Quốc sư khai quốc, nhà ngoại giao đại tài
Phật giáo du nhập vào nước ta cách đây khoảng 2.000 năm. Ngay từ nửa cuối thế kỷ thứ II đã hình thành trung tâm Phật giáo Luy Lâu. Phật giáo ăn sâu vào đời sống. Những tăng sĩ là người có trí tuệ, trở thành những trí thức đương thời tham gia vào chính sự khi đất nước dần giành được độc lập.
>Nhục thân thiền sư hơn 20 năm vẫn nguyên vẹn
Gần 1.000 năm sau khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, và cũng cách nay hơn 1.000 năm, một vị thiền sư chính thức được phong là Quốc sư. Đó chính là quốc sư Khuông Việt…
Thân thế đế vương
Quốc sư Khuông Việt có thế danh là Ngô Xương Tỷ, hoặc tên khác là Ngô Chân Lưu. Ngài sinh khoảng năm 933. Sách “Thiền uyển tập anh” chép: “Ông là người hương Cát Lỵ huyện Thường Lạc họ Ngô tên Chân Lưu, là hậu duệ của Ngô Thuận đế (Ngô Quyền)”. Như thế, nếu xét về nguyên quán thì ngài là người ở đất Đường Lâm. Còn về hương Cát Lỵ huyện Thường Lạc mà theo học giả Đào Duy Anh khảo cứu, dẫn theo Tấn thư thì vào thời Tam Quốc, Lưỡng Tấn, Nam Bắc triều quận Cửu Chân gồm 7 huyện. Huyện Thường Lạc tương đương huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa ngày nay. Đến thời Đường đổi là Ái Châu (Từ Công nguyên thứ I trở đi gồm 6 huyện thì Thường Lạc được đổi thành An Thuận. Đến thời Đinh - Lê thì Thanh Hóa là đất Ái Châu còn các huyện thì vẫn như cũ.
Tuy nhiên, năm 1996, GS Hoàng Văn Lâu trong bài viết đi tìm địa chỉ Ngô Chân Lưu đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 1 với những chứng cứ xác thực dựa trên nội dung hai văn bia “Tư văn bi ký” có niên đại dựng tháng 8 năm Chính Hòa thứ 12 (1691) và “Bản thôn tạo thạch bi” dựng năm 1792 hiện còn lưu giữ ở chùa Cửa Rừng, thôn Thụy Hương, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã khẳng định: “Quê quán của Ngô Chân Lưu hiệu là Khuông Việt đại sư làm Tăng thống ở triều Đinh - Lê là ở thôn Đoài, xã Do Hà, huyện Kim Hóa, phủ Bắc Hà (địa danh thế kỷ XVII - XVIII mà trước đây thời Đinh - Lê có tên là Hương Cát Lợi (nay là thôn Thụy Hương, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội)”.
Thông điệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh gửi tới Phật tử trong mùa Phật Đản
Phả hệ của dòng họ Ngô xác định ngài Ngô Xương Tỷ là con trai trưởng của Ngô Xương Ngập và là anh trai của Ngô Xương Xí, tức cháu đích tôn của Ngô Quyền. Ngô Xương Tỷ từ nhỏ đã có tướng mạo khôi ngô, tính tình phóng khoáng. Từ nhỏ, ông đã theo học Nho tới năm 944 mới quy y của Phật để tránh họa Dương Tam Kha lấy ngôi nhà Ngô.
Khi Dương Tam Kha lấy ngôi nhà Ngô, năm 944, Ngô Xương Tỷ đã được gửi nương vào cửa chùa để tránh họa sát thân. Năm 950, khi Ngô Xương Văn lấy lại ngôi từ Dương Tam Kha thì Ngô Xương Tỷ vẫn không trở lại cung đình mà dốc lòng đi tu.
Quốc sư đầu tiên
Sau khi đã quy y cửa Phật, thiền sư Ngô Chân Lưu chuyên tâm nghiên cứu, trau dồi giáo lí, tư tưởng thiền học. Hữu duyên, ngài được thọ giáo thiền sư Vân Phong ở chùa Khai Quốc. Thiền sư Vân Phong là thế hệ thứ 4 dòng thiền Vô Ngôn Thông. Ở thời điểm này, chùa Khai Quốc đã nổi tiếng đất nước. Chùa được dựng thời Lý Nam Đế và đã tồn tại khoảng 385 năm. Được thiền sư Vân Phong trao truyền tâm ấn, thiền sư Ngô Chân Lưu trở thành thế hệ thứ 5 của dòng thiền Vô Ngôn Thông.
Tương truyền, một lần ngài du ngoạn núi Vệ Linh (núi Sóc Sơn), thấy phong cảnh nơi đây thanh bình, tĩnh lặng thích hợp cho việc tu hành nên nảy ra ý định lập am để ở. Ngay đêm hôm đó, Ngô Chân Lưu nằm mộng thấy một vị thần, mình mặc áo giáp vàng, tay trái cầm thương vàng, tay phải đỡ bảo tháp, hơn mười người theo hầu, tướng mạo rất dễ sợ, bước đến gần nói rằng: “Ta là Tỳ Sa Môn thiên vương, những người theo ta là dạ xoa. Thiên đế có chỉ lệnh sai ta đến nước này để giữ gìn biên giới, khiến cho Phật pháp thịnh hành. Ta có duyên với ngươi, nên đến đây báo cho ngươi biết”. Ngô Chân Lưu giật mình tỉnh dậy, nghe trong núi có tiếng huyên náo lòng rất lấy làm lạ. Sáng hôm sau, Ngô Chân Lưu vào núi, thấy một cây to, cao khoảng mười trượng, cành lá sum suê, bên trên lại có mây xanh bao phủ trong lòng mừng thầm mới sai thợ đến chặt, đem về, khắc tượng như đã thấy trong mộng rồi lập am để thờ.
Năm 969, Đinh Tiên Hoàng Đế mời thiền sư Ngô Chân Lưu vào kinh. Đến năm 971, khi Đinh Tiên Hoàng quy định cấp bậc văn võ, tăng đạo. Lấy Nguyễn Bặc làm Định quốc công, Lưu cơ làm Đô hộ phủ sĩ sư, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, Ngô Chân Lưu được phong Tăng thống và ban pháp hiệu Khuông Việt đại sư. Nghĩa là: Vị thái sư khuông phò nước Đại Cồ Việt. Sau chức của Tăng thống của đại sư Khuông Việt, vua ban cho thiền sư Trương Ma Ni làm Tăng lục (chức quan trông coi Phật giáo dưới chức Tăng thống), đạo sỹ Đặng Huyền Quang được trao chức Sùng chân uy nghi (chức quan trông coi về đạo giáo).
Như thế, lần đầu tiên trong lịch sử, thiền sư Ngô Chân Lưu trở thành vị Quốc sư đầu tiên. Ngoài danh xưng Đại sư, còn có thuyết khác cho rằng phải gọi là Thái sư Khuông Việt mới đúng. Trong chữ Hán, chữ “Thái” chỉ hơn chữ “Đại” một dấu chấm. Tuy nhiên, nếu là Thái sư thì lại là một chức quan đầu triều. Chức này đứng trên cả Nguyễn Bặc và Lê Hoàn. Điều này khó có thể xảy ra. Về chức Thái sư trong giai đoạn này, Đại Việt sử ký toàn thư có ghi vào năm 988, Thái sư Hồng Hiến chết.
Thiền sư mở nguồn Thiền tông Việt
Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễn bị sát hại. Đại Việt sử ký toàn thư chép trước đó, năm 974, đã có sấm ngữ: “Đỗ Thích thí Đinh Đinh; Lê gia xuất thánh minh; Cạnh đầu đa hoành nhi; Đạo lộ tuyệt nhân hành. Thập nhị xưng đại vương, thập ác vô nhất thiện, thập bát tử đăng tiên kế đô nhị thập niên” nghĩa là: “Đỗ Thích giết hai Đinh, nhà Lê nổi thánh minh, tranh nhau nhiều hoành nhi, đường sá người vắng tanh. Mười hai xưng đại vương, toàn ác không một thiện, mười tám con lên tiên, sao Kế đô hai chục ngày”. Có người gán cho sấm ngữ này của Đại sư Khuông Việt. Tuy nhiên, có lẽ sấm ngữ này là do đời sau bình vào sự kiện chứ thực ra nếu biết trước thì Đại sư đã ngăn ngừa rồi.
Tại kinh đô Hoa Lư, với cương vị Tăng thống lãnh đạo giáo hội Phật giáo bấy giờ, thiền sư Khuông Việt đã tạo nhiều điều kiện để giúp Nam Việt vương Đinh Liễn (con trai đầu của Đinh Tiên Hoàng) khắc kinh Tổng trì đà la ni (Phật đỉnh Tôn Thắng gia cú linh nghiệm đà la ni) – một bộ kinh của Phật giáo Mật tông – trên cột đá rồi dựng ở vùng gần Hoa Lư, Ninh Bình, dọc theo sông Hoàng Long. Các cột kinh này, lần đầu được khắc dựng vào năm 973 với 100 tràng kinh; lần cuối được khắc dựng vào năm 979 cũng 100 tràng kinh nữa. Những tràng kinh này được khắc trên các trụ đá hình bát giác cao từ 50 cm đến 80 cm, mỗi bề mặt có trụ rộng 6,5 cm; 7,0 cm; và có trụ rộng đến 10,5 cm.
Nhà ngoại giao đại tài
Tin đọc nhiều Dịch Covid-19: Ấm tình người Việt ở MalaysiaThịt lợn hun khóiHạn chế tình trạng xin hưởng BHXH một lần: Cần nhiều giải pháp đồng bộDịp lễ 30-4, du khách ra đảo Lý Sơn giảm hơn một nửaTấm hộ chiếu của Cơ 'điên'Đưa gần 300 công dân Việt tại UAE về nước an toànHỗ trợ cải thiện tình trạng dân số các dân tộc thiểu số rất ít ngườiĐồng hành vì sự phát triểnHà Nội những ngày dập dịchXe chạy điện Trung Quốc cứu nguy cho xe Tesla hết điện giữa đườngChống dịch ở các bản vùng caoThoát khỏi nền kinh tế giải cứu
Thân thế đế vương
Quốc sư Khuông Việt có thế danh là Ngô Xương Tỷ, hoặc tên khác là Ngô Chân Lưu. Ngài sinh khoảng năm 933. Sách “Thiền uyển tập anh” chép: “Ông là người hương Cát Lỵ huyện Thường Lạc họ Ngô tên Chân Lưu, là hậu duệ của Ngô Thuận đế (Ngô Quyền)”. Như thế, nếu xét về nguyên quán thì ngài là người ở đất Đường Lâm. Còn về hương Cát Lỵ huyện Thường Lạc mà theo học giả Đào Duy Anh khảo cứu, dẫn theo Tấn thư thì vào thời Tam Quốc, Lưỡng Tấn, Nam Bắc triều quận Cửu Chân gồm 7 huyện. Huyện Thường Lạc tương đương huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa ngày nay. Đến thời Đường đổi là Ái Châu (Từ Công nguyên thứ I trở đi gồm 6 huyện thì Thường Lạc được đổi thành An Thuận. Đến thời Đinh - Lê thì Thanh Hóa là đất Ái Châu còn các huyện thì vẫn như cũ. Tuy nhiên, năm 1996, GS Hoàng Văn Lâu trong bài viết đi tìm địa chỉ Ngô Chân Lưu đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 1 với những chứng cứ xác thực dựa trên nội dung hai văn bia “Tư văn bi ký” có niên đại dựng tháng 8 năm Chính Hòa thứ 12 (1691) và “Bản thôn tạo thạch bi” dựng năm 1792 hiện còn lưu giữ ở chùa Cửa Rừng, thôn Thụy Hương, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã khẳng định: “Quê quán của Ngô Chân Lưu hiệu là Khuông Việt đại sư làm Tăng thống ở triều Đinh - Lê là ở thôn Đoài, xã Do Hà, huyện Kim Hóa, phủ Bắc Hà (địa danh thế kỷ XVII - XVIII mà trước đây thời Đinh - Lê có tên là Hương Cát Lợi (nay là thôn Thụy Hương, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội)”.
