấm áp và sâu sắc, ấp ủ chở che , gần gũi tận tuỵ như một người mẹ, nghiêm nghị như một người cha, mẫu mực như một người thầy bao dung độ lượng. Còn chư vị Tỳ kheo đối với đức Phật thì như thế nào? Chúng đệ tử được sống dưới sự dìu dắt của Ngài thật là an lạc, tinh tấn, luôn phát huy được các sở trường của mình và hàng phục tâm bằng phương pháp Thiền định. Tình cảm của chư đệ tử dành cho Ngài vừa ngưỡng mộ vừa kính trọng và tình cảm ấy vượt lên trên sự thương yêu bình thường. Bởi vì đối với Ngài một bậc đạo sư thuyết giảng không biết mệt mỏi. Ngài luôn nhấn mạnh các sầu khổ phát sinh từ mọi luyến ái và đánh giá thấp mọi dây ràng buộc thương yêu thắm thiết. Ngài yêu cầu sự tôn trọng thích hợp đối với một bậc giác ngộ, nhưng lại từ chối những cách bày tỏ tình cảm quá nồng nhiệt như thế đi ngược lại với giáo pháp, đây là điều duy nhất ngài xem là quan trọng, còn Ngài chỉ là một cá nhân đứng lùi lại đằng sau giáo pháp.

Mối quan hệ giữa đức Phật và chúng đệ tử rất tôn trọng và thương yêu nhau. Ngài luôn là tấm gương chói sáng để hàng đệ tử noi theo, làm chỗ nương tựa vững chắc cho chúng sinh quy ngưỡng, Ngài được tôn xưng là bậc Minh hạnh túc có nghĩa là minh trí và giới hạnh của Ngài hoàn toàn viên mãn.

Mối quan hệ giữa đức Phật và chúng đệ tử rất tôn trọng và thương yêu nhau. Ngài luôn là tấm gương chói sáng để hàng đệ tử noi theo, làm chỗ nương tựa vững chắc cho chúng sinh quy ngưỡng, Ngài được tôn xưng là bậc Minh hạnh túc có nghĩa là minh trí và giới hạnh của Ngài hoàn toàn viên mãn.

Bài liên quan

Khi nói đến chúng đệ tử của Ngài, ngoài những vị tu tập tinh tấn, có đức hạnh, xây dựng ngôi nhà Tam Bảo, xiển dương chánh pháp, phụ tá với Ngài trên con đường vận chuyển bánh xe chánh pháp, thì cũng cần nói đến một chút những phần tử quá khích, phóng tung buông lung, kiêu căng ngã mạn, ganh tỵ chia rẽ Tăng chúng, làm mất lòng tin của quần chúng ảnh hưởng đến Tăng đoàn và đức hạnh của chúng Tăng. Những thành phần này tuy không nhiều nhưng không phải là không có cụ thể như ông Đề Bà Đạt Đa vị đệ tử luôn luôn tìm mọi cách để chống đối Ngài, hoặc như Xa Nặc ỷ mình gần Phật từ lâu nên sinh kiêu căng, coi thường chúng Tăng, đòi hỏi đủ điều... Các vị ấy hoặc là vô tình hoặc là cố ý đã hạ uy tín của Ngài. Nhưng với tình thương của bậc đạo sư, cùng với đức hạnh oai nghiêm thánh thiện của Ngài đã điều phục được họ và cuối cùng đưa họ về bến giác.

Trong Tăng đoàn ngoài các Tỳ kheo Tăng còn có chúng Tỳ kheo ni chúng ta hãy nhìn lại những sự lân mẫn mà Ngài dành cho chúng Tỳ kheo ni. Ban đầu thì Phật không chấp nhận cho nữ giới xuất gia vì người nữ nghiệp nặng làm cho Phật pháp sớm diệt vong. Sau đó, nhờ Ngài Anan tha thiết cầu khẩn Phật mới đồng ý cho người nữ xuất gia với điều kiện là suốt đời vâng giữ Bát Kỉnh pháp. Phật nói với Anan rằng: “Này Anan! Nếu nữ giới không được phép xuất gia sống không gia đình trong pháp và luật này, đời sống phạm hạnh có thể tồn tại lâu dài, chánh pháp có thể tồn tại một ngàn năm, những nay nữ giới đã được xuất gia, đời phạm hạnh sẽ không tồn tại lâu dài và chánh pháp chỉ tồn tại năm trăm năm”.

“Minh trí của Thế tôn là sự viên mãn biến tri, còn giới hạnh của Ngài là sự viên mãn Đại Bi. Nhờ biến tri mà Ngài biết rõ cái gì tốt cái gì có hại cho hữu tình. Nhờ Đại bi mà Ngài báo cho chúng biết để tránh điều hại và khích lệ chúng làm điều lành, làm cho họ theo chánh đạo mà không lạc vào tà đạo, những đệ tử hành thân hoại thể của những ông thầy không có minh trí và giới hạnh đã làm”.

“Minh trí của Thế tôn là sự viên mãn biến tri, còn giới hạnh của Ngài là sự viên mãn Đại Bi. Nhờ biến tri mà Ngài biết rõ cái gì tốt cái gì có hại cho hữu tình. Nhờ Đại bi mà Ngài báo cho chúng biết để tránh điều hại và khích lệ chúng làm điều lành, làm cho họ theo chánh đạo mà không lạc vào tà đạo, những đệ tử hành thân hoại thể của những ông thầy không có minh trí và giới hạnh đã làm”.

Mặt khác sự có mặt của Tỳ kheo ni trong giáo hội và sự thân cận nữ nhân cũng là mối đe doạ thường xuyên đối với phạm hạnh của Tỳ kheo tăng. Thậm chí việc gặp giây lát với người nữ cũng có thể gợi lên niệm dục trong tâm vị Tỳ kheo chưa chứng đắc và có thể làm cho vị ấy thối thất trên con đường giải thoát, đức Phật đã nhắc nhở rằng: “Này các Tỳ kheo! Ta không thấy một hình sắc nào làm say đắm tâm trí của đàn ông như hình sắc của đàn bà. Ta không thấy một âm thanh, một mùi hương, một xúc nào làm say đắm tâm trí đàn ông như âm thanh, mùi hương, vị, xúc của đàn bà”. Ngoài ra người nữ thường hay xảo trá, lừa dối, che dấu, mưu mẹo.v.v “Này các Tỳ kheo! có ba pháp này hành động được che dấu chứ không biểu lộ đó là sở hành của nữ nhơn; chú thuật của Bàlamôn và tà kiến”.

Bài liên quan

Tuy nhiên không phải vì những điều trên mà chúng ta cho rằng đức Phật có thành kiến với nữ giới, mặc dù Ngài đã suy xét nữ giới tuyệt đối yếu kém về phương diện đạo đức nhưng Ngài công khai xác nhận khả năng của nữ giới cũng có thể chứng đắc. Vì vậy ở Tỳ kheo có Trưởng lão Tăng kệ, thì ở Tỳ kheo ni có Trưởng lão Ni kệ trong đó có những bài kệ tán thán thành quả tu tập của của chư vị Tỳ kheo ni và còn lưu truyền cho đến ngày hôm nay. Trong giáo đoàn của Phật cũng có 10 Tỳ kheo ni làm đại đệ tử thì kết quả tu tập của các vị cũng rất tương xứng cụ thể như bà Mahapajapati thay Thế tôn lãnh đạo Ni chúng; như nữ Tôn giả Khema tu tập về trí tuệ và thiền quán đệ nhất; nữ Tôn giả Uppàlavana (Liên Hoa Lâm) thần thông đệ nhất; nữ Tôn giả Kisagotami hạnh mang y thô đệ nhất; Tỳ kheo ni Sonà tinh cần đệ nhất.v.v.

Mối quan hệ giữa đức Phật và chúng đệ tử rất tôn trọng và thương yêu nhau. Ngài luôn là tấm gương chói sáng để hàng đệ tử noi theo, và làm chỗ nương tựa vững chắc cho chúng sinh quy ngưỡng, Ngài được tôn xưng là bậc Minh hạnh túc có nghĩa là minh trí và giới hạnh của Ngài hoàn toàn viên mãn “Minh trí của Thế tôn là sự viên mãn biến tri, còn giới hạnh của Ngài là sự viên mãn Đại Bi. Nhờ biến tri mà Ngài biết rõ cái gì tốt cái gì có hại cho hữu tình. Nhờ Đại bi mà Ngài báo cho chúng biết để tránh điều hại và khích lệ chúng làm điều lành, làm cho họ theo chánh đạo mà không lạc vào tà đạo, những đệ tử hành thân hoại thể của những ông thầy không có minh trí và giới hạnh đã làm”.

