Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 23/03/2020, 14:57 PM

Quan niệm của đạo Phật về thiên nhiên

Khi môi trường thay đổi, thời tiết khí hậu cũng thay đổi, khi nó thay đổi một cách bi thảm, thì cơ cấu kinh tế và nhiều thứ khác cũng thay đổi – ngay cả thân thể vật lý của ta.

Sự tương quan giữa đạo Phật và môi trường

Bồ-tát  Long Thọ (Nāgārjuna)  nói rằng: »Trong một hệ thống mà tính Không được biểu hiện, thì tất cả các pháp đều có khả năng (hiện hữu). Nếu không nhờ nghĩa của Không, thì các pháp không thể nào hiện hữu.

Thế nên khi nói về thiên nhiên, thì thiên nhiên cứu cánh là tính không vậy nghĩa của tính không là gì? Đó không phải là tính không của tự nhiên hay của sự hiện hữu độc lập, mà nó có nghĩa là các pháp tồn tại nhờ vào sự tương duyên của rất nhiều yếu tố.

Về vấn đề sinh tồn của con người, loài người là một sinh vật có tính hợp quần. Để sinh tồn, các bạn cần có những nhóm người khác. Không có những con người khác, đơn giản là không có khả năng sinh tồn – đó là quy luật tự nhiên, đó là bản chất.

Về vấn đề sinh tồn của con người, loài người là một sinh vật có tính hợp quần. Để sinh tồn, các bạn cần có những nhóm người khác. Không có những con người khác, đơn giản là không có khả năng sinh tồn – đó là quy luật tự nhiên, đó là bản chất.

108 điều bạn có thể làm được để bảo vệ môi trường sống (I)

Thế nên dù môi trường đó là nơi cư trú hay là cư dân, cả hai đều là hợp thể của bốn hoặc năm đại chủng căn bản. Những đại chủng đó là đất, nước, lửa, gió và không, đó là hư không. Về hư không, trong Thời luân Tantra có một đề cập về điều được gọi là một chất tử của không, hạt tử của không. Thế mà dạng thể đó lập nên một lực trọng tâm của toàn thể hiện tượng giới. Khi toàn thể hệ thống cơ cấu vũ trụ lần đầu được hình thành, nó đã được tạo ra từ lực trung tâm nầy, đó là hạt tử của không, và cũng là hệ thống của vũ trụ cuối cùng, hệ thống nầy cũng sẽ tan hoại trong chính hạt tử của không ấy. Thế nên về mặt cơ bản của năm yếu tố nầy, có sự tương quan rất mật thiết giữa vùng cư trú, đó là môi trường thiên nhiên và cư dân, đó là các sinh thể đang sống trong môi trường ấy.

Cũng thế, khi ta nói về những đại chủng, có những yếu tố nội tại tồn tại trên cơ sở tự tính (existent inherently) ngay trong sinh thể ấy, cũng có những bình diện khác nhau, một số dạng thô và số khác thì vi tế.

Nên rốt ráo, theo giáo lý đạo Phật, điều vi tế nhất bên trong tâm thức chính là vai trò vi diệu độc nhất của sự sáng tạo, chính là bao gồm năm đại chủng, và tính chất rất vi tế của các đại chủng. Những yếu tố vi tế nầy phân tích ra như những điều kiện tạo ra những yếu tố nội tại để hình thành nên sinh vật, và trở lại tạo nên sự hiện hữu hay sự tiến hóa của những yếu tố bên ngoài. Thế nên có một sự tương phùng rất mật thiết hoặc là sự tương quan giữa môi trường và các sinh thể đang sống trong môi trường ấy.

Trong ý nghĩa của tương duyên, có nhiều mức độ khác nhau mà các vật thể nương tựa vào nhau – yếu tố nguyên nhân của nó – hoặc là tâm ý thức thường gán cho nó một nhãn hiệu hoặc một biểu tượng.

Khi ta nói về những đại chủng, có những yếu tố nội tại tồn tại trên cơ sở tự tính (existent inherently) ngay trong sinh thể ấy, cũng có những bình diện khác nhau, một số dạng thô và số khác thì vi tế.

Khi ta nói về những đại chủng, có những yếu tố nội tại tồn tại trên cơ sở tự tính (existent inherently) ngay trong sinh thể ấy, cũng có những bình diện khác nhau, một số dạng thô và số khác thì vi tế.

Mùa xuân Phật giáo và vấn đề bảo vệ môi trường

Mục tiêu mà chúng ta thảo luận hôm nay là sự tương quan hay tính tương duyên giữa môi trường thiên nhiên và các sinh thể đang sống trong đó.

Bây giờ, các bạn biết đó, có một số bạn tôi nói rằng bản chất con người là bạo động. Tôi bảo với bạn tôi rằng tôi không nghĩ là như vậy. Nếu chúng ta khảo sát nhiều loại động vật có vú, những loài như cọp và sư tử, ta thấy tùy thuộc vào cuộc sống của những sinh vật khác mà có được sự sinh tồn của loài nầy, vì bản tính cơ bản của nó có một cấu trúc rất đặc biệt, răng nanh dài nhọn và móng vuốt rất sắc. Cũng như vậy, những loài vật hiền hòa, như hươu nai, hoàn toàn ăn cỏ, răng và móng của nó hoàn toàn khác, hiền hơn. Nên từ quan điểm nầy, loài người chúng ta thuộc vào loài hiền từ, có phải vậy không? Răng, móng của chúng ta rất hiền. Thế nên tôi nói với người bạn, tôi không đồng ý với quan điểm của bạn. Cơ bản loài người có bản chất không bạo động.

Cũng vậy, về vấn đề sinh tồn của con người, loài người là một sinh vật có tính hợp quần. Để sinh tồn, các bạn cần có những nhóm người khác. Không có những con người khác, đơn giản là không có khả năng sinh tồn – đó là quy luật tự nhiên, đó là bản chất.

Bởi vậy, tôi tin tưởng sâu sắc rằng cơ bản loài người thuộc về bản tính dịu hiền, tôi nghĩ là thái độ của con người đối với môi trường cũng nên hiền hòa. Do đó tôi tin rằng không những chúng ta nên giữ mối liên hệ với loài người hiền hòa và không bạo động mà cũng nên có mối quan hệ như thế, cũng quan trọng khi lan tỏa thái độ đó đến môi trường thiên nhiên. Tôi cho rằng nói một cách đạo lý, chúng ta có thể suy nghĩ như thế và chúng ta đều phải nên quan tâm đến môi trường sống quanh mình.

Tôi lại nghĩ đến một quan điểm khác. Trường hợp nầy không phải là vấn đề đạo đức, luân lý, mà là vấn đề sinh tồn của chính chúng ta. Không chỉ cho thế hệ nầy, mà còn cho thế hệ tương lai, môi trường là điều rất quan trọng. Nếu chúng ta khai thác môi trường bằng một phương pháp cạn kiệt, thì ngày nay chúng ta có thể sẽ có chút ít lợi ích, nhưng trong lâu dài chính chúng ta sẽ chịu đau khổ và thế hệ tương lai cũng sẽ đau khổ.

Theo giáo lý đạo Phật, điều vi tế nhất bên trong tâm thức chính là vai trò vi diệu độc nhất của sự sáng tạo, chính là bao gồm năm đại chủng, và tính chất rất vi tế của các đại chủng.

Theo giáo lý đạo Phật, điều vi tế nhất bên trong tâm thức chính là vai trò vi diệu độc nhất của sự sáng tạo, chính là bao gồm năm đại chủng, và tính chất rất vi tế của các đại chủng.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Cùng nhau cam kết bảo vệ môi trường bền vững

Thế nên khi môi trường thay đổi, thời tiết khí hậu cũng thay đổi, khi nó thay đổi một cách bi thảm, thì cơ cấu kinh tế và nhiều thứ khác cũng thay đổi – ngay cả thân thể vật lý của ta. Thế nên các bạn có thể thấy ảnh hưởng lớn lao từ sự thay đổi ấy. Từ quan điểm nầy, đây không phải chỉ là vấn đề sống còn của chúng ta. Do vậy, để thành tựu được nhiều kết quả hữu hiệu và để thành công trong việc bảo vệ, giữ gìn môi trường thiên nhiên. Trước hết, tôi nghĩ, cũng rất quan trọng khi làm phát sinh sự quân bình nội tại trong chính con người. Bởi vì sự thờ ơ với môi trường mà đã có hậu quả tai hại rất nhiều đối với cộng đồng nhân loại – xuất phát từ sự mê muội về tầm quan trọng đặc biệt của môi trường. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất trong tất cả là truyền đạt sự hiểu biết nầy cho mọi người. Thế nên rất quan trọng khi dạy hay nói với mọi người về tầm quan trọng, về lợi ích của chính môi trường.

Kế đến, một điều tối quan trọng khác nữa, như tôi luôn luôn kêu gọi, là tầm quan trọng của lòng từ bi. Như tôi đã đề cập trước đây, dù có xuất phát từ quan niệm ích kỷ của riêng mình, thì các bạn vẫn phải cần đến người khác. Thế nên qua biểu hiện sự quan tâm đến lợi ích của người khác, chia xẻ khổ đau với người khác, và qua sự giúp đỡ người khác, rốt cục mình sẽ được lợi lạc. Còn nếu chỉ nghĩ đến riêng mình và quên người khác, rốt cục mình sẽ thiệt thòi. Đây cũng là điều giống như luật tự nhiên. Tôi nghĩ điều nầy rất đơn giản. Nếu các bạn không biểu lộ nụ cười với người khác, mà biểu hiện một cái nhìn ác cảm, thì người kia sẽ đáp lại một cách xử sự tương tự. Có đúng vậy không? Nếu quý vị dành cho người khác một phong thái chân thành và cởi mở, thì sẽ nhận được sự đáp ứng tương tự. Nên đó là luận lý hoàn toàn đơn giản.

Thực vậy, thời cổ đại, có nhiều nhà tư tưởng cũng như các vị đạo sư tâm linh vĩ đại đã ra đời ở đất nước Ấn Độ này, nên tôi cảm thấy trong tương lai, những nhà tư tưởng Ấn Độ vĩ đại, như Mahatma Gandhi, cũng như những nhà chính trị khác, sẽ áp dụng tư tưởng quý báu như Bất hại (ahimsa) vào lĩnh vực chính trị. Theo một phương cách nào đó, chính sách ngoại giao không liên kết cũng có liên quan đến đạo lý này. Thế nên tôi suy nghĩ đến tầm mức xa hơn, hoặc sự phát triển rộng hơn về ý tưởng quý báu, hoặc hành động cao quý nầy ở đất nước Ấn Độ là rất thích đáng và rất quan trọng.

Loài người thuộc về bản tính dịu hiền, tôi nghĩ là thái độ của con người đối với môi trường cũng nên hiền hòa. Do đó tôi tin rằng không những chúng ta nên giữ mối liên hệ với loài người hiền hòa và không bạo động mà cũng nên có mối quan hệ như thế, cũng quan trọng khi lan tỏa thái độ đó đến môi trường thiên nhiên.

Loài người thuộc về bản tính dịu hiền, tôi nghĩ là thái độ của con người đối với môi trường cũng nên hiền hòa. Do đó tôi tin rằng không những chúng ta nên giữ mối liên hệ với loài người hiền hòa và không bạo động mà cũng nên có mối quan hệ như thế, cũng quan trọng khi lan tỏa thái độ đó đến môi trường thiên nhiên.

Giáo dục Phật giáo với môi trường qua thuyết 'Duyên Sinh'

Bây giờ trong khía cạnh này, có một điều khác mà tôi thấy rất quan trọng là tâm thức. Thế tâm là gì? Cho đến nay, đặc biệt là ở thế giới Tây phương, suốt hai thế kỷ trở lại đây, khoa học kỹ thuật đã chú trọng rất nhiều và chủ yếu là về vật chất. Bây giờ ngày nay một số nhà vật lý hạt nhân và các nhà thần kinh học đã bắt đầu khảo sát, phân tích các chất tử (particles) theo một phương pháp rất chi tiết và sâu sắc. Trong khi tiến hành thí nghiệm, họ tìm thấy có sự tham gia của phía người quan sát, đôi khi họ còn gọi là »cái biết«. Điều gì là »cái biết«? Đơn giản là sự sống, là con người, như nhà khoa học. Bằng cách nào mà các nhà khoa học biết được? Tôi cho rằng nhờ vào bộ óc mà họ biết được. Nay, nói về não bộ, các khoa học gia phương Tây chưa có một định nghĩa gì nhiều hơn về não ngoài hằng trăm triệu tế bào chứa trong não. Còn bây giờ nói về tâm, dù các bạn có gọi tâm là một năng lực đặc biệt của bộ não, hay gọi là ý thức, thì quý vị sẽ thấy rằng có một sự liên hệ rất rõ giữa bộ não, tâm và vật. Tôi nghĩ điều nầy rất quan trọng, tôi thấy nên có vài cuộc đối thoại giữa triết học Đông phương và khoa học Tây phương về nền tảng quan hệ giữa tâm và vật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Mộc Lan thắp lên sự sống

Môi trường 09:01 26/03/2024

Nắng ấm, sương tan, vài giọt đọng lại còn vương trên những đóa mộc lan. Nụ hoa cứng cáp ngày nào giờ đây đã bung ra chiếc vỏ lụa nâu sẫm cho từng cánh hoa bắt đầu hé nở, vươn mình múa ca trong không gian thênh thang, xanh tươi cỏ cây.

Nắng nóng năm nay sẽ gay gắt hơn

Môi trường 08:50 23/03/2024

Số đợt nắng nóng năm nay có thể nhiều hơn và mức độ gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. Mỗi năm trung bình cả nước có 15 đợt nắng nóng, nhiệt độ cao nhất ngày từ 35 độ C trở lên.

Rất nhiều sinh vật trên trái đất đã yêu thương ta một cách vô điều kiện

Môi trường 12:38 17/03/2024

Ta nên học cách thương yêu không điều kiện đối với mọi loài chúng sanh trên trái đất để chúng có cơ hội vui hưởng trọn vẹn đời sống của chúng.

Lào Cai: Phật giáo bàn giao quế giống cho dân

Môi trường 08:43 13/03/2024

Phân ban Hướng dẫn chuyên nghiệp Phật tử Trung ương, Phân ban Hướng dẫn Phật tử dân tộc Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lào Cai, huyện Bảo Thắng phối hợp chính quyền xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng) cùng Hội Nông dân của huyện vừa phát động trồng cây, hôm 12/3.

Xem thêm