Quy chế hoạt động Ban Quản trị cơ sở tự viện của GHPGVN nhiệm kỳ 2022-2027
Ngày 3-10-2023, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ký ban hành 2 văn bản quan trọng, đó là Quy chế hoạt động Ban Quản Trị cơ sở tự viện của GHPGVN nhiệm kỳ (2022-2027) và Thông tư Hướng dẫn thành lập Ban Quản trị cơ sở tự viện nhiệm kỳ 2022-2027.
Phatgiao.org.vn xin được trích dẫn toàn bộ 2 văn kiện này đến Tăng Ni, Phật tử, độc giả quan tâm:
QUYẾT ĐỊNH
V/v BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
BAN QUẢN TRỊ CƠ SỞ TỰ VIỆN CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
NHIỆM KỲ 2022-2027
--------------------------------------
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Căn cứ Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đổi lần thứ VII, 2022;
Căn cứ Nghị quyết số 322/NQ-HĐTS ngày 07/7/2023 Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN;
Xét tờ trình của Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự ngày 30/09/2023 tổng hợp ý kiến của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Quản trị cơ sở tự viện nhiệm kỳ 2022-2027.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy chế hoạt động Ban Quản Trị cơ sở tự viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ (2022-2027), gồm có 04 chương, 20 điều đã được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN thông qua ngày 30/09/2023 (đính kèm Quy chế hoạt động).
Điều 2. Quy chế hoạt động Ban Quản Trị cơ sở tự viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ (2022-2027) chính thức có hiệu lực áp dụng kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Trung ương Giáo hội, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Thường trực Trung ương Giáo hội chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, phổ biến nội dung Quy chế này.
Điều 4. Các Quy chế trái với Quy chế này đều không có giá trị thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Ban Thường trực HĐTS;
- Ủy ban TWMTTQVN;
- Ban Dân vận TW;
- Ban Tôn giáo Chính phủ;
- A02 (BCA);
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố;
- Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) tỉnh, thành phố;
- CA tỉnh, thành phố;
- Lưu VP1,VP2.
TM. BAN THƯỜNG TRỰC
CHỦ TỊCH
(Đã ấn ký)
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn
***
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
BAN QUẢN TRỊ CƠ SỞ TỰ VIỆN CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
NHIỆM KỲ (2022-2027)
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 794/QĐ-HĐTS ngày 3-10-2023 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN)
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Ban Quản trị cơ sở tự viện là tổ chức tôn giáo trực thuộc cấp cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có tư cách pháp nhân phi thương mại chịu sự quản lý và lãnh đạo thống nhất của Giáo hội cấp trên theo Hiến chương và Quy chế của Giáo hội.
Ban Quản trị cơ sở tự viện (sau đây gọi tắt là Ban Quản trị) là cơ quan hành chính, điều hành, quản lý trực tiếp mọi mặt hoạt động Phật sự tại cơ sở tự viện.
Quy chế hoạt động của Ban Quản trị tự việncủa Giáo hội Phật giáo Việt Nam được ban hành căn cứ theo các điều 51, 52, 53, 54, 55, 56 và 57, Chương VIII, Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ VII năm 2022.
Quy chế này quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản trị và các thành viên Ban Quản trị; Quy định mối liên hệ giữa Ban Quản trị với các cơ quan hữu quan chính quyền các cấp.
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động
Phụng hành Giáo pháp, Giới luật; Tuân thủ Hiến chương của Giáo hội và pháp luật Nhà nước. Hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số.
Điều 3. Cơ sở tự viện
Cơ sở tự viện gồm: chùa, tổ đình, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, niệm Phật đường là cơ sở tôn giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam dưới sự quản lý của các cấp Giáo hội.
Việc quản lý cơ sở tự viện, phân cấp quản lý cơ sở tự viện, các quyền và nghĩa vụ của cơ sở tự viện được thực hiện theo quy định tại các điều khoản trong chương V, Quy chế Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ IX (2022-2027).
CHƯƠNG II
CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Điều 4. Cơ cấu tổ chức
Thành viên Ban Quản trị do Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh ký quyết định chuẩn y sau khi thống nhất với Thường trực Ban Trị sự cấp huyện.
1. Ban Quản trị gồm các chức danh sau:
- Trưởng ban;
- Phó Trưởng ban;
- Thư ký;
- Thủ quỹ;
- Kiểm soát.
- Các thành viên.
2. Đối với các cơ sở tự viện là đại già lam, danh thắng, di tích Quốc gia đặc biệt, tổ đình của các sơn môn, hệ phái và đang là trụ sở của Giáo hội các cấp, các chùa Nam tông Khmer thì áp dụng theo Điều 57, 58 Quy chế Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ IX (2022-2027) hoặc Trụ trì giới thiệu và đề xuất số lượng phù hợp.
