Sát sinh và từ bỏ, địa ngục và thiên đường
Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha dạy các Tỷ kheo:Này các Tỷ kheo, đầy đủ ba pháp này, tương xứng như vậy, bị rơi vào địa ngục. Thế nào là ba?
Tự mình sát sinh, khích lệ người khác sát sinh, tùy hỷ sự sát sinh. Đầy đủ ba pháp này, này các Tỷ kheo, tương xứng như vậy, bị rơi vào địa ngục.
Này các Tỷ kheo, đầy đủ ba pháp này, tương xứng như vậy, được sinh thiên giới. Thế nào là ba?
Tự mình từ bỏ sát sinh, khích lệ người khác từ bỏ sát sinh, tùy hỷ sự từ bỏ sát sinh. Đầy đủ ba pháp này, này các Tỷ kheo, tương xứng như vậy, được sinh thiên giới.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Lỏa thể, phần Sát sinh, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.546)
Lời bàn: Ác tâm bức hại đồng loại và giết hại chúng sinh là tập khí sâu dày, vốn hằn sâu trong tâm thức của nhiều người. Những biểu hiện gây chiến, khủng bố, bạo lực luôn xảy ra trên thế giới ngày nay là thách thức không nhỏ cho toàn thể nhân loại. Cùng với việc giết hại súc vật hàng loạt làm thực phẩm cũng như hủy hoại môi sinh, săn bắt những loài thú quý hiếm khiến nhiều loài động vật tuyệt chủng đã dẫn đến nguy cơ phá vỡ cân bằng sinh thái, đe dọa sự sống con người.
Tàn hại sự sống dù là con người, sinh vật hay môi trường tự nhiên đều là làm ác. Cái ác này thể hiện nơi hành vi tự mình trực tiếp sát hại hoặc sai khiến, xúi giục, khuyến khích, ca ngợi người khác sát hại và vui vẻ, ưa thích, tán đồng đối với sự giết hại. Nói cách khác là trên cả ba phương diện thân miệng ý đều tạo nghiệp giết hại. Vì nhân ác giết hại luôn tràn ngập trong tư tưởng, lời nói và hành vi nên những người này khó tránh khỏi quả báo địa ngục. Và không cần chờ đến sự đọa lạc vào địa ngục trong lục đạo bởi “địa ngục trần gian” luôn hiện hữu ngay trước mắt đối với những người ác, chuyên gây hấn, sẵn sàng chém giết, xung đột…
Do đó, để thiết lập bình an cho mỗi người và xây dựng hòa bình trên toàn thế giới, nhân loại cần thực tập hạnh nguyện không sát sinh; nguyện từ bỏ giết hại, ca ngợi sự từ bỏ giết hại và vui vẻ với tất cả sự chấm dứt giết hại.
Đồng thời, mỗi cá nhân cần tu tập rải tâm từ, thực hành ăn chay và nhất là thiền quán nhân duyên nhằm thấy rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa con người, chúng sinh, thiên nhiên là bất khả phân để tôn trọng và giữ gìn sự sống cho mọi người, mọi loài.
Bình an cho mình cũng chính là bình an cho mọi người và mọi loài khác và ngược lại là một tuệ giác. Và chính tuệ giác này là nền tảng để xây dựng hạnh phúc trong hiện tại và vị lai.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Niệm chết
Lời Phật dạy 10:34 31/10/2024Chết là một sự thật. Mọi giới đều bình đẳng trước nó. Dù muốn hay không, mọi người đều phải hội ngộ với nó một cách bị động.
Ham ngủ ban ngày
Lời Phật dạy 09:20 31/10/2024Đối với người tu hành, mê đắm ngủ nghỉ là một trong những yếu tố ngăn che, chướng ngại thiền định. Ngủ nhiều sẽ sinh biếng nhác, giải đãi, mê muội và mất thời gian cho công phu tu tập. Vì thế, muốn phát triển thiền định thì ngủ nghỉ cần phải được tiết chế, giảm thiểu trong đời sống hàng ngày.
Nhân duyên gì có người hiền lành và có người ác?
Lời Phật dạy 09:00 30/10/2024Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại vườn ông Anàthapindika. Rồi Thôn trưởng Canda đi đến. Bạch Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì có người được gọi là tàn bạo, có người được gọi là hiền lành?
Liên hệ quá nhiều với cư sĩ
Lời Phật dạy 18:30 29/10/2024Đành rằng mối liên hệ giữa bốn chúng đệ tử Phật vốn hòa hợp như nước với sữa, luôn khắng khít và không thể tách rời. Thế nhưng, quá bận rộn bởi các liên hệ với cư sĩ chưa phải là điều hay đối với người xuất gia, vì duyên trần sẽ quấy đảo an tịnh nội tâm, làm chướng ngại thiền định.
Xem thêm