Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 12/08/2020, 08:10 AM

Quan niệm của Phật giáo về cái chết và sự tái sinh

Phật giáo đã khẳng định chết không phải là hết mà sẽ tiếp tục tái sinh dưới các quy luật nhất định, để đi sang kiếp sống mới. Mặt khác, nếu thực sự con người được sinh ra và rồi chết đi theo chu kỳ: sinh, lão, bệnh, tử thì kiếp người quả thật rất vô ích.

Quan niệm của Phật giáo về cái chết

Phật giáo quan niệm cái chết chỉ là một sự chuyển tiếp, một hiện tượng hay biến cố trên dòng tiếp nối liên tục của sự sống.

Phật giáo đã khẳng định chết không phải là hết mà sẽ tiếp tục tái sinh dưới các quy luật nhất định, để đi sang kiếp sống mới. Mặt khác, nếu thực sự con người được sinh ra và rồi chết đi theo chu kỳ: sinh, lão, bệnh, tử thì kiếp người quả thật rất vô ích. 

Hiểu được bản chất của cái gọi là chết sẽ giúp chúng ta tránh được ảnh hưởng xấu từ việc bị các tà đạo tác động đến ý thức. Ngoài ra, nắm được bản chất của cái chết còn giúp ta không sa vào các ý nghĩ tiêu cực. Dẫn đến ảo tưởng, phiền não, làm hại cho người thân và xã hội.

Đối với Phật giáo thì cái chết hiện hữu thường xuyên trong mỗi chúng ta. Thế nhưng vì vô minh nên chúng ta lại cứ xem nó như là điểm kết thúc cuối cùng của đời mình và không hề ý thức được là mình đang chết trong từng giây phút một. Thể dạng mà chúng ta từng có trước đây (trong quá khứ) dù vẫn còn lưu lại một chút nào đó trong chúng ta hôm nay (hiện tai), thì chúng ta cũng sẽ phải tiếp tục buông bỏ nó để có thể trưởng thành (trong tương lai).

Con người hiện tại là đứa con ruột của quá khứ và nó sẽ sinh ra con người vị lai.

Con người hiện tại là đứa con ruột của quá khứ và nó sẽ sinh ra con người vị lai.

Tái sinh qua biệt nghiệp và cộng nghiệp

Tập luyện thiền định là một cách tuyệt vời nhất để chuẩn bị cho cái chết, bởi vì đấy là cách giúp chúng ta hòa nhập với thực tại trong từng giây phút một. Thiền định sẽ giúp chúng ta hiểu được rằng phải buông xả tất cả mọi thứ bám víu. Chọn con đường thiền định là cách hòa nhập với cái thể dạng vô thường của cái chết, để luôn nghĩ đến nó và để chuẩn bị cho nó.

Theo quan điểm của Phật giáo thì mỗi khi có một người đau ốm sắp phải ra đi thì nên khuyên nhủ người ấy hãy chuẩn bị cho cái chết của chính mình.

Khi người hấp hối sắp ra đi thì tốt hơn là người thân không nên khóc lóc, bởi vì nước mắt sẽ tạo ra một bầu không khí bất thuận lợi, khiến có thể làm bùng lên những gì mà người hấp hối từng quyến luyến, thí dụ như chúng ta chẳng hạn. Thế nhưng sự vô cảm cũng có thể tạo ra cho người hấp hối một bầu không khí đầy lo âu và bất hạnh. Người sắp chết cần được cảm thấy là mình không bị bỏ rơi. Vì thế tốt hơn hết là nên nghĩ đến người sắp ra đi với tất cả lòng thương cảm của mình.

Bên cạnh đó, còn 1 khái niệm khác đó là “trải nghiệm cận tử”. Theo đó, chết không phải là 1 thời điểm, mà là 1 quá trình. Sau khi các bộ phận trong cơ thể không hoạt động nữa, phần linh hồn sẽ xuất ra ngoài. Đây là lời kể của các nhân chứng đã từng trải nghiệm tình huống này.

Phật tử tin sâu sắc vào luật công bằng hợp lý của nghiệp quả, tức những suy nghĩ, lời nói và việc làm đã tạo tác trong kiếp quá khứ là hạt nhân tạo thành thân ta và cuộc sống hiện tại của ta.

Phật tử tin sâu sắc vào luật công bằng hợp lý của nghiệp quả, tức những suy nghĩ, lời nói và việc làm đã tạo tác trong kiếp quá khứ là hạt nhân tạo thành thân ta và cuộc sống hiện tại của ta.

Vai trò của linh hồn trong sự luân hồi và tái sinh

Quan niệm của Phật giáo về sự tái sinh

Giáo lý về sự tái sinh theo Phật giáo hoàn toàn khác với quan niệm đầu thai của linh hồn theo một số tôn giáo. Vì Phật giáo không nhìn nhận có một linh hồn trường tồn vĩnh cửu để chuyển sinh từ kiếp này sang kiếp khác. Chỉ có nghiệp quả mới tạo thành sự tái sinh, nghĩa là từ nghiệp quá khứ mới dẫn đến hiện tại và do nghiệp hiện tại kết hợp với nghiệp quá khứ tạo thành sự tái sinh vị lai.

Con người hiện tại là đứa con ruột của quá khứ và nó sẽ sinh ra con người vị lai. Như vậy, có một chuỗi quá trình kết nối sự sống quá khứ dẫn đến hiện tại và vị lai, từ đó người ta thắc mắc rằng đâu là nguồn cội của sự sống.