3. Đối với Ban Quản trị có 3 thành viên, các chức danh gồm: Trưởng ban; Thư ký kiêm phụ trách Thủ quỹ; Kiểm soát.
Đối với Ban Quản trị có 5 thành viên, các chức danh gồm: Trưởng ban; Phó Trưởng ban; Thư ký; Thủ quỹ; Kiểm soát.
Đối với Ban Quản trị có từ 6 đến 9 thành viên và các trường hợp nhiều hơn khi được phép gồm đầy đủ các chức danh được quy định tại khoản 1 điều này.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản trị
1. Thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật Nhà nước về tôn giáo tại cơ sở tự viện.
2. Tổ chức thực hiện chủ trương, đường hướng, chương trình hoạt động Phật sự tại tự viện theo sự hướng dẫn của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp trên.
3. Xây dựng chương trình hoạt động hàng năm của tự viện theo nghị quyết, chương trình hoạt động của Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp đề ra.
4. Tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt động Phật sự toàn nhiệm kỳ, chương trình hoạt động Phật sự hàng năm, chương trình chuyên biệt và những sự kiện trọng đại tại tự viện.
5. Quản lý và sử dụng con dấu Ban Quản trị cơ sở tự viện.
6. Mở tài khoản tự viện tại ngân hàng; Lập hệ thống sổ sách quản lý thu chi tiền công đức, tài trợ cho tự viện.
7. Kiểm tra, hướng dẫn, quản lý, điều hành các mặt công tác Phật sự của các thành viên tại tự viện. Đối với những vấn đề không xử lý được, Ban Quản trị cơ sở tự viện đệ trình lên Ban Trị sự cấp huyện hướng dẫn giải quyết.
8. Quản lý sinh hoạt các đạo tràng, câu lạc bộ Phật tử tại cơ sở tự viện. Báo cáo Ban Trị sự cấp huyện nơi đạo tràng, câu lạc bộ Phật tử sinh hoạt. Trường hợp pháp luật quy định thì Ban Quản trị có trách nhiệm thực hiện các thủ tục đăng ký hoặc đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoạt động của đạo tràng câu lạc bộ Phật tử tại tự viện.
9. Các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Quy chế hoạt động của Ban Quản trị cơ sở tự viện.
10. Có các quyền và nghĩa vụ khác của tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của pháp luật Nhà nước và của Giáo hội.
Điều 6. Hoạt động của Ban Quản trị
1. Ban Quản trị hoạt động thông qua các kỳ họp định kỳ (tháng, quý, năm) do Trưởng ban Ban Quản trị triệu tập và chủ tọa.
2. Ban Quản trị hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, thảo luận, bàn bạc, thống nhất theo nguyên tắc quá bán để cùng nhau xây dựng đoàn kết theo tinh thần lục hòa của đạo Phật.
Trong trường hợp Ban Quản trị có từ 3 đến 5 thành viên hoặc nhiều hơn, nếu các thành viên có những ý kiến khác nhau không thể thống nhất thì quyết định cuối cùng thuộc về Trưởng ban Ban Quản trị và tất cả các thành viên phải thực hiện theo quyết định cuối cùng của Trưởng ban Ban Quản trị.
3. Nội dung kỳ họp:
- Đánh giá công tác tổ chức, triển khai các hoạt động Phật sự đã thực hiện tại cơ sở tự viện;
- Xem xét, thảo luận, quyết định công việc Phật sự tại cơ sở tự viện trong thời gian sắp tới.
- Các phiên họp phải được Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban chủ trì theo ủy quyền.
- Khi có Phật sự quan trọng cần được giải quyết kịp thời, Trưởng ban Ban Quản trị có quyền triệu tập phiên họp để cùng nhau giải quyết các công việc phát sinh.
Điều 7. Trưởng ban Ban Quản trị
1. Tăng Ni trụ trì cơ sở tự viện là Trưởng ban Ban Quản trị. Là người đứng đầu tổ chức tôn giáo cấp cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đại diện Ban Quản trị về tư cách pháp lý và chịu trách nhiệm trước Giáo hội và pháp luật Nhà nước về mặt pháp lý trong các mối quan hệ của cơ sở tự viện.
2. Cơ sở tự viện phải bổ nhiệm trụ trì theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Quy chế Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ IX (2022-2027). Trụ trì có trách nhiệm thành lập Ban Quản trị cơ sở tự viện; Tăng Ni được bổ nhiệm tham gia Ban Quản trị phải có uy tín, năng lực làm việc, có đạo hạnh tốt, có công đức đối với đạo pháp và dân tộc.