Trong suốt những năm còn tại thế tình thương đức Phật đã đem đến niềm hạnh phúc tuyệt đối cho đệ tử, khích lệ chúng Tăng nắm vững Giới, Định, Tuệ làm căn bản cho phương pháp tu tập, hàng phục chướng ngại do ngoại cảnh cũng như nội tâm, trau dồi một tư cách tốt đẹp đầy đủ phẩm hạnh của của một vị Tỳ kheo, Tỳ kheo đi vào đời mà không bị đời làm ô nhiễm, giống như hoa sen ở trong bùn mà không tanh mùi bùn, như ong hút mật mà không làm tổn hại đến hoa.

Trong suốt những năm còn tại thế tình thương đức Phật đã đem đến niềm hạnh phúc tuyệt đối cho đệ tử, khích lệ chúng Tăng nắm vững Giới, Định, Tuệ làm căn bản cho phương pháp tu tập, hàng phục chướng ngại do ngoại cảnh cũng như nội tâm, trau dồi một tư cách tốt đẹp đầy đủ phẩm hạnh của của một vị Tỳ kheo, Tỳ kheo đi vào đời mà không bị đời làm ô nhiễm, giống như hoa sen ở trong bùn mà không tanh mùi bùn, như ong hút mật mà không làm tổn hại đến hoa.

Ngoài ra Ngài luôn luôn coi trọng mối quan hệ Thầy trò trong giáo đoàn Ngài cho phép các thầy Tỳ kheo có đủ trình độ và đủ đức hạnh ra hoằng pháp độ sinh và thâu nhận đệ tử. Ngài thường nhắc nhở môn đồ phải giữ gìn đạo hạnh và bổn phận tương xứng vị trí của mình. Ngài dạy: “Đạo nghĩa Thầy trò phải lấy đạo cảm hoá tự nhiên phải cùng nhau có lòng tin cậy, thân hậu, xem trò như mình, việc chi mình chẳng muốn làm, đừng trách sao trò không làm. Phải lấy đạo đức rộng dạy: kính trọng lễ phép cho trò, phải thuận hoà trung tiết, không nên đem lòng oán trách kiện cáo cùng nhau. Kẻ đệ tử cùng thầy hai bên đều chân thành: bậc thầy cho ra bậc thầy, kẻ làm trò cho đáng kẻ làm trò thì mới được”.

Bài liên quan

Và trong suốt những năm còn tại thế tình thương đức Phật đã đem đến niềm hạnh phúc tuyệt đối cho đệ tử, khích lệ chúng Tăng nắm vững Giới, Định, Tuệ làm căn bản cho phương pháp tu tập, hàng phục chướng ngại do ngoại cảnh cũng như nội tâm, trau dồi một tư cách tốt đẹp đầy đủ phẩm hạnh của của một vị Tỳ kheo, Tỳ kheo đi vào đời mà không bị đời làm ô nhiễm, giống như hoa sen ở trong bùn mà không tanh mùi bùn, như ong hút mật mà không làm tổn hại đến hoa. Tình thương rộng lớn vĩ đại của đức Phật cho đến lúc sắp nhập Niết bàn, Ngài cũng còn lo lắng quan tâm và gạn hỏi đại chúng nhiều lần, lúc mà đại chúng cảm nhận sự mất mát lớn lao nhất nên không ai hỏi gì. Thế nhưng Phật vẫn nói với Tôn giả Anan: “này Ananda! nếu như trong các ngươi có người nghĩ rằng: “Lời nói của bậc đạo sư không còn nữa, chúng ta không có đạo sư! Này Ananda! Chớ có những tư tưởng như vậy. Này Ananda! Pháp và luật ta đã giảng dạy và trình bày sau khi ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là đạo sư của các ngươi”.

Và lời cuối cùng đức Phật nói với chư Tỳ kheo trước khi xả bỏ báo thân. Đức Phật dạy: “Này các tỳ kheo! Nay ta khuyên dạy các ngươi, các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Đức Phật 12:00 20/11/2024

Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.

Đức Phật lịch sử

Đức Phật 08:45 20/11/2024

Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.

Đức Phật đến với chúng ta

Đức Phật 09:12 05/11/2024

Chúng sinh hay hữu tình là những loài bị trói, không phải bởi một giây phiền não, mà cả trăm giây phiền não, cả ngàn giây phiền não, cả vô số vô biên giây phiền não.

Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại

Đức Phật 11:05 28/10/2024

Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.

Xem thêm