Phật giáo phủ nhận sự vĩnh cửu và đặc tính bất biến của linh hồn. Chẳng những linh hồn sẽ phải chết mà thật ra thì nó cũng đã chết khi phải chuyển đổi từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác. Chúng ta không còn giống với những lúc còn ấu thơ nữa, và sự sống thật ra sẽ còn tiếp tục biến chúng ta trở thành khác hơn với những gì mà chúng ta hiện đang có trong ngày hôm nay.

Phật Giáo quan niệm cái chết chỉ là một sự chuyển tiếp, một hiện tượng hay biến cố trên dòng tiếp nối liên tục của sự sống.

Phật Giáo quan niệm cái chết chỉ là một sự chuyển tiếp, một hiện tượng hay biến cố trên dòng tiếp nối liên tục của sự sống.

Tái sinh: Ý nghĩa của sự giác ngộ

Một số tôn giáo, hay học thuyết cho rằng chết là hết, tức thân xác con người hoại diệt thì sự sống của họ chấm dứt luôn, không có sự tái sinh tiếp nối, nên việc làm tội lỗi của họ không gây ra hậu quả nào cả.

Trái lại, theo Phật, sinh mạng tương tục của con người tuôn chảy mãi mãi trong sáu nẻo luân hồi bằng sự bồi đắp không ngừng của vô minh và ái dục. Chỉ khi nào vô minh và ái dục bị cắt đứt hoàn toàn, sự tái sinh theo vòng xoay của luân hồi mới chấm dứt và đó chính là một trong những đạo quả ưu việt của chư Phật và các vị A-la-hán.

Vì vậy, trong nhiều bài kinh, Đức Phật thường dạy rằng chúng sinh nào làm ác, sau khi chết sẽ tái sinh vào cảnh khổ, chúng sinh nào làm thiện, sẽ tái sinh trong cảnh an vui. Và Đức Phật thể hiện lòng đại từ bi, nên Ngài thường tìm người hữu duyên để cứu độ, vì Ngài thấy họ đang tạo tội lỗi sẽ tác động xấu đến kiếp sống vị lai của họ.

Phật giáo đã khẳng định chết không phải là hết mà sẽ tiếp tục tái sinh dưới các quy luật nhất định, để đi sang kiếp sống mới.

Phật giáo đã khẳng định chết không phải là hết mà sẽ tiếp tục tái sinh dưới các quy luật nhất định, để đi sang kiếp sống mới.

Thân trung ấm và sự tái sinh

Thực tế cho thấy người suy nghĩ nông cạn rằng “chết là hết”, họ thường xem nhẹ việc thiện và dễ dàng làm việc ác, dẫn đến hệ lụy khổ đau cho bản thân họ, cho gia đình và xã hội. Trong khi người đệ tử thực hành pháp Phật, có niềm tin vào nghiệp báo và tái sinh sẽ gặt hái được nhiều lợi ích thiết thực cho mình, cho gia đình cùng cộng đồng xã hội. 

Phật tử tin sâu sắc vào luật công bằng hợp lý của nghiệp quả, tức những suy nghĩ, lời nói và việc làm đã tạo tác trong kiếp quá khứ là hạt nhân tạo thành thân ta và cuộc sống hiện tại của ta. Với nhận thức như vậy, chắc chắn không trốn tránh kết quả của cái nghiệp trong dòng chảy sinh tử luân hồi, giúp cho Phật tử tinh tấn trau giồi suy nghĩ, lời nói, việc làm của mình tốt đẹp theo Phật dạy, tất yếu sẽ kết thành cuộc sống hiện tại và vị lai an lạc, hạnh phúc, giải thoát.

> Xem thêm video "Vong linh trong quan niệm Phật giáo":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Có lắng mới nghe

Kiến thức 10:00 28/03/2024

Nếu ta phát triển được khả năng "Lắng" để "Nghe Sâu" thì ta sẽ trở thành nơi nương tựa cho rất nhiều người. Ta sẽ trở thành suối nguồn của bình an và thấu hiểu. Khi đó ta sẽ trở thành cánh tay nối dài của Bồ tát Quán Thế Âm, vị bồ tát của lắng nghe sâu, vị bồ tát đại từ, đại bi.

Bí quyết chữa vết thương lòng

Kiến thức 09:40 28/03/2024

Đa phần trong cuộc sống, ai ai cũng từng bị những chấn thương tâm lý, vết hằn sâu tâm lý, vết thương lòng, nhưng ít ai biết cách phải làm sao để chữa lành vết thương này cho nhanh, dù rất muốn.

Hạnh nhẫn nhục của Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 08:45 28/03/2024

Hôm nay, nhân ngày Lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm, chúng ta hãy cùng noi theo hạnh nhẫn nhục của Ngài, để có sự lợi lạc trong đời sống tu học.

Ý nghĩa và lợi ích của chú Đại Bi

Kiến thức 16:00 27/03/2024

Dù ước nguyện thế nào, yêu cầu trước tiên đối với người thọ trì chú Đại Bi là phải có niềm tin nơi chú này, cung kính và giữ gìn giới đã thọ trong sạch thì mới có thể hòa cùng tâm đại bi của Bồ-tát, mới đạt được lợi ích cao quý.

Xem thêm