3. Đối với trường hợp các cơ sở tự viện chưa bổ nhiệm trụ trì, hoặc không có Tăng Ni quản lý tự viện thì áp dụng theo khoản 21 điều 5, Chương II Quy chế hoạt động Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, thành phố về việc phân công, luân chuyển, bổ sung nhân sự Tăng Ni làm Trưởng ban Ban Quản trị.
4. Trưởng ban Ban Quản trị chịu trách nhiệm trước Giáo hội trong việc quản lý, điều hành, trực tiếp chỉ đạo, tổ chức, triển khai các hoạt động Phật sự của cơ sở tự viện tuân thủ Hiến chương, Quy chế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
5. Trưởng ban Ban Quản trị giữ quyền phát ngôn của cơ sở tự viện.
6. Trưởng ban Ban Quản trị chịu trách nhiệm trước Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh và cấp huyện về mọi hoạt động Phật sự tại cơ sở tự viện.
7. Trưởng ban Ban Quản trị có quyền ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Ban Quản trị cơ sở tự viện, không được trái với pháp luật Nhà nước, với Quy chế này và Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện hành.
8. Trưởng ban Ban Quản trị quản lý và chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu Ban Quản trị cơ sở tự viện.
9. Trưởng ban Ban Quản trị đứng tên chủ tài khoản của cơ sở tự viện mở tại ngân hàng.
10. Khi Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện có duyên sự đặc biệt phải vắng mặt, sẽ ủy quyền bằng văn bản cho Phó Trưởng ban hoặc người được ủy quyền điều hành các hoạt động Phật sự của cơ sở tự viện.
11. Trong trường hợp Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện viên tịch, hoặc bị bãi nhiệm, miễn nhiệm thì Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh, thành phố tiến hành bổ nhiệm Trụ trì và Ban Quản trị tự viện theo quy định của Quy chế Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ 2022-2027.
12. Trong các trường hợp đặc biệt ngoại lệ, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự quyết định theo đề nghị của Ban Trị sự tỉnh, thành phố.
Điều 8. Phó Trưởng ban Ban Quản trị
1. Phó Trưởng ban Ban Quản trị là Tăng Ni.
2. Là người thay mặt Trưởng ban giải quyết các công việc Phật sự thường xuyên tại cơ sở tự viện theo sự phân công của Ban Quản trị hoặc theo ủy quyền của Trưởng ban.
Điều 9. Thư ký
1. Thư ký có thể là Tăng Ni hoặc Cư sĩ Phật tử. Thực hiện các công việc của Văn phòng Ban Quản trị;
2. Thực hiệc công tác quản trị cơ sở tự viện, quản trị tài sản, và quản lý sổ sách kế toán thu chi của cơ sở tự viện.
3. Các công việc khác được Trưởng ban phân công.
Điều 10. Thủ quỹ
Thủ quỹ có thể là Tăng Ni hoặc Cư sĩ Phật tử, phụ trách quỹ, quản lý nguồn thu chi của cơ sở tự viện.
Điêu 11. Kiểm soát
Kiểm soát có thể là Tăng Ni hoặc Cư sĩ Phật tử, chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động của Ban Quản trị theo đúng Hiến chương, các Quy chế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và pháp luật Nhà nước.
Điều 12. Các thành viên
Thành viên của Ban Quản trị có thể là Tăng Ni hoặc Cư sĩ Phật tử, thực hiện nhiệm vụ được Ban Quản trị hoặc Trưởng ban, Phó Trưởng ban phân công.
Điều 13. Trường hợp bị bãi nhiệm, từ nhiệm, thu hồi quyết định chuẩn y, bổ nhiệm, giải thể hoặc khuyết các chức danh Ban Quản trị.
1. Trong trường hợp Trưởng ban Ban Quản trị bị bãi nhiệm, bị thu hồi quyết định bổ nhiệm Trụ trì, bị viên tịch hay từ nhiệm thì Ban Quản trị bị giải thể và nhân sự Ban Quản trị mới do Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh quyết định sau khi bổ nhiệm Trụ trì mới theo đề nghị của Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện.
2. Các chức danh khác của Ban Quản trị bị bãi nhiệm, viên tịch hay từ nhiệm thì Trưởng ban Ban Quản trị có trách nhiệm đề cử nhân sự thay thế báo cáo và trình Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện và Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh ra quyết định chuẩn y.
