Rắn thần Naga - biểu tượng linh thiêng của ngôi chùa cổ kính tại TP.HCM
Chùa Chantarasay cổ kính, tĩnh lặng soi mình bên dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè dịp xuân mới Ất Tỵ dường như trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết. Đây là ngôi chùa Phật giáo Nam Tông đầu tiên dược xây dựng tại vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa.




Quan sát kỹ, du khách dễ dàng thấy, từ ngoài vào trong, hình tượng rắn thần Naga hiện diện từ lan can cầu thang, nơi tam cấp, diềm mái, cho đến tận đỉnh tháp… Đặc biệt, tại ban thờ Phật Thích Ca là hình ảnh rắn thần Naga 7 đầu uy nghiêm, sừng sững vươn cao tạo lọng che mát cho Đức Phật.


Theo tín ngưỡng dân gian bà con đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, rắn là linh vật linh thiêng, biểu tượng của sự che chở, bảo vệ. Bởi vậy loài vật này không chỉ xuất hiện trong những Phật thoại mà còn xuất hiện rất nhiều trong các kiến trúc, điêu khắc chùa Phật giáo Nam tông.


Trong nhiều tài liệu Phật giáo còn lưu lại đến ngày nay, rắn có mối quan hệ rất đặc biệt với Phật giáo. Tương truyền, khi đức Phật ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề thì bỗng dưng cơn mưa giông gió giật từ đâu cuồn cuộn kéo đến.
Lúc đó từ ổ chui ra, mãng xà vương Naga Mucalinda uốn mình quấn quanh đức Phật bảy vòng rồi nâng ngài lên khỏi dòng nước đang chảy xiết. Rắn thần dùng bảy chiếc đầu của mình làm thành một chiếc lọng lớn phủ lên trên che chở cho đức Phật.
Kể từ đó đến mãi sau này, rắn thần Naga cũng được coi là biểu tượng của sự bảo vệ, che chở mọi người khỏi tai họa. Cũng chính bởi điều này, biểu tượng rắn thần được sử dụng khá phổ biến trong tín ngưỡng Phật giáo Nam tông Khmer.

Kiến trúc chùa có nhiều biểu tượng rắn Naga trấn giữ, không chỉ hiện diện trang trọng trước cổng chùa, biểu tượng Naga còn được thiết kế tại khu vực chánh điện, nóc giảng đường Sala... Với các biểu tượng ấy, đồng bào, phật tử rất yên tâm khi thực hiện phật sự, vì họ tin đã được thần Naga che chở.
Dù hình tượng được các nghệ nhân dân gian sáng tạo có phần hung tợn, tuy nhiên phần cổ, rắn thần thường được thể hiện bằng dải uốn cong đều đặn, làm dịu bớt tính dữ của phần đầu rắn bên trên.







Hình tượng rắn Naga đã trở thành một giá trị của biểu tượng đầy ý nghĩa, vừa mang giá trị tinh thần cao, mang lại sự bình an trong cuộc sống của đồng bào Khmer, vừa có vai trò như một họa tiết hoa văn được thể hiện trong điêu khắc kiến trúc chùa chiền, trên các phù điêu đền tháp, với ý nghĩa được xem là niềm tin và sự may mắn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Độc đáo ngôi chùa giữa lòng hang núi lửa
Chùa Việt
Chùa Hang không sư ở Lý Sơn, nằm hoàn toàn trong hang núi lửa, là điểm đến độc đáo. Với lịch sử hơn 400 năm, nơi đây từng là nơi thờ tự của người Chăm, giờ là chùa Phật giáo nổi tiếng.

Hoa gạo đỏ rực bên ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Việt
Vào những ngày cuối tháng 3, trước sân chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại nở rực hoa gạo, nhuộm đỏ cả một góc trời khiến cho không khí nơi đây vốn linh thiêng lại thêm phần thơ mộng.

Kim Quang Minh Tự: Ngôi chùa còn non trẻ trên vùng rừng rú núi đồi
Chùa Việt
Khởi đầu từ một khoảnh đất rẫy đồi rừng nơi hoang vắng thuộc thôn Bắc Sông Giang, (xã Khánh Trung, huyện miền núi Khánh Vĩnh) còn chằng chịt um tùm cây lá do một Phật tử tín tâm hiến cúng để đón những bóng dáng nâu sồng lặng lẽ về đây dựng xây nơi an trú với tâm nguyện phụng sự chúng sinh qua chương trình “Hiểu và Thương” còn rất mới lạ với bà con nghèo vùng sâu vùng xa…

Ở Sài Gòn, hỏi về chùa Nam tông Khmer, mọi người nghĩ ngay đến nơi này
Chùa Việt
Giữa lòng TP.HCM nhộn nhịp, chùa Chantarangsay là nơi mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo Nam tông Khmer.
Xem thêm