Phả hệ của dòng họ Ngô xác định ngài Ngô Xương Tỷ là con trai trưởng của Ngô Xương Ngập và là anh trai của Ngô Xương Xí, tức cháu đích tôn của Ngô Quyền. Ngô Xương Tỷ từ nhỏ đã có tướng mạo khôi ngô, tính tình phóng khoáng. Từ nhỏ, ông đã theo học Nho tới năm 944 mới quy y của Phật để tránh họa Dương Tam Kha lấy ngôi nhà Ngô.
Khi Dương Tam Kha lấy ngôi nhà Ngô, năm 944, Ngô Xương Tỷ đã được gửi nương vào cửa chùa để tránh họa sát thân. Năm 950, khi Ngô Xương Văn lấy lại ngôi từ Dương Tam Kha thì Ngô Xương Tỷ vẫn không trở lại cung đình mà dốc lòng đi tu.
Quốc sư đầu tiên
Sau khi đã quy y cửa Phật, sư Ngô Chân Lưu chuyên tâm nghiên cứu, trau dồi giáo lí, tư tưởng thiền học. Hữu duyên, ngài được thọ giáo thiền sư Vân Phong ở chùa Khai Quốc. Thiền sư Vân Phong là thế hệ thứ 4 dòng thiền Vô Ngôn Thông. Ở thời điểm này, chùa Khai Quốc đã nổi tiếng đất nước. Chùa được dựng thời Lý Nam Đế và đã tồn tại khoảng 385 năm. Được thiền sư Vân Phong trao truyền tâm ấn, thiền sư Ngô Chân Lưu trở thành thế hệ thứ 5 của dòng thiền Vô Ngôn Thông.
Tương truyền, một lần ngài du ngoạn núi Vệ Linh (núi Sóc Sơn), thấy phong cảnh nơi đây thanh bình, tĩnh lặng thích hợp cho việc tu hành nên nảy ra ý định lập am để ở. Ngay đêm hôm đó, Ngô Chân Lưu nằm mộng thấy một vị thần, mình mặc áo giáp vàng, tay trái cầm thương vàng, tay phải đỡ bảo tháp, hơn mười người theo hầu, tướng mạo rất dễ sợ, bước đến gần nói rằng: “Ta là Tỳ Sa Môn thiên vương, những người theo ta là dạ xoa. Thiên đế có chỉ lệnh sai ta đến nước này để giữ gìn biên giới, khiến cho Phật pháp thịnh hành. Ta có duyên với ngươi, nên đến đây báo cho ngươi biết”. Ngô Chân Lưu giật mình tỉnh dậy, nghe trong núi có tiếng huyên náo lòng rất lấy làm lạ. Sáng hôm sau, Ngô Chân Lưu vào núi, thấy một cây to, cao khoảng mười trượng, cành lá sum suê, bên trên lại có mây xanh bao phủ trong lòng mừng thầm mới sai thợ đến chặt, đem về, khắc tượng như đã thấy trong mộng rồi lập am để thờ.
Năm 969, Đinh Tiên Hoàng Đế mời thiền sư Ngô Chân Lưu vào kinh. Đến năm 971, khi Đinh Tiên Hoàng quy định cấp bậc văn võ, tăng đạo. Lấy Nguyễn Bặc làm Định quốc công, Lưu cơ làm Đô hộ phủ sĩ sư, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, Ngô Chân Lưu được phong Tăng thống và ban pháp hiệu Khuông Việt đại sư. Nghĩa là: Vị thái sư khuông phò nước Đại Cồ Việt. Sau chức của Tăng thống của đại sư Khuông Việt, vua ban cho thiền sư Trương Ma Ni làm Tăng lục (chức quan trông coi Phật giáo dưới chức Tăng thống), đạo sỹ Đặng Huyền Quang được trao chức Sùng chân uy nghi (chức quan trông coi về đạo giáo).
Như thế, lần đầu tiên trong lịch sử, thiền sư Ngô Chân Lưu trở thành vị Quốc sư đầu tiên. Ngoài danh xưng Đại sư, còn có thuyết khác cho rằng phải gọi là Thái sư Khuông Việt mới đúng. Trong chữ Hán, chữ “Thái” chỉ hơn chữ “Đại” một dấu chấm. Tuy nhiên, nếu là Thái sư thì lại là một chức quan đầu triều. Chức này đứng trên cả Nguyễn Bặc và Lê Hoàn. Điều này khó có thể xảy ra. Về chức Thái sư trong giai đoạn này, Đại Việt sử ký toàn thư có ghi vào năm 988, Thái sư Hồng Hiến chết.
Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễn bị sát hại. Đại Việt sử ký toàn thư chép trước đó, năm 974, đã có sấm ngữ: “Đỗ Thích thí Đinh Đinh; Lê gia xuất thánh minh; Cạnh đầu đa hoành nhi; Đạo lộ tuyệt nhân hành. Thập nhị xưng đại vương, thập ác vô nhất thiện, thập bát tử đăng tiên kế đô nhị thập niên” nghĩa là: “Đỗ Thích giết hai Đinh, nhà Lê nổi thánh minh, tranh nhau nhiều hoành nhi, đường sá người vắng tanh. Mười hai xưng đại vương, toàn ác không một thiện, mười tám con lên tiên, sao Kế đô hai chục ngày”. Có người gán cho sấm ngữ này của Đại sư Khuông Việt. Tuy nhiên, có lẽ sấm ngữ này là do đời sau bình vào sự kiện chứ thực ra nếu biết trước thì Đại sư đã ngăn ngừa rồi.
Tại kinh đô Hoa Lư, với cương vị Tăng thống lãnh đạo giáo hội Phật giáo bấy giờ, thiền sư Khuông Việt đã tạo nhiều điều kiện để giúp Nam Việt vương Đinh Liễn (con trai đầu của Đinh Tiên Hoàng) khắc kinh Tổng trì đà la ni (Phật đỉnh Tôn Thắng gia cú linh nghiệm đà la ni) – một bộ kinh của Phật giáo Mật tông – trên cột đá rồi dựng ở vùng gần Hoa Lư, Ninh Bình, dọc theo sông Hoàng Long. Các cột kinh này, lần đầu được khắc dựng vào năm 973 với 100 tràng kinh; lần cuối được khắc dựng vào năm 979 cũng 100 tràng kinh nữa. Những tràng kinh này được khắc trên các trụ đá hình bát giác cao từ 50 cm đến 80 cm, mỗi bề mặt có trụ rộng 6,5 cm; 7,0 cm; và có trụ rộng đến 10,5 cm.