Điều 14. Khen thưởng - Kỷ luật
Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh là cơ quan quyết định khen thưởng – kỷ luật đối với Ban Quản trị và các thành viên Ban Quản trị theo Hiến chương, Quy chế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
CHƯƠNG III
TÀI CHÍNH - TÀI SẢN
Điều 15. Tài sản
1. Ban Quản trị có quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật và Hiến chương của Giáo hội.
2. Tài sản hợp pháp do tổ chức, Cư sĩ, tín đồ Phật tử, cá nhân trong nước và nước ngoài tự nguyện tặng cho, công đức, cúng dàng, quyên góp cho cơ sở tự viện và Ban Quản trị là tài sản của Ban Quản trị và được Ban Quản trị quản lý, sử dụng, định đoạt đúng mục đích theo quy định của pháp luật, phù hợp với giáo lý, và Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
3. Ban Quản trị được tạo lập tài sản hợp pháp theo quy định của pháp luật, phù hợp với giáo lý và Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
4. Ban Quản trị có nghĩa vụ đóng góp tài sản cho hoạt động chung của Giáo hội theo quy định của Giáo hội là Hội đồng Trị sự.
Điều 16. Tài chính
1. Ban Quản trị phải mở tài khoản tại ngân hàng để quản lý tài chính của cơ sở tự viện.
2. Thư ký và Thủ quỹ Ban Quản trị chịu trách nhiệm lập kế hoạch tài chính hàng năm của Ban Quản trị.
3. Báo cáo tài chính thu chi của Ban Quản trị phải thực hiện theo chế độ kế toán tài chính hiện hành của Nhà nước. Yêu cầu đảm bảo sự minh bạch và đúng với quy định của Giáo hội.
CHƯƠNG IV
TRÁCH NHIỆM LIÊN HỆ VÀ HỘI HỌP
Điều 17. Trách nhiệm liên hệ
1. Ban Quản trịcó trách nhiệm liên lạc với Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện và chính quyền cùng cấp; trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các hoạt động của cơ sở tự viện, sinh hoạt của Tăng Ni theo quy định của các cấp Giáo hội.
2. Tất cả văn bản ký phát hành liên hệ với các ngành chức năng của huyện và của tỉnh đều phải xin ý kiến của Ban Thường trực Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện.
Điều 18. Hội họp
Ban Quản trị tổ chức kỳ họp hằng tháng, quý hoặc 6 tháng một lần và Hội nghị tổng kết cuối năm để kiểm điểm công tác, hoạch định chương trình hoạt động của Ban Quản trị theo từng quý và cả năm.
Điều 19. Nhiệm kỳ của Ban Quản trị
1. Trụ trì cơ sở tự viện không bị ràng buộc bởi nhiệm kỳ. Trụ trì được quy định áp dụng theo Chương X, Quy chế hoạt động Ban Tăng sự Trung ương nhiệm kỳ IX (2022-2027).
2. Nhiệm kỳ của Ban Quản trị là 5 năm được tính từ năm bổ nhiệm, tương ứng với nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Phật giáo Việt Nam cấp huyện. Ban Quản trị cơ sở tự viện không tiến hành Đại hội.
3. Sau khi kết thúc nhiệm kỳ, Trụ trì đồng thời là Trưởng ban Quản trị được quyền giới thiệu, đề xuất, bổ sung nhân sự Ban Quản trị theo nhu cầu thực tế của cơ sở tự viện.
Điều 20. Điều khoản thi hành
Quy chế này gồm có 4 chương, 20 điều, đã được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam biểu quyết thông qua ngày 30 tháng 9 năm 2023.
Quy chế hoạt động Ban Quản trịcó hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Chỉ có Hội đồng Trị sự GHPGVN mới được quyền sửa đổi, nếu xét thấy cần thiết trong quá trình thực hiện./.
BAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ GHPGVN
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Lễ huý nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão HT. Thích Thanh Tứ
Tin Phật sự 08:30 03/12/2024Sáng ngày 02/12/2024 (nhằm ngày mùng 2 tháng 11 năm Giáp Thìn ), tại Tổ đình Nho Lâm (huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) đã trang nghiêm tổ chức lễ Húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN.
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
Tin Phật sự 06:45 03/12/2024Chiều ngày 2/12/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đã thông báo việc chọn logo chính thức cho sự kiện quan trọng này.
Chùa Bửu Liên Quang trao 400 phần quà đến bà con nghèo H.Đức Trọng
Tin Phật sự 14:14 02/12/2024Sáng 1-12, đạo tràng Pháp Lâm do Đại đức Thích An Đạt, trụ trì chùa Bửu Liên Quang, H.Bến Lức (Long An), làm trưởng đoàn đã hướng dẫn Phật tử đến chùa Hội Phước (H.Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) tặng quà đến những hộ nghèo tại đây.
Chùa Tích Sơn trang nghiêm tổ chức lễ húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão HT. Thích Thanh Tứ
Tin Phật sự 17:18 01/12/2024Sáng ngày 30/11/2024 (nhằm ngày 30/10 Giáp Thìn ), tại chùa Tích Sơn (TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã long trọng tổ chức lễ Húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN.
Xem thêm