Thứ, 28/03/2022, 22:49 PM

Sách mới: "Chúng ta sống có vui không?" - Hãy yêu thương mình một chút

“Chúng ta sống có vui không?” là tựa đề quyển sách mới của nhà thơ Nguyễn Phong Việt, một tập tản văn lạ lùng, thú vị nói về nỗi đau.

Chúng ta sống có vui không? Bạn có bao giờ tự hỏi chính mình câu hỏi như vậy? Hay bạn đã quên mất mình vì mãi bon chen với cuộc sống? Rồi trong cuộc mưu sinh có bao giờ bạn thấy mình đau đớn, lẽ loi, và chỉ còn lại một mình?

Sách 'Chúng ta sống có vui không?' của nhà thơ Nguyễn Phong Việt do Skybooks liên kết Nhà xuất bản Phụ nữ phát hành

Sách "Chúng ta sống có vui không?" của nhà thơ Nguyễn Phong Việt do Skybooks liên kết Nhà xuất bản Phụ nữ phát hành

Không ai mong cuộc đời mình sẽ mất mát dù chỉ là ít ỏi. Nhưng một con người không trải qua mất mát thường là những con người nhạt nhẽo.“Đời thật nên là gập ghềnh, nên hụt chân trầy xước, quỵ ngã hoặc thậm chí là hụt hơi đến mức gần như ngừng thở. Để nhiều năm về sau, khi nhìn lại, lúc mà chúng ta thật sự trưởng thành, chúng ta mới nhận ra mình cần biết ơn những tháng ngày tuyệt vọng đã trải qua trong đời”, lời tự sự của tác giả thật đáng suy ngẫm.

Một trong những chất liệu để làm nên cuộc sống này chính là nỗi đau, tác giả cuốn sách đã nhận diện được điều đó. Tuy nhiên, sau cùng, chất liệu ấy lại giúp bản thân thấy biết ơn vì mình còn được sống, được gặp những người thương và được là chính mình.

Bạn sẽ biết cách “về nhà” đúng nghĩa, mà theo Nguyễn Phong Việt đó là cảm giác tuyệt với khi được “trở về với lòng mình. Vì người hạnh phúc nhất, phải là người thong thả đi với sự bình an trong lòng mình”.

Tập tản văn - là thể nghiệm mới của nhà thơ Nguyễn Phong Việt cũng sẽ phần nào giúp độc giả tìm được câu trả lời cho những nỗ lực đi tìm hạnh phúc. Quan trọng nhất là chúng ta sẽ bắt đầu được chữa lành từ những nỗi đau mình trải qua. Để sau tất cả xếp quá khứ, hiện tại và tương lai vào đúng vị trí, để biết “yêu thương mình một chút…”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Thấu lẽ bồ đề, vào chính quả, dứt căn ma quỷ, rõ nguyên nhân”

Sách Phật giáo 08:23 03/01/2025

Hồi thứ hai là Hồi học đạo và hành đạo của Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không đã học, bàn luận, và hành “Tam thừa giáo” và “Nhất thừa giáo” suốt bảy năm liền, như Ngô Thừa Ân giới thiệu:

Cây gậy cong còn hơn đứa con bất hiếu

Sách Phật giáo 09:09 01/01/2025

Vào một buổi sáng sớm tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, đức Phật mặc Tăng phục đến nước Xá Vệ khất thực, Ngài nhìn thấy một vị Bà La Môn tuổi đã rất lớn, thân thể suy yếu, cũng chống gậy cầm bát đi khất thực từng nhà, từng nhà một.

Tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký

Sách Phật giáo 07:30 01/01/2025

Ở phần này, tác giả sẽ bàn về tư tưởng Phật học và các quan niệm về nhân sinh và xã hội của Ngô Thừa Ân biểu hiện qua Tây Du Ký qua các hồi truyện. Đầu tiên là hồi truyện “Gốc thiêng nẩy nở, nguồn rộng mở Tâm tánh tu trì, đạo sinh lớn”.

Các biểu tượng khác nhau về Phật học trong Tây Du Ký

Sách Phật giáo 14:33 31/12/2024

Ðọc Tây Du Ký chúng ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh biểu tượng và ngôn ngữ biểu tượng, biểu tượng hóa giáo lý Phật giáo. Chúng ta sẽ có dịp thích thú chia sẻ với các hứng khởi sáng tác của tác giả.

Xem thêm