Nhà ngoại giao
Quân Tống ngấp nghé sang xâm lược Đại Cồ Việt, Thái hậu Dương thị phế vua con Đinh Toàn và trao quyền cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Ở triều đại mới, Đại sư Khuông Việt tiếp tục giữ chức Tăng thống. Năm 981, quân Tống xâm lược Đại Cồ Việt bị vua Lê Hoàn đánh tan. Năm 983, vua Lê Hoàn lại sai sứ sang giao hảo với nhà Tống. Đáp lại, năm 986, nhà Tống sai Tả bổ khuyết Lý Nhược Chuyết, Quốc Tử Giám bác sĩ Lý Giác sang sứ. Năm sau (987), lại sai Lý Giác sang sứ. Khi Lý Giác đến địa phận chùa Sách Giang (bên sông Thương), vua và Tăng thống Khuông Việt sai thiền sư Pháp Thuận giả làm “giang lệnh” (người canh giữ sông) ra đón. Lý Giác nổi thi hứng làm thơ. Không ngờ vị chèo thuyền nối vận được luôn. Sau đó, Lý Giác làm thơ: “May gặp thời bình được giúp mưu; Một mình hai lượt sứ Giao Châu; Đông Đô mấy độ còn lưu luyến; Nam Việt nghìn trùng vẫn ước cầu; Ngựa vượt khói mây xuyên đá chởm; Xe qua rừng biếc vượt dòng sâu; Ngoài trời lại có trời soi nữa; Sóng lặng khe đầm bóng nguyệt thâu”. Thiền sư Pháp Thuận dâng vua Lê Hoàn bài thơ. Vua không hiểu ý của bài thơ bèn thỉnh Đại sư Khuông Việt. Tăng thống Khuông Việt đáp: Đó là thơ ca ngợi nhà vua. Nhất là câu ví “Ngoài trời lại có trời soi nữa” ý chỉ ngoài mặt trời phương Bắc lại có mặt trời phương Nam.
Được vua Lê Hoàn giao tiếp Lý Giác, Khuông Việt càng làm vị sứ giả thêm cảm phục. Trước khi chia tay, Đại sư Khuông Việt còn làm khúc ca tiễn. Khúc ca theo thể thơ xưa, rất khó làm, dịch nghĩa là: “Nắng tươi gió thuận cánh buồm giương; Thần tiên lại đế hương; Vượt sóng xanh muôn dặm trùng dương; Về trời xa đường trường; Tình thắm thiết; Chén lên đường; Vin xe sứ vấn vương; Xin đem thâm ý vì Nam cương; Tâu vua tôi tỏ tường”.
Tuổi cao, Đại sư Khuông Việt từ quan lui về núi Du Hý, lập chùa trụ trì. Thi thoảng ngài vẫn về chùa Khai Quốc giảng đạo. Ngài truyền tâm ấn cho thiền sư Đa Bảo. Chính vị thiền sư Đa Bảo sau đó đã tiên đoán và phò giúp Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi. Khi còn học đạo, sư Đa Bảo có vấn thiền ngài Khuông Việt về sự khởi đầu và kết thúc của việc học đạo. Ngài liền đọc hai câu thơ:
Thủy chung vô vật diệu hư khôngHội đắc chân như thể tự đồng.
Dịch nghĩa: Không có cái gì là “thủy” và “chung” chỉ, “hư không” mới là thần diệu. Nếu hiểu được chân như thì vạn vật sẽ tự đồng nhất với tâm thể của mình.
Năm 1011, trước khi thị tịch, Đại sư Khuông Việt đọc bài kệ cho sư Đa Bảo rằng:
Trong cây vốn có lửa
Có lửa, lửa mới bừng
Nếu bảo cây không lửa
Cọ xát do đâu bùng.
>Xem thêm video: Vong linh trong quan niệm Phật giáo:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức
Tăng sĩ 10:30 01/11/2024Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, thế danh Mai Văn Tạo, pháp húy Nhựt Quang, thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Gia Phổ, sinh ngày 12/4/1949 tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Sư thầy hai bằng thạc sĩ, lấy bằng tiến sĩ tuổi ngoài 60
Tăng sĩ 09:39 07/10/2024Con đường tu học không điểm dừng, đó là điều nhiều người thấy được từ hòa thượng Danh Lung - trụ trì chùa Chantarangsay, người vừa nhận bằng tiến sĩ dân tộc học ở độ tuổi ngoài 60.
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)
Tăng sĩ 14:27 02/10/2024Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...
Trung ương Giáo hội tưởng niệm Tiểu tường Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn
Tăng sĩ 23:58 20/09/2024Sáng 20/9, Trung ương Giáo hội và Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer trang nghiêm tưởng niệm một năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn - Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, tại chùa Cần Đước (tỉnh Sóc Trăng).
Xem thêm