Muốn cứu rừng Amazon và trái đất chúng ta cần ăn chay
Nhiều người cứ nghĩ rằng rừng Amazon cháy thì cũng không giúp được gì vì ở quá xa, nhưng trên thực tế chúng ta vẫn có những cách hết sức thiết thực để thay đổi câu chuyện này. Một trong những phương thức có thể giúp hạn chế cháy rừng, bảo vệ môi trường cũng như cứu trái đất đó là ăn chay.
>>Phật tử có thể đọc loạt bài về ĂN CHAY
Amazon vốn là "lá phổi xanh" của thế giới, góp phần tạo ra 20% oxy trong khí quyển, đây là tấm khiên vững chắc giúp làm chậm quá trình biến đổi khí hậu. Thế nhưng trong những ngày gần đây, cả thế giới đang hết sức lo lắng cho tình trạng cháy rừng nghiêm trọng của nó.
Nguyên nhân gây cháy rừng được cho là vì nông dân dọn rừng lấy đất canh tác. Theo các nhà môi trường học thì kể từ khi tổng thống Jair Bolsonaro lên cầm quyền với chủ trương khai thác tiềm năng kinh tế của rừng Amazon, các hoạt động chặt phá rừng cũng gia tăng khủng khiếp. Điều này gây ảnh hưởng mạnh đến môi trường, đến đời sống của người dân xung quanh lưu vực sông Amazon, và rồi tạo điều kiện cho vụ cháy với quy mô "chưa từng thấy" này xuất hiện.
Nhiều người cứ nghĩ rằng rừng Amazon cháy thì cũng không giúp được gì vì ở quá xa, nhưng trên thực tế chúng ta vẫn có những cách hết sức thiết thực để thay đổi câu chuyện này. Một trong những phương thức có thể giúp hạn chế cháy rừng, bảo vệ môi trường cũng như cứu trái đất đó là ăn chay. Hay nói đúng hơn, là nhân loại nên giảm ngành chăn nuôi khi chúng là tác nhân chính cho nạn chặt phá rừng, ô nhiễm đất và nước cũng hủy hoại hệ sinh thái.
Nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc (UN) cho thấy 80% số động vật hoang dã và loài thủy sản có vú cùng 50% loài thực vật đã biến mất trên thế giới chỉ vì con người kể từ khi văn minh nhân loại được hình thành. Báo cáo cũng dự đoán chỉ 30 năm nữa thôi, những tác động của thiên nhiên sẽ buộc 50-700 triệu người trên trái đất phải di cư để tìm nơi ở mới, khiến thế giới mất 10% GDP mỗi năm và đẩy nhân loại vào cuộc diệt chủng lần thứ 6 trong lịch sử.
Theo các nhà khoa học, việc hạn chế ăn thịt cũng như các sản phẩm từ chăn nuôi có thể tiết kiệm tới hơn 75% số đất nông nghiệp hiện nay, tương đương diện tích của Mỹ, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu (EU) và Australia cộng lại.
Như chúng ta đã biết, việc chặt phá rừng và khai hoang để lấy đất cho nông nghiệp, mà chủ yếu là chăn nuôi, đã khiến nhiều loài động thực vật diệt chủng do mất môi trường sống. Tệ hơn, báo cáo của UN cho thấy ngành chăn nuôi đang khiến ô nhiễm môi trường nhiều hơn toàn bộ số khí thải từ xa cộ, máy bay, tàu hỏa… của ngành vận tải cộng lại.
Chuyên gia Joseph Poore của trường đại học Oxford, một trong những tác giả nghiên cứu về tác động của chăn nuôi đến môi trường cho biết: "Ăn chay có lẽ là cách tốt nhất để bảo vệ trái đất, không chỉ làm giảm lượng khí thải nhà kính mà còn các vấn đề ô nhiễm đất đai, nguồn nước cùng nhiều tác động khác. Nó hiệu quả hơn nhiều so với hạn chế sử dụng xăng dầu hay chuyển qua dùng xe điện để bảo vệ môi trường."
Hiện trái đất có hơn 570 triệu trang trại chăn nuôi, đó là chưa kể khoản tiền hỗ trợ ít nhất 500 tỷ USD/năm của chính phủ cho ngành nông nghiệp. Rõ ràng, việc hạn chế chăn nuôi có thể giúp ích rất nhiều cho môi trường cũng như tương lai của nhân loại.
Không riêng gì trên cạn, những trang trại nuôi trồng thủy sản cũng đang làm ô nhiễm nặng nguồn nước. Điều trớ trêu là khoảng 2/3 số thủy sản tại Châu Á và 96% tại Châu Âu là do nuôi trồng. Những chất đọng, thức ăn thừa và hóa chất khác của ao nuôi sẽ lắng xuống đáy, nơi không có oxy và là môi trường hoàn hảo để sản xuất khí mê tan, một loại khí thải nhà kính.
Bên cạnh đó, việc chăn nuôi cũng tiêu tốn của con người lương thực, nhiên liệu cùng nhiều nguồn tài nguyên khác mà đáng lẽ ra có thể tiết kiệm để cứu môi trường.
Ăn chay để bảo vệ sức khỏe và Trái Đất - đó là một vấn đề đạo lý, môi trường và sức khỏe.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới
Môi trường 16:58 20/11/2024Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.
Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km
Môi trường 10:09 19/11/2024Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.
Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung
Môi trường 17:04 16/11/2024Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.
Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học
Môi trường 09:13 15/11/2024Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?
Xem thêm