Sài Gòn se lạnh, mẹ Việt Nam Anh hùng 97 tuổi cặm cụi may chăn tặng người nghèo
Mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Quýt có hơn 30 năm may quần áo, chăn mền, khẩu trang… tặng người nghèo. Trong tiết trời se lạnh, những chiếc chăn được may từ tấm lòng của mẹ càng thêm ấm áp.
May chăn ấm tặng người nghèo
Trời Sài Gòn trở lạnh, mẹ Ngô Thị Quýt (97 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TPHCM) vẫn thức dậy như thói quen. Cơm nước xong xuôi, mẹ lại ngồi vào chiếc máy may cũ.
Chiếc máy may này đã gắn bó với mẹ mấy chục năm ròng, cùng tạo ra không biết bao nhiêu bộ quần áo, chăn mền dành tặng cho người nghèo.
Mẹ Việt Nam anh hùng 94 tuổi ủng hộ tiền phòng chống dịch Covid-19
Vừa đạp chiếc máy may già cỗi, mẹ vừa hồi tưởng: “Tham gia kháng chiến, mẹ bị địch bắt. Họ dùng báng súng đánh vào vùng mắt, tai phải của mẹ. Sau lần đó, mẹ bị điếc, mắt phải không còn nhìn thấy”.
Chồng và một người con trai của mẹ đã hy sinh trong kháng chiến. Mẹ gạt đau thương trở thành cán bộ biệt động thành hoạt động ở Huế. Tháng 1/2015, mẹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
Ngoài bản lĩnh, sự cứng rắn của một người lính, mẹ còn rất khéo léo trong việc chăm sóc con cái và may vá. Mẹ biết may đủ thứ, từ quần áo đến chăn mền, khẩu trang, nón…
Hơn 30 năm trước, mẹ Quýt tình cờ nhìn thấy nhiều tiệm may vứt bỏ nhiều vải vụn còn có thể sử dụng. Mẹ nảy ra ý may quần áo từ vải vụn tặng cho bà con có hoàn cảnh khó khăn, không có quần áo mới.
Thấy quần áo may bằng vải vụn chỉ trẻ con mới thích, người lớn ngại không dám mặc, mẹ Quýt không may quần áo nữa mà chuyển qua may chăn.
“Quần áo chắp nối từng mảnh vải nhìn không đẹp nhưng số vải này đem đi may chăn mền thì khác. Nhiều người thích chăn mền mẹ may lắm!”, mẹ Quýt cười hiền từ chia sẻ.
Mẹ Việt Nam anh hùng 91 tuổi ủng hộ 5 triệu đồng chống dịch Covid-19
Từ đây, mẹ chuyển hẳn sang may chăn mền tặng cho người nghèo sống gần nhà. Bà con nhận được chăn mền đều rất thích thú. Họ khen chăn mẹ Quýt may đắp lúc trời lạnh thì ấm, mùa hè lại mát, không nặng nề, lại có rất nhiều màu sắc.
Việc làm ý nghĩa được bà con đón nhận, mẹ Quýt càng có động lực tiếp tục. Không ngại vấn đề tuổi tác, sức khỏe, ngày nào mẹ cũng bắt xe ôm đến các tiệm may xin vải vụn.
Vào buổi tối, mẹ ngồi cần mẫn chọn những mảnh vải tốt còn có thể sử dụng. Sáng hôm sau, mẹ miệt mài bên bàn máy may, ghép những mảnh vải đủ sắc màu, may thành những chiếc chăn ấm áp. Những mảnh vải nhỏ xíu qua bàn tay của mẹ đã biến thành chiếc chăn dài 2m, rộng 1,6m.
Một mắt bị hư, tay chân lại run, nhưng hễ ngồi vào bàn máy may, mẹ lại minh mẫn và nhanh nhẹn khác thường.
“Một mắt mẹ bị hỏng, mắt kia cũng mờ dần. Hiện tại, mẹ may chăn bằng kinh nghiệm, dùng tay mân mê, gấp nếp…”, mẹ vừa nói vừa tạo nên những đường chỉ thẳng tắp trên chiếc chăn.
