Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 15/11/2020, 12:06 PM

Quét sạch phiền não

Mỗi buổi sáng, cầm chuổi quét nhà, tống rác rến ra ngoài sân, cầm chiếc khăn lau sạch bụi bặm bám mờ gương tủ, chúng ta không quên dùng trí tuệ quét sạch phiền não ô uế trong tâm. Có dẹp sạch phiền não ở nội tâm, chúng ta mới mong thấy được đạo, chứng được Thánh quả...

Bảy pháp đoạn trừ phiền não

Tâm an lạc thì không có phiền não.

Tâm an lạc thì không có phiền não.

“Ngày xưa, thuở đức Phật còn tại thế, trong hàng đệ tử xuất gia của Phật có ngài Châu-lợi-bàn-đặc (Suddhi-panthaka) căn cơ ám độn, học trước quên sau. Được dự vào hàng xuất gia đã lâu, những bạn đồng môn hầu hết đều ngộ đạo chứng quả, riêng Ngài không nhớ được một câu kinh bài kệ nào. Bực quá, người anh Ngài quở trách:

- Này Châu-lợi! Tu mà không hiểu giáo lý, không thấy đạo, tốt hơn nên trở về nhà phụng sự gia đình còn hơn, ở mãi trong này mà xuẩn dốt quá vô ích.

Tủi thân, Ngài đứng dựa Tịnh-xá khóc. Lúc ấy đức Phật trong Tịnh-xá đi ra thấy vậy, dừng bước hỏi thăm: “Tại sao Châu-lợi khóc?”.

Ngài buồn bã đáp:

- Bạch Thế Tôn! Anh con thấy con ngu mê tăm tối không kham nổi sự tu học nên người đuổi con về nhà...

Làm sao trừ được khổ?

Đức Phật cầm tay Châu-lợi dẫn vào Tịnh-xá ôn tồn dạy: “Nếu con có thiện chí tu hành, ta sẽ dạy cho phương pháp tu, chỉ cần nhớ hai chữ thôi. Này Châu-lợi! Con hãy lắng nghe và nhớ kỹ hai chữ “Tảo Tuệ” này”. Châu-lợi mừng quá, đãnh lễ Phật lãnh lời chỉ giáo.

Nhưng tội nghiệp! Ngài học được chữ Tảo thì quên chữ Tuệ, hoặc ngược lại. Cứ thế từ sớm đến chiều như trò chơi cút bắt, nhớ chữ này lại quên chữ kia. Nhưng, một lòng lại không nhàm mỏi, Ngài bỏ ăn quên ngủ, cố sức dụng tâm ghi nhớ, mãi đến ba bốn hôm mới thuộc được trọn vẹn hai chữ. Khi thuộc được hai chữ Tảo Tuệ rồi, Châu-lợi lại ngẩn ngơ không hiểu tại sao đức Phật dạy Ngài hai chữ ấy, có tác dụng và nghĩa lý gì? Ngài hối hả đi tìm Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Hôm nay con đã nằm lòng hai chữ Tảo Tuệ. Nhưng, bạch Ngài! Xin Ngài hoan hỷ chỉ dạy con nghĩa lý của hai chữ ấy...

Trong kinh Trung Bộ, đức Phật đã dạy chúng ta bảy phương pháp đoạn trừ lậu hoặc, đó là: dùng tri kiến, phòng hộ, thọ dụng, dùng kham nhẫn, tránh né, trừ diệt và dùng tu tập để đoạn trừ phiền não.

Trong kinh Trung Bộ, đức Phật đã dạy chúng ta bảy phương pháp đoạn trừ lậu hoặc, đó là: dùng tri kiến, phòng hộ, thọ dụng, dùng kham nhẫn, tránh né, trừ diệt và dùng tu tập để đoạn trừ phiền não.

Làm thế nào mới có thể xa rời khổ đau và được an lạc?

Đức Phật cười hiền hòa dạy:

- Tốt lắm ! Này Châu-lợi, Tuệ là chổi; Tảo là quét. Con hãy dùng chổi trí tuệ quét sạch phiền não nơi tự tâm đi!

Bắt đầu từ ngày này, Châu-lợi chăm chăm làm theo lời Phật dạy. Chín chắn quán xét tự tâm, gạn lọc những phiền não cấu uế, tẩy trừ những ý niệm xấu xa, gìn giữ tâm hồn thanh tịnh. Như thế sau sáu bảy hôm, Ngài chợt thấy lòng rỗng rang thanh thoát, mọi sự vật đều hiện bày sáng tỏ. Mừng quá, Ngài lại đi tìm Phật:

- Bạch Thế Tôn! Giờ con đã biết dùng trí tuệ quét sạch phiền não.

Phật mĩm cười khen ngợi:

- Đúng thế, con đã trừ nhơ, con đã giác ngộ.

Giáo lý đạo Phật mênh mông như biển cả, thăm thẳm như rừng sâu, nếu chúng ta không tìm được chỗ then chốt thì sự tu hành khó bề đạt đạo. Ngài Châu-lợi-bàn-đặc tuy căn cơ ám độn, nhưng nhờ Phật chỉ bày chỗ căn bản ấy và nhờ sự bền chí nên Ngài dụng công không bao lâu đắc đạo.

Trích trong "Vấn đề then chốt của người tu Phật"

Hòa thượng Thích Thanh Từ 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm