Thứ sáu, 30/08/2019, 14:10 PM

Sau vụ cháy công ty Rạng Đông: Ngộ độc thủy ngân nguy hiểm thế nào?

Theo các chuyên gia môi trường, đèn huỳnh quang chứa một lượng thủy ngân nhất định. Sự cố cháy công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông có nguy cơ gây ô nhiễm thủy ngân.

 >> Môi trường

Bài liên quan

Theo báo cáo nhanh của UBND quận Thanh Xuân, trong tổng diện tích nhà kho, xưởng bị cháy công ty Rạng Đông có kho bóng compact, kho bóng đèn huỳnh quang, kho phích, kho đèn bàn, vật tư và một số kho xưởng nhỏ khác. Trên website của nhà máy Rạng Đông cũng viết “Nguyên lý của bóng đèn huỳnh quang cần phải có một lượng thủy ngân nhất định để phát sáng. Bóng đèn huỳnh quang T8 của Rạng Đông sử dụng viên thủy ngân amalgam”.

PGS.TS Trần Hồng Côn (nguyên giảng viên Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) khẳng định: "Sau vụ cháy lớn ở kho hàng Công ty Bóng đèn, phích nước Rạng Đông, chất độc phát tán ra ngoài không khí có thủy ngân, bột huỳnh quang… Đó đều là các chất không tốt cho sức khỏe con người khi tiếp xúc hay hít thở".

Theo lý giải của ông Côn, các chất độc như đã nêu trên phát tán ở nhiệt độ cao ra ngoài không khí, ngưng động lại khi gặp nhiệt độ thấp hơn và lắng xuống mặt đất… Do vậy chất độc không chỉ có trong không khí, mà còn có ở các nguồn nước hở, nước đựng trong bể, thùng hay các vật dụng, cây trồng, đất đai đều có khả năng tiếp nhận các chất độc hại này.

Vụ cháy công ty Rạng Đông đêm 28/8 được cho là có nguy cơ phát tán một lượng lớn thủy ngân vào không khí.

Vụ cháy công ty Rạng Đông đêm 28/8 được cho là có nguy cơ phát tán một lượng lớn thủy ngân vào không khí.

Bài liên quan

Ông Côn cũng cho biết: Mức độ có tiêu chuẩn thủy ngân được tính dưới 1 phần tỷ, nghĩa là nồng thấp cực thấp mới không ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường sống của con người. Thủy ngân thuộc nhóm đầu các độc tố gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Thông tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế nêu: “Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học rất dễ hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Thủy ngân tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật. Một trong những hợp chất độc nhất của nó là đimêtyl thủy ngân, độc đến mức chỉ vài micrôlít rơi vào da có thể gây tử vong”. Chứng bệnh Minamata là một dạng ngộ độc thủy ngân. Thủy ngân tấn công hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết, đồng thời ảnh hưởng tới miệng, các cơ hàm mặt và răng. Sự phơi nhiễm kéo dài gây ra các tổn thương não và gây tử vong. Nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Nguồn lây nhiễm thủy ngân

Kim loại thủy ngân là một chất lỏng màu xám bạc, gây hại cho con người khi tiếp xúc với không khí và được hít vào phổi, có thể sinh ra từ hoạt động của các nhà máy điện đốt than đá, lò đốt rác và đám cháy rừng.

Methyl thủy ngân (MeHg) có thể ngấm vào cơ thể khi con người ăn một số loài cá nước mặn và nước ngọt, đặc biệt là loài cá lớn ở đỉnh chuỗi thức ăn như cá mập, cá kiếm, cá vược và cá chó.

Hợp chất thủy ngân vô cơ có thể được tìm thấy trong pin, thuốc uống, thuốc mỡ, thuốc xịt muỗi và một số loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc. Hợp chất này có thể gây hại nếu con người hít hoặc nuốt vào cơ thể.

Dạng cuối cùng là thủy ngân phenyl (phenylmercury) thường có mặt trong các loại sơn sản xuất từ nhựa mủ, sơn ngoại thất, bả chống thấm, mỹ phẩm dành cho mắt và dụng cụ vệ sinh cá nhân. Phenylmercury xâm nhập vào cơ thể khi hít vào ở dạng hơi, ngấm qua da hoặc qua đường tiêu hóa.

Sự phơi nhiễm thủy ngân kéo dài gây ra các tổn thương não và gây tử vong.

Sự phơi nhiễm thủy ngân kéo dài gây ra các tổn thương não và gây tử vong.

Việc tiếp xúc với thủy ngân diễn ra phổ biến nhất qua đường thức ăn khi tiêu thụ hải sản hoặc thực vật nhiễm độc thủy ngân.

Bài liên quan

Một khi tiếp xúc với cơ thể, thủy ngân được hấp thụ gần như hoàn toàn vào máu và phân phối tới mọi mô bao gồm bộ não. Nó cũng truyền qua nhau thai đến thai nhi và não thai nhi. Dấu hiệu đầu tiên của việc nhiễm độc thủy ngân là hiện tượng tê và đau nhói ở môi, ngón tay và ngón chân, gọi là chứng dị cảm (paresthesia).

Việc tiếp xúc với thủy ngân trong thời gian dài dẫn đến run rẩy, mất khả năng điều hòa vận động, thay đổi tính cách, mất trí nhớ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, giảm cân, căng thẳng tâm lý và viêm lợi. Các triệu chứng này xảy ra khi một người tiếp xúc với nồng độ thủy ngân trong không khí trên 50 microgram/m3.

Biện pháp phòng tránh

Còn theo TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam, các sự cố cháy nổ lớn thường có tác động môi trường lớn đến khu vực xung quanh, như ô nhiễm bụi mịn, phát thải các khí độc. Vì thế, cần huy động cơ quan chuyên môn tiến hành quan trắc chất lượng không khí liên tục xung quanh khu vực cháy, trong đó có quan trắc hàm lượng thủy ngân trong không khí. Trên cơ sở đó xác định mức độ ô nhiễm và có giải pháp xử lý phù hợp.

Ngay sau vụ cháy công ty Rạng Đông, UBND phường Hạ Đình đã phát đi thông tin về vệ sinh môi trường sau vụ cháy, trong đó có yêu cầu "người dân nên rửa mắt, rửa mũi, xúc miệng hàng ngày bằng muối sinh lý nhiều hơn trong thời gian 7 đến 10 ngày tới.

Đồng thời thực hiện chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Đặc biệt, không sử dụng thực phẩm, rau, hoa quả, trái cây, gia cầm, cá, lợn... được nuôi trồng trong vòng bán kính 1km kể từ tâm đám cháy trong 21 ngày sau đó....".

Theo: kienthuc.net.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cháy rừng như ngày tận thế ở Mỹ

Môi trường 14:26 09/01/2025

Cháy rừng ở Los Angeles đã thiêu rụi khoảng 10.000 hecta rừng, làm hư hại hơn 1.000 ngôi nhà, 150.000 người được lệnh sơ tán.

Năm 2025 này, H'Hen Niê tiếp tục trồng rừng

Môi trường 06:30 07/01/2025

Nhắc đến H’Hen Niê mọi người sẽ nghĩ đến cô hoa hậu người dân tộc Ê Đê gần gũi, dễ mến, luôn mang trong mình nguồn năng lượng tích cực. Gần 10 năm hoạt động nghệ thuật là ngần ấy thời gian H'Hen Niê chăm chỉ hoạt động thiện nguyện.

Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường

Môi trường 07:24 31/12/2024

3 năm tham gia các hoạt động thúc đẩy bảo vệ môi trường, hoa hậu Nguyễn Thanh Hà nhận thấy cần phải viết sách để lan toả hơn nữa thông điệp sống vì môi trường xanh đẹp.

Miền Bắc ô nhiễm không khí đỉnh điểm

Môi trường 09:31 26/12/2024

Sáng sớm ngày 24/12, hầu hết các điểm đo tại Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc đã chuyển sang ngưỡng tím – ngưỡng rất có hại cho sức khoẻ con người, cho thấy diễn biến ô nhiễm không khí ở miền Bắc rất đáng lo ngại.

Xem thêm