Không được may là... ăn uống không ngon
Mẹ Quýt nói, mỗi ngày, khi ngồi vào máy may là mẹ lại quên đi tuổi tác, quên cả những cơn thở khó nhọc. Bấy nhiêu năm cần mẫn bên chiếc máy may, vui buồn của cuộc đời cũng nhẹ nhàng hơn.
Mẹ may nhiều và đều đặn khiến những người con của mẹ lo lắng, sợ mẹ đổ bệnh. Có người khuyên mẹ nên nghỉ ngơi, việc thiện nguyện đã có người khác làm. Nhưng, phải ngồi vào may vá mẹ mới không thấy buồn bực, mệt mỏi.
“30 năm may vá, mẹ làm lụng quen rồi. Một ngày mà không được ngồi vào bàn máy may, mẹ buồn, ăn uống không ngon miệng”, mẹ Quýt chia sẻ thêm.
Mẹ còn hồ hởi kể, trước đây, mỗi ngày mẹ có thể may được 2 chiếc chăn. Bây giờ, mắt yếu hơn, mẹ chỉ may được 1 chiếc.
Bà con có hoàn cảnh khó khăn, sống gần mẹ Quýt đều được nhận chăn. Mẹ không còn đủ sức đưa chăn đi tặng người nghèo ở xa nên gửi cho Hội người cao tuổi địa phương. Hội sẽ thay mẹ gửi những chiếc chăn ấm áp đến với người cần.
Không chỉ may chăn mền, mẹ Quýt còn giặt giũ, sửa lại quần áo cũ tặng người nghèo. Những bộ quần áo cũ được mẹ sửa sang trông như mới, cũng được tặng người lao động nghèo.
Ngoài ra, thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, mẹ Quýt không quản ngày đêm ngồi may những chiếc khẩu trang xinh xắn tặng cho mọi người. Tấm lòng của mẹ khiến nhiều người cảm động.
Mẹ Việt Nam anh hùng cặm cụi may khẩu trang hỗ trợ chống dịch Covid-19
Thế nhưng, suốt hơn 30 năm qua, mẹ không nghĩ mình làm được chuyện gì to tát. Mẹ cười hiền hậu: “Việc mẹ làm nhỏ nhoi lắm, kể làm chi. Nếu còn sức khỏe, mẹ sẽ cố, việc gì có ích cho đất nước, mẹ đều làm. Mẹ sẽ may như thế đến khi không may được nữa. Thôi, con ngồi chơi, mẹ phải may thêm cho đủ số chăn, gửi cho Hội mang đi tặng người nghèo. Trời lạnh lắm rồi!”.
Ở góc nhà của mẹ, những chiếc chăn đã may xong được gấp vuông vức, xếp cạnh vài bao quần áo cũ mẹ đã giặt sạch, sửa chữa. Bóng mẹ đổ dài xuống sàn nhà, dưới bóng đèn điện giữa ban ngày.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người Thầy dị nhân: Thành tựu kép từ năng lượng yêu thương và kỷ cương
Gieo mầm thiện 21:52 18/11/2024Phật giáo có câu: "Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", "Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa". Câu chuyện về Tiến sĩ Phan Quốc Việt – người thầy được mệnh danh là "dị nhân" – chính là minh chứng sống động cho triết lý này.
Bếp ăn miễn phí dành cho học sinh nghèo
Gieo mầm thiện 14:11 14/11/2024Suốt 6 năm qua, bất kỳ học sinh nào đến bếp ăn 0 đồng tại ấp Sơn Phú 2A, xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), đều được tiếp đón tận tình.
Người đàn ông 60 tuổi chạy bộ 10km mỗi ngày, ăn chay trường, hiến máu 348 lần
Gieo mầm thiện 10:18 08/11/2024Người đàn ông 60 tuổi đã duy trì thói quen chạy bộ 10km vào mỗi sáng hơn 20 năm. Ông được nhiều người ngưỡng mộ vì sự chăm chỉ và nỗ lực hiến máu cứu người.
Diễn viên Việt Trinh mong muốn được hiến xác cho y học
Gieo mầm thiện 11:00 05/11/2024Trước đó, Việt Trinh hoàn thành thủ tục đăng ký hiến tạng vào tháng 4/2019 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Xem thêm